6 mối quan hệ vợ chồng hình thành 6 loại tính cách của trẻ
- Thanh Tâm
- •
Bố mẹ là những người thầy đầu đời của con…
Không thể phủ nhận rằng sự phát triển và tính cách của trẻ là kết quả từ sự ảnh hưởng về nhiều mặt như gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội v.v… Thế nhưng trong đó, mối quan hệ gia đình đóng vai trò quan trọng nhất.
Con trẻ dường như biệt lập với bố mẹ, là những cá thể độc lập, nhưng sống trong một gia đình cùng với bố mẹ, mối quan hệ giữa bố và mẹ tốt hay xấu đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, cũng như cách hành xử của trẻ đối với bản thân và người khác.
Mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng là nhân tố cốt lõi trong gia đình, hôn nhân có hòa hợp thì tình thân mới trở nên tốt đẹp.
1. Bố mẹ yêu thương nhau hình thành tính cách vui vẻ, lạc quan của con
Bố mẹ sống hòa hợp, yêu thương nhau sẽ tạo ra môi trường gia đình rất tốt đối với con cái, tính cách của trẻ cũng sẽ ôn hòa, vui vẻ, không dễ bị kích động. Vì mối quan hệ của bố mẹ thuận hòa, nên con trẻ cũng sẽ có cảm giác tốt đẹp và hướng đến hôn nhân, cũng như sẽ có một mối quan hệ tình cảm lành mạnh khi trưởng thành.
2. Tình cảm của bố mẹ lạnh nhạt, trẻ có tính ích kỷ, bướng bỉnh
Tình cảm của bố mẹ lạnh nhạt, hai người không trực tiếp trao đổi với nhau mà thường xuyên trao đổi với nhau thông qua con cái, đây là kiểu gia đình “xem con cái là trung tâm”, vì mối quan hệ này của bố mẹ mà trẻ bị quan tâm hoặc can thiệp quá mức, tính cách sẽ trở nên bướng bỉnh và ích kỷ.
3. Mẹ mạnh mẽ bố yếu đuối, con trai sẽ nhát gan, tự ti
Do bố yếu đuối, quyền nằm ở trong tay mẹ, khi mối quan hệ gia đình như thế này kéo dài, mẹ sẽ trở thành người quá cương cường, thậm chí nói 1 thì không ai trong gia đình được làm 2. Trẻ luôn có xu hướng hình thành tính cách, sự đồng cảm với người cùng giới tính với mình: con gái sẽ hướng theo người mẹ, lâu dần sẽ trở thành một cô gái mạnh mẽ, con trai thì sẽ trở nên yếu đuối, tự ti giống bố.
4. Bố mẹ ly hôn quá sớm, trẻ sẽ trở nên lạnh lùng, bất an
Có rất nhiều đôi vợ chồng chọn cách ‘giải thoát’ cho nhau khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng họ lại quên mất một điều quan trọng nhất đó là con cái thì lại không bao giờ được giải thoát. Vết thương trong lòng trẻ sẽ đi theo trẻ đến hết cuộc đời, cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi cũng sẽ khó có thể chữa lành được. Những trẻ sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn dễ gặp những vấn đề về tâm lý như lo âu, u uất, đối địch, thù hằn, lạnh lùng v.v… cũng như sẽ có tỷ lệ phạm tội khá cao.
5. Bố mẹ thích chỉ trích nhau, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm, hay tìm cớ thoái thác, cố chấp
Bố mẹ thích chỉ trích, trách móc lẫn nhau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách đối nhân xử thế của con trẻ. Đặc biệt là khi vợ chồng tranh cãi sẽ dễ nói những lời không hay về người còn lại với con. Điều này sẽ khiến con sau này không tôn trọng cả bố và mẹ. Một bên công kích bên còn lại, còn muốn mượn con để bày tỏ sự bất mãn, cuối cùng sẽ chỉ gây tổn thương cho con mà thôi.
6. Bố mẹ hay đánh nhau, con trẻ sẽ thích bạo lực, tính tình nóng nảy
Bố mẹ đánh nhau đối với người lớn thì có thể là việc bình thường, nhưng đối với con trẻ thì giống như mọi thứ đều sụp đổ vậy, cảm giác an toàn của trẻ cũng sẽ bị đả kích nặng nề. Đồng thời, trẻ cũng sẽ theo thói quen thích bạo lực, tính tình trở nên nóng nảy, la hét gào thét giống như bố mẹ.
Sự trưởng thành của trẻ là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, trong đó môi trường sống không tốt sẽ gây ra những tổn thương tâm lý cho con, có những vết thương cả đời không thể chữa lành được, đặc biệt là cách đối xử giữa bố mẹ với nhau sẽ hằn sâu trong tâm trí của trẻ.
Thanh Tâm
Xem thêm:
Từ khóa Dạy con Làm cha mẹ Tình cảm vợ chồng Vợ chồng