Mẹo đàm phán để có mức lương như ý muốn
- Minh Minh
- •
Đàm phán lương có thể là một thách thức và khó khăn đối với bạn, và quả thực không hề dễ dàng gì để có được mức lương như mong muốn. Nhưng đàm phán để có mức lương như ý muốn không phải là điều không thể.
“Một cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể rất căng thẳng, nhất là khi đề cập đến tiền bạc,” chuyên gia về quy tắc ứng xử và tác giả của cuốn sách “Poised for Success” (Sẵn sàng để thành công) – cô Jacqueline Whitmore nhận định. “Tuy nhiên, bạn có thể đạt được điều mình muốn và xứng đáng được hưởng – chỉ là phần lớn các ứng cử viên không nắm bắt được thời điểm và cách thức để đặt vấn đề với nhà tuyển dụng.”
Để có thể làm chủ được diễn biến phức tạp khi thương lượng mức lương, bạn cần phải chủ động, nhưng cũng không được làm mất lòng nhà tuyển dụng hoặc phải “bán rẻ” mình.
Một số gợi ý sau đây của các chuyên gia có thể giúp bạn có được mức lương như ý:
1. Tham khảo mức lương trên thị trường
Để có thể thương lượng lương thành công, chuyên gia đàm phán Kim Keating viết trong “Lean In For Graduates,” rằng bạn sẽ cần phải thu thập thông tin để đánh giá giá trị thực mà bạn có thể mang lại cho công ty: “Thời gian bạn đầu tư vào đó có thể được bù đắp xứng đáng. Và hãy hiểu điều tôi nói theo nghĩa đen”.
Để đảm bảo rằng bạn không phải nhận mức lương quá thấp so với năng lực cũng như công việc đòi hỏi quá nhiều so với thù lao chi trả, bạn có thể truy cập vào một website tuyển dụng uy tín để tham khảo khái quát nhất về mức lương ở các vị trí công tác, tính chất công việc, kinh nghiệm và trình độ tương ứng từ các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, quy mô, số lượng lao động và vị trí địa lý tương đồng với công ty mà bạn đang ứng tuyển để tham chiếu.
“Cuối ngày phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã có thể lựa chọn trong đầu mình những ứng cử viên sáng giá,” Eddie R. Kollerr III, giám đốc điều hành và cổ đông của Tập đoàn Howard-Sloan-Koller, hãng công nghệ và tuyển chọn truyền thông, cho hay. “Nhưng một công ty luôn có giới hạn chi tiêu của mình.”
2. Xác lập mục tiêu rõ ràng
Một khi bạn biết rõ giá trị của mình, bạn sẽ xác định được mức thù lao xứng đáng và tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận được.
Bà Ivanka Trump, CEO của Ivanka Trump Collection, khuyên bạn nên biết mình muốn gì trước khi bước vào thương thảo, đây là “quy tắc vàng” trong đàm phán – nhưng dường như mọi người lại phớt lờ nó. Bà viết trên Motto:
“Nếu không tính toán trước, bạn sẽ mất quyền quyết định vào tay đối phương”.
3. Lựa chọn thời điểm đàm phán lương phù hợp
Tuy rất khó để có thể kiểm soát được thời điểm nhà tuyển dụng đề xuất mức lương cho bạn, song, hãy cố gắng hết mức có thể để không tiết lộ mức lương bạn muốn cho đến phút cuối cùng – khi họ đề nghị bạn làm việc chính thức.
Dan Martineau, chủ tịch của một hãng chuyên tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin – Martineau Recruiting Technology, đã nhận định:“Một khi nhà tuyển dụng quyết định rằng họ phải có bạn, chỉ khi đó bạn mới là người ở vị thế đàm phán lương”.
Ông nói với Business Insider, nếu ngay từ đầu buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng đã đề cập đến chuyện lương lậu, thì tốt hơn hết là hãy nói thẳng với họ rằng các bạn sẽ bàn đến vấn đề đó sau khi công ty có cơ hội để đánh giá năng lực của bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không, qua đó, họ sẽ có cơ sở để đánh giá được mức lương nào phù hợp với bạn.
>>11 thói quen nhỏ có thể gây khó chịu cực kì nơi công sở
4. Chia sẻ một vài thông tin riêng tư
Theo một báo cáo trước đó đăng trên Business Insider, Kellogg đã thử nghiệm đàm phán với sinh viên trường Stanford qua email, thấy rằng những người chia sẻ thông tin cá nhân không mấy liên quan đến thù lao trong khi đàm phán như sở thích, quê quán, v.v. – thường sẽ nhận được kết quả khả quan hơn so với những người chỉ nêu tên, địa chỉ email, và con số tiền lương khô khan.
Thực ra, cởi mở một chút sẽ là tín hiệu để họ thấy rằng bạn là một người đáng tin, và có nhiều khả năng họ sẽ phúc đáp bạn.
5. Tuyệt đối không tiết lộ mức lương hiện tại
Tiết lộ mức lương của bạn từ trước đến nay có thể sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ thu nhập trong suốt sự nghiệp của bạn.
“Tôi chưa từng, và cũng không bao giờ tiết lộ mức lương hiện tại cũng như trước kia của mình cho một nhà tuyển dụng tiềm năng, thậm chí đó là khi tôi phải kết thúc quá trình phỏng vấn,” nhà tuyển dụng và tác giả của “Ask the Headhunter” – Nick Corcodilos viết. “Đó là lời khuyên của tôi dành cho những người đang tìm việc làm.”
Nếu một người phỏng vấn hỏi bạn về mức lương hiện tại, Cordcodilos gợi ý bạn hãy giữ thái độ lịch thiệp nhưng cũng kiên quyết từ chối tiết lộ mức lương trước kia của mình bằng cách đề cập đến điều gì đó đại loại như: “Tôi rất vui nếu các bạn đánh giá về những gì tôi có thể đóng góp cho công ty bằng cách chỉ cho tôi thấy các bạn cần gì ở tôi, còn mức lương hiện tại là vấn đề cá nhân và cần giữ bí mật, có lẽ nó cũng tương đương với thù lao các bạn trả cho nhân viên trong công ty.”
Liz Ryan, nhà sáng lập kiêm CEO của hãng tư vấn The Human Workplace, trong một bài viết đăng tải trên LinkedIn, đã đưa ra lời khuyên rằng bạn nên đề xuất khoảng lương mong muốn thay vì một con số cụ thể.
6. Sẵn sàng chứng minh năng lực của bản thân
Đôi khi bạn hãy mạnh dạn “cướp còi”.
“Hãy chuẩn bị thật tốt để chứng minh năng lực bản thân với nhà tuyển dụng,” Whitmore nói. “Hãy sắp xếp các sự kiện và số liệu của bạn: Chuẩn bị một loạt bằng cấp, thành tích (cá nhân và chuyên môn), bạn đã giúp tiết kiệm chi phí hay gia tăng lợi nhuận của công ty ra sao, và tại sao bạn lại là người phù hợp nhất với công việc này”.
7. Chỉ đưa ra một vài lý do về mức lương đề nghị
“Khi xác định sẽ đưa ra đề nghị trước, thì cần phải suy xét thật kỹ lưỡng,” giáo sư Adam Grant của trường Wharton viết. “Họ sẽ cân nhắc sắp xếp vị trí cho bạn vì nhiều lý do nhất có thể.”
Grant cho hay nghiên cứu chỉ ra rằng một nhà thương thuyết giỏi thường cân nhắc hai lý do cho mỗi lập luận, trong khi đó người không chuyên có thể cần đến ba lý do cho mỗi lập luận.
Ông giải thích rằng càng đưa ra nhiều lý do thì có thể càng làm loãng đi lập luận, đặc biệt là một trong số chúng có thể sẽ thiếu tính thuyết phục. Đồng thời, đưa ra quá nhiều lý do cũng chứng tỏ rằng bạn đang thiếu tự tin. Grant nói: “Việc đưa ra đề nghị trước sẽ có khả năng được ủng hộ cao nếu bạn đưa ra một đến hai lý do mang tính thuyết phục cao”.
8. Luôn tỏ ra hứng thú, thoải mái, đừng tuyệt vọng
Luôn hứng khởi và lạc quan, đừng quá nôn nóng mà tuyệt vọng. Bạn không hề biết rằng nhiều ứng cử viên khác mà nhà quản lý đang phỏng vấn kia đang cố tỏ ra bình tĩnh mà thôi, Martineau nói:
“Tuyệt vọng quả là không tốt chút nào. Ngược lại, hăng hái thì rất tốt. Tôi luôn muốn những ai hăng hái và vui vẻ”, “Theo quan điểm của tôi, nó không chỉ là một sự đầu tư tốt cho tôi mà còn cho chính bạn.”
Tuy nhiên, Koller cho hay việc thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn rất thích làm việc cho công ty sẽ khiến họ có khuynh hướng đáp ứng yêu cầu của bạn.
9. Đưa ra đề xuất trước
Nhiều người cho rằng kẻ khôn ngoan sẽ nhường đối phương nêu ý kiến trước, dựa vào để đó có thêm thông tin mà tùy cơ ứng biến.
Song trên thực tế, Grant cho rằng người đưa ra đề xuất trước sẽ có lợi thế hơn, bởi lẽ khi đó bạn sẽ ở vị trí “cầm trịch”, mức lương đàm phán sẽ dao động chung quanh con số được đề xuất. Cũng như Business Insider đã đề cập trước đó, những người đưa ra đề xuất trước thường sẽ đạt được kết quả khả quan hơn rất nhiều.
Người đưa ra đề nghị trước sẽ có thể “chèo lái” người khác hướng theo ý mình muốn, và rất khó để bẻ nó theo hướng khác.
>>Phải có ‘đạo làm giàu’ quốc gia mới hùng mạnh
10. Để nhà tuyển dụng thấy họ sẽ thu được gì nếu thuê bạn
Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi đàm phán, hãy nhấn mạnh vào những gì bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng chứ không phải là những gì họ sẽ uổng phí nếu lựa chọn người khác, như thế sẽ có khả năng khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn.
Trước hết, hãy để người phỏng vấn thấy rằng bạn có kỹ năng nổi trội và kinh nghiệm phù hợp với vị trí đang ứng tuyển, từ đó chứng minh cho họ thấy những gì bạn đề xuất là hoàn toàn xứng đáng.
11. Đưa ra khoảng lương thay vì một con số cụ thể
Theo Martineau nhận định, nên đề xuất khoảng lương thay vì đưa ra một con số cụ thể sẽ giúp bạn “có cửa” để đàm phán và để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người linh hoạt, đồng thời cũng “cho bạn một tấm đệm,” để có thể tiếp tục đàm phán trong trường hợp nhà tuyển dụng đánh giá rằng mức lương bạn đề xuất là quá cao.
“Phần lớn các công ty sẽ đáp ứng được khoảng lương của bạn, chí ít cũng là 70% mức lương mà bạn đề xuất,” Martineau cho biết. “Về cơ bản, nếu họ muốn tuyển dụng bạn, họ sẽ không muốn đề xuất nhầm mức lương không nằm trong khoảng mà bạn yêu cầu.”
12. Nên đề xuất một mức lương chính xác đến từng số lẻ
Đưa ra một con số lẻ sẽ khiến một buổi đàm phán trở nên sôi động hơn. Ví dụ, thay vì đề xuất 70.000 USD, thì bạn nên đề xuất 68.500 USD.
Malia Mason, trưởng nhóm của một nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Tâm lý Xã hội Thực nghiệm, rằng việc sử dụng một con số chính xác đến từng số lẻ thay vì một con số tròn trĩnh không những là nước cờ hay, mà còn chứng tỏ rằng bạn đã suy xét kỹ lưỡng từ trước.
Thậm chí ngay cả khi bạn đưa ra khoảng lương, bạn cũng nên sử dụng những con số lẻ.
13. Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể cũng là một trong những yếu tố thành bại trong cuộc phỏng vấn xin việc, nó quan trọng không kém ngôn ngữ lời nói.
“Tác phong của bạn, thậm chí là tư thế ngồi, đều rất quan trọng,” Con gái của đương kim tổng thống Mỹ Ivanka Trump viết. Cô nhấn mạnh rằng phần lớn giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ chứ không chỉ giới hạn ở lời nói; và rằng thông điệp thường được truyền tải thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, các yếu tố âm thanh, chẳng hạn tiếng thở dài.
Cô khuyên: Đừng nôn nóng. Đừng cắn móng tay hay dậm chân. Đừng ngồi trên mép ghế bởi nó có thể khiến bạn trông có vẻ hồi hộp. Đừng ngồi khom lưng và gõ móng tay của bạn bởi nó có thể khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người hiếu chiến hoặc đang bực bội. Đừng khoanh tay lại bởi nó khiến bạn trông như đang muốn cự tuyệt đang cảm thấy đang bị đe dọa.
“Bất kể có hồi hộp đến đâu, thì cũng hãy ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu, nhìn vào mắt đối phương, tập trung và hít thở đều”.
14. Bắt chước người khác
Những người hợp nhau thường có khuynh hướng bắt chước nhau từ giọng điệu, cách nói, biểu cảm khuôn mặt, và ngôn ngữ cơ thể.
Một nghiên cứu của Stanford-Northwestern-INSEAD cho hay, những người bị ảnh hưởng và làm theo hành vi của đối tác trong khi đàm phán thường sẽ có kết quả tốt hơn, hơn nữa, mở rộng cơ hội cho cả hai người.
“Nhà thương thảo nào bắt chước phong cách của đối phương thì chắc chắn người đó sẽ có quết quả tốt hơn, và sẽ trở thành một cặp đôi phối hợp thực thi công việc ăn ý hơn so với những người không bắt chước nhau,” một tác giả khác viết.
15. Biết lắng nghe
Ivanka Trump viết: “Khi mọi người không thoải mái, và khi đang phải phỏng vấn, thì người ta rất rễ nói lan man như thể để lấp khoảng trống cho sự im lặng”.
“Một số nhà đàm phán tài ba nhất mà tôi biết thì chỉ thường ngồi sau và lắng nghe. Họ càng ít vào cuộc, thì khả năng đối phương sẽ nói nhiều hơn và cung cấp thông tin cho họ.”
>>Thái độ quyết định số phận: 9 bức ảnh đáng suy ngẫm về cuộc sống
16. Từ chối lời đề nghị, nhưng đừng quá một lần
Một khi bạn nhận được đề nghị của họ, bạn định sẽ thương lương lại. Có thể, nhưng nhớ là chỉ làm nó một lần duy nhất. Không một nhà sử dụng lao động nào lại dễ bị dụ dỗ cả đâu. Tuy nhiên, Koller nói thêm rằng bạn không nên thương lượng lại bởi lẽ“nó sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu.”
“Mội khi kéo dài cuộc đàn phán thêm nữa, sẽ gây khó chịu cho cả hai phía.” Và chắc chắn, bạn không muốn khởi đầu một công việc mới đầy xui xẻo, đúng không?
17. Cân nhắc phương án thay thế
Nếu nhà tuyển dụng không thể đáp ứng mức lương mà bạn yêu cầu, hãy chuẩn bị đàm phán về những lợi ích, chế độ và phụ cấp mà bạn được hưởng, như ngày nghỉ phép hoặc có thể làm việc từ xa mỗi tuần một ngày, v.v. Whitmore gợi ý:
“Đừng chỉ chăm chăm vào lương, và tôi khuyên bạn nên nghĩ thoáng một chút”.
“Nếu bạn không có được mức thu nhập như mong muốn, hãy trả lời rằng: ‘Công ty có thể đánh giá hiệu quả công việc của tôi sau sáu hoặc chín tháng không?’ Điều này sẽ giúp bạn đặt ra một khoảng thời gian để chứng minh năng lực bản thân và sau đó sẽ thương lượng lại để tăng lương”.
18. Rèn luyện tính kiên nhẫn
Hãy cho bản thân thời gian để suy xét về đề nghị của họ, Whitmore nói: “Cố gắng đừng trả lời ngay. Hãy đề nghị nhà tuyển dụng: ‘Tôi có thể phản hồi quý vị vào cuối tuần này được không?’” Khoảng hòa hoãn tạm thời này sẽ dành để bạn cùng thảo luận với gia đình, đánh giá lại lựa chọn của mình hoặc xem xét các nhà tuyển dụng tiềm năng khác.
19. Bảo trì trạng thái lạc quan
“Nếu bạn không muốn mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thì hãy chấp nhận, đừng chia sẻ thông tin này với ai khác,” Whitmore nói. “Tin tức thường lan truyền với tốc độ chóng mặt và những lời bình luận của bạn có thể tác động phản ngược lại bạn.” Và bà nhắc nhở rằng đừng bao giờ nói xấu một nhà tuyển dụng trên mạng xã hội.
“Đó không phải là lỗi của bạn. Thời điểm hoặc tình hình kinh tế cũng có thể là một phần nguyên nhân. Hãy cân nhắc điều này: Trong lương lai, nhà tuyển dụng có thể gọi lại cho bạn nếu một vị trí phù hợp với mức lương mà bạn đã đề xuất.”
Theo Business Insider
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa phỏng vấn việc làm nghệ thuật đàm phán