Mỗi đứa trẻ đều muốn được yêu thương, khi bị tổn thương sẽ nhận được sự bao dung, hỗ trợ và an ủi từ cha mẹ; khi đạt được thành quả nhờ sự nỗ lực chăm chỉ sẽ nhận được sự khẳng định của cha mẹ; khi bị hiểu lầm, con mong mỏi lời xin lỗi từ cha mẹ.… Bạn cần biết rằng, có những đứa trẻ lớn lên, thậm chí có khi cả đời âm thầm buồn phiền, chán nản vì không nhận được những lời yêu thương này.

Con trẻ
Đứa trẻ nào cũng mong muốn được yêu thương! (Ảnh: Shutterstock)

1. Xin lỗi

“Xin lỗi con” là lời nói mà nhiều đứa trẻ mong chờ từ cha mẹ.

Mọi đứa trẻ đều không muốn bị đổ lỗi, nhất là khi cha mẹ hiểu lầm mình. Đằng sau những lời “xin lỗi” mà con trẻ mong mỏi từ cha mẹ, đơn giản chỉ là muốn nhận được sự thấu hiểu và chứng minh rằng mình xứng đáng được yêu thương. Tuy nhiên, khi lời “xin lỗi con” bị cha mẹ giấu đi, sự tổn thương trong lòng đứa trẻ cũng dần dần tích tụ cùng với những cảm xúc như giận hờn, buồn bã và tủi thân.

Khi cha mẹ nhận thức rõ ràng bởi vì hiểu nhầm mà nói hoặc làm điều gì không đúng với con thì đừng ngại ngần lập tức xin lỗi. Ngoài việc kịp thời làm rõ, loại bỏ những hiểu lầm, hãy xây dựng hình ảnh dũng cảm, dám chịu trách nhiệm làm gương để dẫn dắt trẻ, như vậy sẽ có tác động tích cực rất lớn đến trẻ.

“Xin lỗi con”, tuy chỉ có 3 chữ nhưng thông điệp đằng sau thật ý nghĩa, “con không sai, là cha mẹ đã hiểu lầm con, thậm chí làm tổn thương con, cha mẹ có lỗi, cha mẹ thừa nhận sai lầm của mình và chân thành xin lỗi con”.

Mỗi người cha mẹ cũng từng là đứa trẻ, nhìn lại khi mình còn nhỏ, bạn đã bao giờ bị cha mẹ hiểu lầm, và có bao giờ bạn mong mỏi được cha mẹ xin lỗi khi mình bị hiểu lầm không?

2. Không phải lỗi của con

Khi trong lòng trẻ bị tổn thương, hãy nói với trẻ rằng “đó không phải lỗi của con”, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương bao dung và thấu hiểu từ cha mẹ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương trong lòng trẻ, có thể có cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Khi trẻ rơi vào tình trạng bị tổn thương thường đi kèm với những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã, tự trách bản thân, hơn nữa thường dễ đổ lỗi cho bản thân và cho rằng mình thật tệ.

Ví dụ điển hình nhất là việc một đứa trẻ ở bên ngoài thì bị bắt nạt, khi về nhà thì lại bị cha mẹ la mắng: Ai đã khiến con không hài lòng? Ai đã làm cho con trở nên ngu ngốc như vậy? Ai đã làm mất lòng của thầy?

Lúc này, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình thật tệ hại, thậm chí bị cha mẹ trừng phạt nặng nề và không còn yêu thương bản thân mình nữa.

Có thể một số bậc cha mẹ cho rằng tổn thương của con quả thực là do một số vấn đề của bản thân trẻ, nếu lúc này mà nói rằng đó không phải lỗi của con, chẳng phải là đang giúp con trốn tránh trách nhiệm sao? Nhiều bậc cha mẹ có thể lợi dụng lúc này để giảng đạo lý, cố gắng dạy cho con cái một bài học xương máu. Họ không hề biết rằng, những gì họ làm lúc này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa và khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Hãy tưởng tượng, khi bạn đang trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ và ai đó vẫn đang đổ lỗi hoặc giảng đạo lý, bạn cảm thấy thế nào?

Nếu lời buộc tội đáng sợ nhất có thể chuyển thành một loại bao dung và thấu hiểu,  thì điều mà đứa trẻ cảm nhận được chính sẽ là tình yêu thương và sự ấm áp từ cha mẹ. Khi tổn thương dần được hàn gắn, thì tình yêu bao dung và thấu hiểu này tự nhiên sẽ trở thành động lực cho sự tiến bộ của trẻ.

3. Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa

shutterstock 1443257816
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Khi cha mẹ nhận thấy lời nói, việc làm của mình đã gây tổn thương rất lớn cho con cái thì nên nói với con một cách kiên quyết và dứt khoát càng sớm càng tốt rằng “những chuyện như thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.

Câu nói “chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa” là một sự trấn an. Khi một đứa trẻ bị tổn thương, “việc này sẽ không bao giờ xảy ra nữa” vô cùng quan trọng đối với trẻ, một là có thể hàn gắn thực sự tổn thương của trẻ, hai là cho đứa trẻ hy vọng.

Để có thể noi ra được lời này, đòi hỏi cha mẹ phải suy xét lại bản thân, có trách nhiệm và lòng dũng cảm. Đây là liều thuốc chữa bách bệnh, nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng. Nếu cha mẹ cứ lặp đi lặp lại những lời đảm bảo, nhưng bản thân cha mẹ lại không thay đổi, như vậy, thì lòng tin của trẻ sẽ bị mất đi, ngược lại còn khiến đứa trẻ không còn lòng tin vào cha mẹ.

4. Mẹ thương con

Dù có ngàn lời cũng đừng bỏ qua câu nói “mẹ thương con”.

“Mẹ thương con” – đây là câu nói mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn được nghe được từ cha mẹ mình, mà đây cũng là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ muốn bày tỏ nhưng lại giữ sâu trong lòng. Khi con cái bị tổn thương, nhất là khi cảm thấy mình đã phạm sai lầm, đã gây rắc rối, hoặc trở nên không thể tha thứ, chúng thường lo sợ rằng cha mẹ sẽ không yêu thương mình nữa.

Khi một đứa trẻ bị tổn thương, đó chắc chắn là lúc nó yếu đuối nhất, hãy dùng tình yêu thương để sưởi ấm trái tim của trẻ. Nhà tâm lý học Carl Rogers đã nói: “Tình yêu là sự thấu hiểu và chấp nhận sâu sắc”. Thông điệp được truyền tải qua ba từ đơn giản “mẹ thương con” là mẹ hiểu sự khó chịu và tổn thương của con lúc này, và mẹ sẵn sàng chấp nhận con, cho dù con có làm gì hay là người như thế nào, con vẫn mãi mãi là đứa con mẹ yêu thương nhất.

Mọi đứa trẻ đều cần có tình yêu thương vô điều kiện, dù có làm gì thì cũng xứng đáng được yêu thương. Dù có ngàn lời nói cũng đừng bao giờ bỏ qua câu “mẹ thương con” này nhé.

5. Mẹ tự hào về con

shutterstock 1806504739
(Ảnh: polkadot_photo/ Shutterstock)

Trong phòng tư vấn tâm lý, có rất nhiều trường hợp trẻ rơi nước mắt khi nhắc đến những trải nghiệm trưởng thành của mình khi mà những nỗ lực, thành tích của các em không được cha mẹ ghi nhận. Biết bao đứa trẻ đã nỗ lực cả đời chỉ để nhận được một lời khẳng định của cha mẹ.

Những đứa trẻ bị tổn thương, khi trái tim còn yếu đuối, cần có sự động viên kịp thời từ cha mẹ. Nếu đứa trẻ luôn không nhận được sự khẳng định, động viên của cha mẹ, ngoài việc cố gắng chứng tỏ bản thân đến cùng, nó cũng có thể dẫn đến cực đoan, cam chịu, từ bỏ bản thân hoặc trở nên sa đọa.

Đối diện với đứa trẻ bị tổn thương, thông điệp truyền tải qua câu nói “Mẹ tự hào về con” chính là sự chăm chỉ và cống hiến của con, những thành quả và sự tiến bộ của con, mẹ đã thấy rồi, con thật tuyệt vời! “Khẳng định” dựa trên “nhìn thấy” là thái độ mà cha mẹ cần truyền lại cho con cái, ngay cả khi đứa trẻ không thể đạt được kỳ vọng của cha mẹ.

6. Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con

Cha mẹ vốn dĩ không thể theo con cái cả đời, rồi sẽ có ngày rời xa, vậy tại sao câu “mẹ sẽ không bao giờ rời xa con” lại có tác dụng chữa lành? Nguyên nhân là vì khi trẻ bị tổn thương, trẻ thường có tâm lý sợ hãi và lo lắng mãnh liệt, lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình, trạng thái thường muốn trở về trạng thái của một đứa trẻ, để được bên vòng tay cha mẹ.

Nỗi sợ bị cha mẹ bỏ rơi của trẻ bắt nguồn từ sự gắn bó ban đầu của chúng với người chăm sóc. Thông thường, trẻ sẽ thiết lập mối quan hệ gắn bó với mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu) khi được 6 tháng tuổi, khi mẹ biến mất, trẻ sẽ khóc và cảm thấy bị bỏ rơi.

“Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con” mang nhiều hơn một loại tình bạn và sự quan tâm tinh thần, cho dù mẹ có thực sự rời xa con trong thực tế. Tình yêu của mẹ dành cho con sẽ được được chuyển hóa thành một sức mạnh đồng hành cùng con, sưởi ấm và nuôi dưỡng trẻ trưởng thành.