Thể chế tà ác của ĐCSTQ và bi kịch của quan chức cấp cao như Lý Khắc Cường
- Lý Ngọc Thanh
- •
Ngày 27/10, ông Lý Khắc Cường, nguyên Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đột ngột qua đời ở tuổi 68 gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc. Người trong nước bày tỏ sự bất bình với Tập Cận Bình và ĐCSTQ bằng cách thương tiếc ông Lý Khắc Cường. Ở ngoài Trung Quốc, có nhiều ý kiến trái chiều trong 10 năm cầm quyền của ông Lý Khắc Cường, có người thương tiếc, có người tưởng niệm, có người lại chỉ trích ông là con tốt của ĐCSTQ, bản thân giữ chức vụ cao nhưng chưa làm được gì cho người Trung Quốc.
Trên Weibo Đại Lục, một bình luận đã bị xóa có nội dung: “Ngày nay có bao nhiêu người thấy mình chật vật chèo chống suốt 10 năm, nhưng lại thất bại liên tiếp.”
Một số cư dân mạng weibo đã tóm tắt lại bằng câu đối truyền thống của Trung Quốc: “Cẩn thận 10 năm, mặc dù giữ mình trong sạch, nhưng sống ấm ức; còn cách một bước, nhưng lại từ giã sự nghiệp khi trên đỉnh vinh quang, chết một cách uất ức. Hoành phi: Không thể làm gì hơn.” để mô tả sự bế tắc và bất lực trong nhiệm kỳ 10 năm làm Thủ tướng của ông Lý Khắc Cường.
Về nguyên nhân dẫn đến sự bất lực này, hầu hết mọi người thường cho rằng đó là sự độc đoán của ông Tập Cận Bình, nhưng lại bỏ việc thể chế toàn trị tà ác của ĐCSTQ mới là nguyên nhân chính thực sự.
ĐCSTQ không phải là một tổ chức đảng chính trị thực sự, mà là một tổ chức sùng bái toàn trị với sự kết hợp giữa chính trị và tôn giáo. Trong bài xã luận “Chín bài bình luận Đảng Cộng sản” (Cửu Bình) của Epoch Times đã phân tích chi tiết các đặc điểm toàn trị của ĐCSTQ: Sự phục tùng tuyệt đối và mọi đảng viên ĐCSTQ ngay khi bắt đầu vào đảng, đã được yêu cầu phải tuyệt đối chấp hành, tuân theo tổ chức đảng, nhất quán với “tổ chức”. “Tổ chức này đi từ dưới lên trên, cuối cùng thống nhất đến đỉnh kim tự tháp của tập đoàn khổng lồ này”, điểm này chính là giống như giáo chủ – người lãnh đạo tối cao của tổ chức tà giáo.
Cuốn “Cửu Bình” chỉ ra rằng từ Marx, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân, chân dung các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản phải được treo lên để người khác tôn thờ, không cho phép thách thức quyền lực tuyệt đối của các nhà lãnh đạo.
“Stalin cố tình giết người vô tội, Mao Trạch Đông phát động thảm họa Cách mạng Văn hóa, Đặng Tiểu Bình ra lệnh thảm sát ngày 4/6/1989, và Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, đều là hậu quả của kiểu giáo chủ độc tài này.”
Dưới hệ thống tà ác của ĐCSTQ, ngay cả Thủ tướng Quốc vụ viện, nhân vật đứng thứ 2 trong chính quyền ĐCSTQ, cũng phải tuyệt đối phục tùng lãnh tụ của tổ chức và đại diện của tổ chức. Trong suốt lịch sử của ĐCSTQ, chưa có thủ tướng nào có thể đột phá được “tổ chức mang tính tà ác” này.
Ví dụ, ông Chu Dung Cơ, người được công nhận là một thủ tướng mạnh mẽ, ban đầu ủng hộ Pháp Luân Công khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch diệt chủng nhằm bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, nhưng sau đó bị buộc phải phục tùng theo theo ý muốn của Giang.
Ngày 25/4/1999, Giang Trạch Dân âm mưu bức hại Pháp Luân Công và dàn dựng vụ bắt giữ những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân, hàng chục ngàn người tập Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Đây là “Sự kiện ngày 25/4” gây chấn động Trung Quốc và cả thế giới. Theo dữ liệu lịch sử vào thời điểm đó, ông Chu Dung Cơ đã gặp đại diện của những người tập Pháp Luân Công, đồng ý 3 yêu cầu hợp lý của họ và ra lệnh cho Sở Công an Thiên Tân thả người, tái khẳng định chính sách của chính phủ là không can thiệp vào việc tập luyện Pháp Luân Công của người dân.
Thái độ của ông Chu Dung Cơ và Quốc vụ viện lúc đó cũng được bà Trương Diệc Khiết (Zhang Yijie), Thư ký của nguyên Phó Thủ tướng Ngô Nghị kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Quốc vụ viện (nay là Bộ Thương mại Trung Quốc) khẳng định. Bà Trương Diệc Khiết đã đề cập trong cuốn sách “Bước ra khỏi hồng trần” của mình rằng khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, “Tôi thấy rằng thái độ trong các tài liệu của Quốc vụ viện và các tài liệu của chính quyền trung ương đối với Pháp Luân Công rõ ràng là không nhất quán. Các văn kiện Trung ương đều là lệnh cấm, nhưng các văn kiện của Quốc vụ viện nêu rõ rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Về bản chất, họ công nhận Pháp Luân Công, nhưng sự phản đối này không tồn tại trong nhiều vòng, Quốc vụ viện không thể chống chọi được với thế lực tà ác và phải chấm dứt sự đối lập của mình.”
Vì quan điểm của ông Chu Dung Cơ khác với ông Giang Trạch Dân thiên về cánh tả, nên ông Chu Dung Cơ giữ chức thủ tướng một nhiệm kỳ và bị Giang lật đổ.
Ngoài ông Chu Dung Cơ, các thành viên khác trong Ban Thường vụ ĐCSTQ về cơ bản cũng có phản ứng tương tự, vào nửa cuối năm 1998, một số cán bộ đã nghỉ hưu của Nhân đại toàn quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) do ông Kiều Thạch đứng đầu, đã tiến hành điều tra, nghiên cứu chi tiết về Pháp Luân Công trong một thời gian và kết luận rằng “Pháp Luân Công đối với nhà nước, đối với người dân, có trăm điều lợi mà không có một điều hại”, và đến cuối năm, báo cáo này được đệ trình báo cáo lên Bộ Chính trị do ông Giang Trạch Dân đứng đầu.
Vào thời điểm đó, 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đều biết rằng Pháp Luân Công là tốt, và họ đều không đồng ý với việc ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công.
Vào thời điểm đó, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc của CNN, Willy Wo-Lap Lam, đã chỉ ra trong bài báo “Sự đàn áp của Trung Quốc rất tốn kém” rằng không có gì bí mật khi một số thành viên Bộ Chính trị không ủng hộ sự đàn áp của Giang Trạch Dân. Bài báo cũng dẫn lời một cựu đảng viên ĐCSTQ nói: “Bằng cách phát động một phong trào chính trị, Giang Trạch Dân đang buộc các quan chức cấp cao phải thề trung thành với đường lối của mình, điều này sẽ nâng cao quyền lực của ông ta. Giang Trạch Dân hy vọng rằng ngay cả khi Bộ Chính trị có quan điểm khác về vấn đề này, làm thế nào để giải quyết vấn đề Pháp Luân Công mà còn thể hiện sự ủng hộ của công chúng đối với ông ta.”
Vì vậy, Giang Trạch Dân đã có thể lợi dụng quyền lực của một quốc gia để phát động cuộc đàn áp những người tốt tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” hoàn toàn chỉ vì đố kỵ cá nhân, bởi vì bản chất của ĐCSTQ là một đảng toàn trị tà ác được quyết định bởi ý chí của người lãnh đạo đảng do ĐCSTQ tổ chức, đảng viên nào cũng phải tuân theo.
Với tư cách là thủ tướng sau ông Chu Dung Cơ, ông Ôn Gia Bảo đã nhiều lần đề nghị minh oan cho Pháp Luân Công và Vụ thảm sát Thiên An Môn, nhưng đều vô ích.
Theo Đài truyền hình NTD vào ngày 1/8/2019, ông Tân Tử lăng (Xin Ziling), một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu của ĐCSTQ, tiết lộ rằng vào khoảng năm 2011, ông Ôn Gia Bảo đã xảy ra tranh chấp gay gắt với ông Chu Vĩnh Khang, lúc đó là bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, về vấn đề “thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống”, ông Ôn Gia Bảo giận dữ mắng ông Chu Vĩnh Khang “Ông thu hoạch nội tạng từ người sống mà không hề sử dụng thuốc gây mê. Đây có phải là việc con người làm không?”
Ông Tân Tử Lăng cũng cho biết, trên thực tế, nhiều người trong ĐCSTQ, kể cả các cấp trên, đều chủ trương giải quyết vấn đề này, không thể để cuộc đàn áp Pháp Luân Công trở thành di sản của Giang Trạch Dân truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và sẽ tiếp tục mãi mãi đàn áp như thế này được.
Tờ Epoch Times cũng đưa tin vào ngày 26/3/2012 rằng theo các nguồn tin ở Bắc Kinh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi đó không chỉ nhiều lần đề xuất sửa lại kết luận sai về sự kiện Lục Tứ (thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989), và sửa lại án xử sai đối với ông Hồ Diệu Bang và ông Triệu Tử Dương tại các cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ, mà còn đề xuất sửa lại kết luận sai đối với Pháp Luân Công, nhưng những đề xuất này việc này vẫn luôn bị người của phe Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang phản đối. Theo các nguồn tin, những đề xuất này của ông Ôn Gia Bảo đã bị các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ ngăn chặn.
Tại sao những đề xuất hợp lý này lại bị chặn? Nó được gây ra bởi bản chất tà giáo của ĐCSTQ.
Ông Lý Khắc Cường được công nhận là thủ tướng có trình độ học vấn cao nhất của ĐCSTQ, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, tuy có tài năng và hoài bão nhưng không có cách nào phát huy tài năng của mình dưới thể chế tà ác của ĐCSTQ.
Có lẽ, việc người dân Trung Quốc thương tiếc ông Lý Khắc Cường không phải vì những lợi ích mà ông ấy mang lại cho người dân nước này, mà là mượn việc tưởng niệm để bày tỏ sự bất bình với ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình. Cái chết của ông Lý Khắc Cường đã khiến cho tất cả những người phe cải cách của ĐCSTQ và những người hy vọng rằng ĐCSTQ có thể thay đổi tốt lên, nhìn thấy một cách rõ ràng, ĐCSTQ không có bất cứ khả năng thay đổi tốt lên nào, và chỉ có thể lao xuống vực không đáy trong cơn điên loạn.
Người dân Trung Quốc phải hiểu rằng chừng nào ĐCSTQ chưa tan rã thì những tội ác tày trời mà ĐCSTQ và các lãnh đạo của ĐCSTQ gây ra đối với người dân Trung Quốc sẽ không thể được giải quyết, và người dân Trung Quốc sẽ không thể có được tự do và tôn nghiêm.
Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã đúng khi nói: “Người đang làm, Trời đang nhìn, ông Trời có mắt”. ĐCSTQ tà ác đã tàn sát rất nhiều người dân Trung Quốc vô tội và gây ra những tội ác tày trời đối với người dân Trung Quốc, ông Trời nhất định sẽ khiến nó diệt vong. “Trời diệt Trung Cộng” là thiên tượng lớn nhất.
Những người trong cơ quan quyền lực cao nhất hiện nay của ĐCSTQ cũng nên suy nghĩ, nếu họ vẫn nhất quyết trói buộc mình vào quyền lực toàn trị của ĐCSTQ và gánh trên vai những tội ác tày trời của ĐCSTQ, thì cuối cùng họ sẽ phải nhận một kết cục vô cùng bi thảm.
Lý Ngọc Thanh
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)
Từ khóa Chu Dung Cơ Ôn Gia Bảo Dòng sự kiện Lý Khắc Cường Pháp Luân Công