Tại sao mọi người lại phản ứng rất khác nhau trước cùng một tình huống khó xử?

Tu duy tich cuc
Tư duy ở cấp độ cao sẽ trả lời cho bạn câu hỏi ‘tôi là ai? Tôi muốn thành người thế nào?’ (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Sự khác biệt giữa lối suy nghĩ của những người được gọi là người thành công khi họ gặp vấn đề và lối suy nghĩ của người bình thường là gì?

Ở đây chúng ta cần sử dụng 6 cấp độ hiểu biết trong văn hóa NLP (Natural Language Processing) để giải thích.

Mức độ hiểu biết khác nhau tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống

Bộ não của chúng ta có 6 cấp độ khác nhau để xử lý các vấn đề, được gọi là cấp độ hiểu biết. Sự phân chia cốt lõi dựa trên cách suy nghĩ của mỗi người.

Hệ thống: Mối quan hệ giữa bản thân và mọi người, mọi vật trong thế giới (ý nghĩa cuộc đời);

Nhận dạng: Bản thân sẽ sử dụng vai trò nào để thực hiện ý nghĩa cuộc đời (tôi là ai, cuộc đời tôi như thế nào);

Niềm tin: Để phù hợp với vai trò đó, cần có những niềm tin và giá trị quan gì (nên như thế nào, điều gì quan trọng);

Kỹ năng: Tôi có những lựa chọn nào, những kỹ năng nào tôi đã có, những kỹ năng nào tôi cần phải học (làm thế nào, có thể làm được không);

Hành vi: quá trình chúng ta làm gì trong môi trường (chúng ta làm gì, liệu chúng ta có làm việc đó);

Môi trường: những điều kiện và trở ngại bên ngoài (thời gian, địa điểm, con người và sự vật).

Trên thực tế, mỗi bộ não của chúng ta đều có một bộ thuật toán, được phát triển cùng với sự dự đoán về môi trường và ý thức tự chủ kể từ khi sinh ra. Đó là logic bên trong của mọi hành vi.

Mỗi người trong chúng ta hiểu thế giới theo cách khác nhau và suy nghĩ về các vấn đề khác nhau, điều này cuối cùng quyết định sự khác biệt về hành vi của chúng ta.

Vì vậy, hầu hết những khoảng cách của mỗi người đều do trình độ hiểu biết khác nhau gây ra.

Tư duy cấp thấp phàn nàn về môi trường

Một người có tư duy cấp thấp điển hình, dù phải đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống hay lập kế hoạch cho cuộc đời, luôn bắt đầu từ môi trường mà họ sống.

Ví dụ: công việc không suôn sẻ vì lãnh đạo không tốt; không có cơ hội thăng tiến vì công ty có chính sách văn phòng nghiêm ngặt và không có cơ chế thăng tiến tốt; nhà quá đắt và không thể mua được, tất cả đều là do sự vô đạo đức; những kẻ đầu cơ bất động sản, những quy định thiếu năng lực của chính phủ và bố mẹ không phải người giàu có…

Những người suy nghĩ ở mức độ thấp thường có cảm giác bất lực mạnh mẽ.

Bởi họ tin rằng chỉ khi thế giới thay đổi và những người khác trở nên khác biệt thì họ mới có cuộc sống tốt đẹp hơn, và con đường tìm kiếm giải pháp của họ sẽ chỉ xuất phát từ góc độ thay đổi các yếu tố bên ngoài.

Ví dụ: Công ty này không tốt, tôi không có cơ hội thăng tiến nên tôi sẽ đổi công ty; tôi đã tìm được bạn trai, nhưng bây giờ anh ấy đối xử với tôi ngày càng tệ, lại là kẻ cặn bã nên tôi sẽ tìm người khác…

Kết quả cuối cùng là tiếp tục lặp lại những sai lầm tương tự và đấu tranh không lối thoát.

Tại sao điều này lại xảy ra? Nguyên nhân là do mức độ hiểu biết của họ ở mức thấp nhất và sự hiểu biết của họ về thế giới bị mắc kẹt ở mức độ này.

Làm thế nào để giải quyết nó? Chúng ta hãy tăng lên một cấp độ và đến cấp độ thứ hai đó là hành vi.

Đối với những người ở mức độ hiểu biết này, khi một vấn đề xảy ra, trước tiên họ sẽ quy vấn đề đó là: “vì nỗ lực của tôi chưa đủ”.

Thu nhập quá thấp? Bởi vì tôi làm việc chưa đủ chăm chỉ; khởi động thất bại? Đó là bởi vì có nhiều điều tôi đã làm chưa tốt…

Để giải quyết một vấn đề, bạn cũng sẽ tìm kiếm giải pháp từ cấp độ hành vi và xem bạn có thể làm gì và thay đổi điều gì khác?

Nhưng không chỉ là vấn đề làm việc chăm chỉ. Nếu bạn đã thực sự thay đổi mà vẫn không tiến bộ, hãy tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi khắc phục được vấn đề!

Khi trình độ hiểu biết của một người ở mức khả năng, khi xảy ra vấn đề, trước tiên anh ta sẽ quy vấn đề đó là “vì tôi thiếu khả năng”.

Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề ở mức độ khả năng.

Tất nhiên, mỗi khi bạn nâng một cấp độ được đề cập ở đây, không có nghĩa là bạn không còn cần đến cấp độ ban đầu nữa. Ví dụ, nếu bạn có phương pháp thì không cần phải chăm chỉ nữa mà có nghĩa là bạn đã nâng được một cấp độ, mức độ tư duy cao hơn dựa trên mức độ ban đầu.

Nếu không sẽ thành lâu đài trên không, giống như ‘chỉ thượng đàm binh’ mà thôi.

Sitting on the beach
Mức độ hiểu biết về cuộc sống của bạn thường quyết định cuộc sống của bạn. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tư duy đúng đắn  ở mức cao

Mức độ hiểu biết thứ 5 về nhận dạng là một mức độ rất cao. Hầu hết mọi người hiếm khi có thể trả lời rõ ràng câu hỏi sau:

“Tôi là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào?”

Nhưng miễn là bạn có thể phát triển một kế hoạch về môi trường và cấp độ hành vi từ nhận dạng lý tưởng của mình, nó có thể rất khác với thực tế và đầy thách thức, nhưng nó có thể thống nhất cơ thể và tâm trí của bạn, từ đó kích thích bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, bạn cũng có thể gác lại những gì mình đang làm và nghiêm túc suy nghĩ xem bạn muốn trở thành người như thế nào sau 5 năm nữa? Bạn muốn có cuộc sống như thế nào? Bạn cần loại niềm tin và giá trị nào? Bạn cần những khả năng gì để đạt được mục tiêu của mình? Những hành vi nào có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng của bạn? Khi nào? Ở đâu? Bạn học với ai? Bạn có thể phát triển bản thân một cách nhanh chóng?

Chúng ta bắt đầu từ cấp độ thấp nhất của môi trường, sau đó là hành vi, giống như xây một ngôi nhà, xây từng lớp một cho đến nhận dạng rồi đến hệ thống.

Đây là con đường đúng đắn để mọi người hoàn thiện và phát triển bản thân.

Sau khi nắm vững và hiểu rõ 6 cấp độ một cách linh hoạt, nó có thể được sử dụng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống.

Trong thế giới này, động cơ của môi trường, hành vikhả năng của một người luôn là những yếu tố bên ngoài. Chỉ khi bước vào cấp độ niềm tin, giá trịnhận dạng, họ mới có thể tiếp cận được thế giới nội tâm của một người.

Nhưng nói chung, nếu nó chỉ liên quan đến khía cạnh cá nhân thì chỉ sử dụng 5 cấp độ thấp hơn.

Tất nhiên, nếu bạn đạt đến mức độ hiểu biết hệ thống cao nhất, có lẽ bạn không cần phải suy nghĩ và quan tâm quá nhiều đến vấn đề cá nhân nữa mà nên nghĩ xem bạn có thể làm gì cho thế giới?

Vì vậy, khi một số vấn đề không thể giải quyết được thì hãy thử nhìn nó từ một chiều hướng cao hơn. Có thể nó sẽ trở thành một vấn đề rất đơn giản, và thậm chí bản thân vấn đề đó cũng biến mất.

Cũng giống như thời đại của thư từ, mọi người đều tìm kiếm cách gửi thư nhanh hơn, nhưng khi email được phát minh, vấn đề này không còn tồn tại nữa.

Hiểu được 6 cấp độ thực sự mang lại cho chúng ta một góc nhìn mới và hướng đi mới để nhìn cuộc sống.

Hầu hết mọi người trên thế giới này đều sống trong tình trạng bối rối, không biết mình muốn gì và nên đi đâu.

Thực ra, điều quý giá nhất trong cuộc sống là “mọi mong muốn của bạn đều thành hiện thực”. Nếu không có ý tưởng thì hành động sẽ đến từ đâu? Một khi bạn suy nghĩ rõ ràng về một số điều, cuộc sống của bạn có thể thay đổi về chất! Vì vậy, mức độ hiểu biết về cuộc sống của bạn thường quyết định cuộc sống của bạn.