Sau bao nhiêu máu, sinh mạng và thậm chí là mạng sống của tổng thống bị cướp đoạt bởi súng, đều không thể thay đổi để có được một sắc lệnh cấm súng tại Mỹ, vì sao vậy?

youth 2169434 1280
(Ảnh: Pixabay)

Ngày 1/10 theo giờ địa phương, tại Lễ hội âm nhạc Las Vegas đã xảy ra vụ xả súng kinh hoàng. Theo thông tin, 59 đã người tử vong, 527 người bị thương và sát thủ đã tự sát. Trong nhạc tang trầm buồn cùng ánh nến tưởng niệm, vết máu loang lổ huyễn hóa thành từng tiếng súng khiến người ta phải kinh sợ và những con số đau lòng như: năm 1991, lưu học sinh Trung Quốc đang học tiến sĩ tại Đại học Iowa (Mỹ), tên là Lư Cương, đã nổ súng giết chết 5 sinh viên và giáo viên trong trường, sau đó dùng chính khẩu súng đó để kết thúc tuổi thanh xuân của mình; năm 1999, hai học sinh trung học tại ngôi trường ở ngoại ô thành phố Denver, dùng súng giết hại 13 bạn học rồi tự sát; năm 2007, một sinh viên Hàn Quốc tại Đại học Công nghệ Virginia đã dùng súng cướp đi 33 sinh mạng trong chốc lát, sau đó tự sát; tháng 7/2012, rạp chiếu phim Denver xảy ra vụ nổ súng khiến 12 người chết, hơn 50 người bị thương.

Những người bị chết vì súng không chỉ có người dân bình thường, rất nhiều người quyền quý cũng khó tránh được số mệnh chết oan dưới nòng súng: năm 1865, Tổng thống Mỹ Lincoln bị ám sát bằng súng trong nhà hát; năm 1881, vị Tổng thống thứ 20 trong lịch sử Hoa Kỳ là James A. Garfield  mất mạng vì bị tấn công bằng súng; năm 1901, Tổng thống thứ 25 của Mỹ là William McKinley cũng chết vì bị ám sát bằng súng; năm 1968, Martin Luther King, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964 bị súng bắn tử vong.

Điều khiến nhiều người khó hiểu là tại sao bao nhiêu máu và mạng sống, thậm chí là mạng sống của tổng thống, đều không thể đổi để có được một sắc lệnh cấm súng tại Mỹ? Vấn đề này được rất nhiều người hỏi sau mỗi lần xảy ra các vụ tấn công bằng súng.

Văn hóa sử dụng súng của Mỹ đã có từ lâu, hơn 200 năm trước, nhóm người di dân đầu tiên đến đại lục Bắc Mỹ, bị mãnh thú và người của các dân tộc bản địa của châu Mỹ tấn công, chính sở hữu súng cá nhân mới giúp họ sống sót, và phát triển qua nhiều đời ở đây; sau khi nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập, cũng là lúc có tới hàng mấy chục triệu người dân cầm súng riêng, đi theo Washington trong 8 năm gian khổ kháng chiến, cuối cùng đuổi được người Anh, xây dựng nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Có thể nói, không có sở hữu vũ khí riêng thì không có nước Mỹ ngày nay!

Cuốn sách có tên “Lịch sử súng của nước Mỹ” xuất bản năm 1975 có đoạn như sau: “Súng ống là tượng trưng cho trật tự và là vật tổ của chủ nghĩa bảo thủ.” Quyền lợi sở hữu súng của cá nhân còn có căn cứ pháp luật khó có thể bác bỏ được. Từ những ngày đầu xây dựng đất nước và kéo dài cho đến ngày nay, trong Tu Chánh Án Số 2 của Hiến pháp Mỹ quy định rõ: “Xét thấy lực lượng dân quân có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm”. Đồng thời, trong 50 bang của Mỹ, thì pháp luật của 44 bang đều có những điều khoản rõ ràng bảo hộ quyền cầm súng của công dân.

Việc sử dụng súng tràn lan ở Mỹ đến mức độ thế nào? Theo thống kê năm 2014 trên americangunfacts.com, dân số Mỹ là khoảng 320 triệu người, nhưng có đến khoảng 310 triệu khẩu súng được người dân sở hữu. Mỹ vẫn là nước có tỷ lệ bình quân người dân sở hữu súng nhiều nhất. Cứ 100 công dân thì có gần 89 người sở hữu súng. Nhưng Hiệp hội Súng trường Quốc gia (Mỹ) từng đưa ra hơn 10 lý do để phản đối chính sách kiểm soát súng: trẻ nhỏ tin rằng cha mẹ chúng có thể đảm bảo sự an toàn của chúng, do đó đừng có phụ sự tín nhiệm của chúng; phụ nữ không nên dựa dẫm vào sự bảo vệ của đàn ông; gọi điện thoại báo cảnh sát cũng cần có thời gian, đợi được cứu viện đến có lẽ là họ đến để đem xác đi chôn, v.v.

Đầu tiên, người Mỹ cư trú phân tán, rất nhiều người trú ở nơi vắng vẻ, đồng không mông quạnh, dân cư thưa thớt, để đề phòng bất trắc, vũ khí là trang bị cần thiết để phòng thân; thứ hai, săn bắn và xạ kích là môn thể thao quần chúng, súng và cần câu, giày trượt băng đều giống nhau là thuộc dạng dụng cụ thể thao, không thể cấm được; thứ 3, lập trường chính trị và quan niệm giá trị. Quốc gia này là dựa vào súng cá nhân mà hình thành, cá nhân cầm súng là quyền con người được hiến pháp trao cho, nếu như súng cũng bị chính phủ đoạt mất, thì theo cách nói của người Mỹ, thứ muốn lấy tiếp theo chính là lấy nhà và đất của họ, họ còn gì dùng để giữ nhà và bảo vệ đất nước?

Tại Mỹ, từng có người làm cuộc điều tra đối với phạm nhân trong tù, câu hỏi đặt ra cho những phạm nhân này là, nếu biết người bị hại có súng, thì có tiếp tục phạm tội không? Câu trả lời của họ là không. Theo suy đoán, ở Mỹ, tác dụng đe dọa của súng mỗi năm có thể giúp hàng triệu người tránh được những kẻ phạm tội về bạo lực, và hơn 700.000 người tránh được cái chết. Rất nhiều tội phạm trong tù khi được phỏng vấn trực tiếp đã nói: “Nếu như biết người bị hại có thể có súng, họ sẽ từ bỏ ý nghĩ phạm tội”. Bởi vì tội phạm không biết trong nhà người nào có súng hoặc ai có mang theo súng trong người, ngay cả những người thuộc phe muốn kiên quyết cấm súng cũng được bảo vệ bởi tác dụng đe dọa kẻ xấu của súng. Đây chính là “người không có súng thắng người có súng”. Ngược lại, nếu như cấm súng, dù bạn cất giấu súng trong nhà, thì kẻ tội phạm cũng sẽ cho rằng bạn không có súng nên sẽ ghé thăm nhà bạn, và có thể người chịu thiệt chính là bạn. Đây chính là “có súng mà như không”.

Theo thống kê, người Mỹ dùng súng để bảo vệ mạng sống 80 lần nhiều hơn là để giết người. Phụ nữ Mỹ dùng súng để chống lại tội phạm tấn công tình dục là 200.000 lần/năm. FBI thống kê tội phạm giảm đáng kể khi cho sử dụng súng: Giết người giảm 8,5%, hiếp dâm giảm 5%, tấn công giảm 7%, cướp giảm 3%. Vào năm 1982, thành phố Kennesaw thuộc bang Georgia ra luật: bắt buộc chủ gia đình phải có ít nhất một cây súng. Tội phạm đột nhập gia cư, trộm cướp, giảm 89%. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ này vẫn là 85% thấp hơn so với trước năm 1982. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ lại, nơi xảy ra thảm án lại chính là những nơi có luật cấm sử dụng súng. Cũng tức là, những kẻ phạm tội đến những nơi này để để gây án, bởi vì chúng biết tại khu vực này, những công dân tuân thủ pháp luật không mang theo súng, do đó sẽ không có khả năng để chống lại.

Điểm tốt và không tốt của việc sở hữu súng có thể nhìn qua là biết, cho nên thái độ đối với việc kiểm soát súng của người Mỹ vẫn luôn dao động. Nếu như trong nước bình yên, người ủng hộ sở hữu súng tương đối nhiều; nếu xảy ra các vụ án liên quan tới súng, người kêu gọi cấm súng sẽ tăng. Nhưng khi sự việc kết thúc, lại ủng hộ sở hữu súng. Trong khi hiện trạng là, lực lượng phản đối kiểm soát súng đang chiếm thượng phong. Nhiều người Mỹ cho rằng, vấn đề an toàn đương nhiên là quan trọng, nhưng cần phải duy hộ sự tôn nghiêm không thể lay động của hiến pháp, bởi vì nó liên quan đến quyền lợi công dân của người Mỹ.

Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy, năm 1990, khoảng 80% người Mỹ tán thành nghiêm cấm súng ống, hiện nay tỷ lệ này giảm xuống còn 45%. Sức mạnh văn hóa truyền thống không thể xem nhẹ. Nội dung quan trọng trong văn hóa Mỹ là văn hóa cao bồi, cưỡi ngựa cầm súng. Súng là sự đảm bảo an toàn, điều quan trọng nữa là nó tượng trưng cho tự do. Thực tế, cấm súng toàn diện từ trước đến nay chưa hề là lựa chọn của người Mỹ, vấn đề có thể đưa ra thảo luận thực sự cũng chỉ là vấn đề làm thế nào kiểm soát súng ống mà thôi. Bởi vì, quyền lợi cầm súng đối với xã hội Mỹ mà nói là có liên quan đến vấn đề giá trị tự do.

Blog Thanh Dương

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: