8 loài động vật trên cạn cao nhất thế giới
- Minh Minh
- •
Mọi thứ trên thế giới của chúng ta đều được thiết kế xung quanh một độ cao trung bình. Phụ nữ cao khoảng 160 cm, còn đàn ông 175 cm. Tủ, giường, xe cộ, nhà cửa… đều được thiết kế dựa theo chiều cao trung bình đó.
Đó là con người, còn thế giới tự nhiên không nằm trong ngưỡng trung bình đó. Có rất nhiều loài động vật đạt đến chiều cao vượt trội sau hàng ngàn thế kỷ phát triển để phù hợp với nhu cầu sống của chúng.
Và dưới đây là danh sách 8 động vật trên cạn có chiều cao nổi bật nhất:
1. Hươu cao cổ
Không có động vật có vú trên cạn nào có tầm nhìn xa tít tắp như hươu cao cổ. Cao trung bình từ 426,72 cm – 579,12 cm, hươu cao cổ là động vật có vú trên cạn cao nhất thế giới. Gọi là hươu cao cổ vì riêng phần cổ của chúng đã chiếm khoảng 243,84 cm. Đôi chân của chúng có chiều cao khoảng 182,88 cm.
Tuy thân hình lênh khênh như vậy, hươu cao cổ vẫn có sức mạnh sinh tồn đáng nể nhờ thị lực tốt và cú đá sau cực mạnh. Sư tử cũng không thể làm gì được chúng. Hươu cao cổ có thể sống trong khoảng từ 10 đến 15 năm trong tự nhiên, nhưng lại phải đối mặt với các mối đe dọa từ con người, bởi xu hướng săn trộm các loài động vật hoang dã để lấy da và thịt đang tăng lên chóng mặt.
2. Voi
Đứng sau hươu cao cổ trong cuộc thi chiều cao là loài voi, cụ thể là voi rừng châu Phi (Loxodonta Châu Phi). Con đực của loài voi này có chiều cao từ 320,04 cm đến 396,24 cm. Với chiều cao khủng khiếp như vậy, voi rừng nặng khoảng 6100 kg. Cũng có khả năng phòng vệ xuất sắc như hươu cao cổ, sư tử không thể mang thịt voi để làm bữa tối. Thậm chí sư tử muốn tìm một chú voi bé nhỏ hơn để tấn công cũng rất khó. Tuy nhiên, con người đang muốn biến môi trường sống của voi rừng thành đất nông nghiệp.
3. Đà điểu
Đà điểu là một trong những loài chim dễ nhận biết nhất. Chúng có cổ dài và đôi chân dài nên chiều cao trung bình có thể lên đến 201.168 cm (một số con đực đôi khi đạt tới chiều cao 274.32 cm). Với đôi chân dài, đà điểu có thể chạy 64 km/giờ, đủ nhanh để chạy trốn khỏi hầu hết các loài săn mồi. Chỉ có loài báo là đủ nhanh để theo kịp những con chim lớn như đà điểu.
4. Gấu
Gấu nâu (Ursus arctos) đôi khi còn được gọi là gấu xám, là một trong những loài thú ăn thịt lớn nhất trên hành tinh. Khi đi bằng 4 chân, chúng cao khoảng 152.4 cm, nhưng một khi đứng bằng hai chân sau, gấu cao từ 243.84 cm – 274.32 cm. Với số lượng phân loài và phạm vi môi trường sống đa dạng, gấu nâu sống ở cả Bắc Mỹ và châu Á.
5. Nai sừng tấm
Nai sừng tấm Mỹ là động vật ăn cỏ hùng mạnh ở phía bắc Bắc Mỹ. Con đực có chiều cao trung bình 228.6 cm. Nai sừng tấm thường tiêu thụ khoảng 19 kg thức ăn mỗi ngày, nhưng sức ăn của chúng có thể lên tới 31 kg. Chúng ăn cành cây, vỏ cây, rễ cây và một số cây thủy sinh để duy trì một lượng natri ổn định.
6. Lạc đà
Lạc đà một bướu (còn được gọi là lạc đà Ả Rập – Camelus dromedarius), là loài cao nhất trong số các loài lạc đà. Con đực cao khoảng 179,832 cm – 201,168 cm. Bướu trên lưng chúng lưu trữ 36 kg chất béo, “của để dành” khi lạc đà cần nguồn dinh dưỡng bổ sung.
7. Ngựa
Ngựa Shire là một trong những giống ngựa lớn nhất. Những con ngựa Shire làm giống thể có màu đen, vịnh hoặc màu xám. Ngựa cái đứng cao khoảng 163 cm và ngựa đực cao tới 173 cm. Ngựa Shire ban đầu được dùng ở nước Anh để kéo xe mang bia từ nhà máy bia để các nhà công. Ngày nay giống ngựa này cũng được sử dụng cho công việc lâm nghiệp và cưỡi dạo xem thú.
8. Bò rừng
Bò rừng bison Mỹ (Bison bison) là cái tên cuối cùng trong danh sách 8 loài động vật cao nhất thế giới. Con đực của loài này có lông màu nâ, xù xì, chiều cao khoảng 170 cm (khi đứng 4 chân). Bò rừng Mỹ có thói quen sống theo đàn lớn ở Bắc Mỹ, nhưng nạn săn bắn, giết mổ và virus đã khiến chúng gần bị tuyệt chủng trong thế kỷ 19. Ngày nay, các cá thể còn lại thuộc loài này đang được xếp vào hàng bị đe dọa. Khoảng 31.000 cá thể đang được nuôi trong công viên quốc gia hoặc viện bảo tồn của Hoa Kỳ.
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa khám phá thế giới động vật Nhất thế giới Thế giới động vật