Lễ đón giao thừa 2022 tại Times Square chỉ dành cho người đã tiêm vắc-xin
- Liễu Thành
- •
Truyền thông Mỹ nhấn mạnh, năm nay hoạt động đón năm mới 2021-2022 tại Times Square (Quảng trường Thời đại) ở New York sẽ không bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch mới của COVID-19, công tác chuẩn bị vẫn đang được tiến hành, nhưng hoạt động chỉ được mở cho những ai có chứng chỉ vắc-xin.
Ngay từ ngày 16/11, Thị trưởng Bill de Blasio của New York đã thông báo hoạt động mừng đêm giao thừa tại Times Square sẽ mở cửa cho công chúng, nhưng chỉ những người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ mới có thể tham gia.
Kể từ khi chủng biến thể Omicron của COVID-19 lây lan nhanh trên toàn thế giới vào đầu tháng 12, đến nay các ca nhiễm đã xuất hiện ở hầu hết các bang của Mỹ và số ca nhiễm ở New York cũng tăng mạnh, nhưng hầu hết có các triệu chứng nhẹ và tình trạng chung khá ổn định. Thị trưởng De Blasio của New York tuyên bố vào ngày 20 rằng ông sẽ đưa ra quyết định trong vài ngày tới liệu có thay đổi gì trong sự kiện đón năm mới tại Times Square hay không, nhưng công tác chuẩn bị cho hoạt động truyền thống này vẫn đang được tiến hành.
Du khách đến Times Square ở New York có thể cảm nhận được rất rõ không khí lễ hội, ngoài những biển quảng cáo và ánh đèn Giáng sinh rực rỡ đầy màu sắc, nơi đây còn có rất nhiều điểm tham quan tạm thời chỉ có trong kỳ nghỉ lễ: chẳng hạn chợ ngày Giáng sinh trên đường 47-48 ở Broadway thu hút rất nhiều khách du lịch đến mua sắm và vui chơi.
Tất nhiên, bắt mắt nhất là chiếc đèn kỹ thuật số khổng lồ cao 7 foot được chuyển đến Times Square vào sáng thứ Hai, đặt trước Tòa nhà Thời đại để du khách chụp ảnh. Đến trưa 23/12, chiếc đèn kỹ thuật số chào năm mới khổng lồ này sẽ được đặt trên nóc Tòa nhà Thời đại, chờ cho đến khoảnh khắc đầu tiên của năm mới sẽ được bật sáng.
Theo Wikipedia, sự kiện chào đón năm mới vào lúc nửa đêm ở Times Square New York bắt đầu vào năm 1907, khi đó người lên kế hoạch và tổ chức là Adolph Ochs – chủ tịch của New York Times, để chào mừng năm mới 1908 và trụ sở New York Times mới hoàn thành.
Hoạt động “Trái cầu ở Times Square” (Time Square Ball) chào đón năm mới tiếp tục được duy trì đến ngày nay. Quả cầu pha lê nằm trên nóc của Tòa nhà số 1 ở Times Square là một phần quan trọng trong hoạt động mừng năm mới vào nửa đêm tại đây, được gọi là “nghi thức thả cầu” (Ball Drop). Bắt đầu từ 11:59 ngày 31/12, quả cầu pha lê rực rỡ sẽ được hạ xuống từ cột cờ thiết kế đặc biệt và mọi người cũng bắt đầu đếm ngược (countdown), sau một phút thì quả cầu xuống hết cột cờ và lập tức âm thanh chuông năm mới vang lên, đèn kỹ thuật số trên nóc nhà bừng sáng và pháo hoa được bắn, mọi người bắt đầu hò reo, ôm hôn và chúc phúc cho nhau. Nghi lễ giao thừa này đã kéo dài 114 năm.
Video: Hoạt động đếm ngược vào đêm giao thừa năm 2020 ở Times Square
Chuỗi hoạt động đêm giao thừa tại Times Square New York từ lâu đã trở thành hoạt động chào đón năm mới nổi tiếng thế giới, năm nào cũng thu hút hàng ngàn khán giả và du khách, khiến Times Square bắt đầu từ 6:00 chiều đã đông đúc náo nhiệt, cho đến nghi thức đếm ngược thả quả cầu giao thừa vào lúc nửa đêm. Thời điểm này hàng năm có thể Times Square ở New York là khu phố sống động nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, trong lễ đón năm mới 2020 – 2021 năm ngoái, dù các hoạt động tại Times Square vẫn tổ chức theo lịch trình, nhưng do đại dịch COIVD-19 nên không mở cửa cho công chúng. Thành viên ngoài những người tham gia biểu diễn tại hiện trường và giới truyền thông, thì chỉ giới hạn cho những người được mời, bao gồm giới nhân viên cấp cứu tại New York cùng những người nổi danh từ mọi tầng lớp xã hội, chẳng hạn như “nhân vật anh hùng” hàng năm. Theo quy định của bang New York vào thời điểm đó, tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều đeo khẩu trang và mọi người giữ khoảng cách với nhau.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lễ đón năm mới tại Times Square New York vào năm ngoái có thể là lần ít người tham gia nhất kể từ lần đầu tiên mở cửa vào năm 1907, không tính lần năm 1942 – 1943 bị tạm ngừng vì Thế chiến thứ II.
Liễu Thành, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa new york Times Square Đêm giao thừa ở Mỹ Giáng Sinh