Những thói quen này của cha mẹ sẽ khiến con cái trở nên kém cỏi
- Minh Tâm
- •
Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, cha mẹ đã vô tình làm một số điều khiến con trở nên rất kém cỏi. Tuy nhiên, nếu có thể kịp thời tránh được 7 điều sau đây, sẽ không chỉ giúp con phát triển những thói quen tốt mà còn khiến con ngày càng thông minh hơn.
1. Bỏ qua cảm xúc của con và truyền đạt kiến thức quá sớm
Ngày nay, nhiều phụ huynh luôn mong muốn con mình được giáo dục sớm và giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát. Nhưng trên thực tế, nhiều khi cha mẹ đã áp đặt mong muốn của mình lên con quá sớm mà bỏ qua mất cảm xúc của con, từ đó ngăn cản ham muốn tìm kiếm tri thức của trẻ.
Việc học giống như một cuộc chạy đua marathon. Là cha mẹ, trong giai đoạn phát triển thời thơ ấu của con, bạn nên tập trung vào việc khơi dậy niềm hứng thú học tập thay vì theo đuổi những thắng lợi nhất thời. Nếu truyền đạt kiến thức quá mức sẽ khiến con chán học và không có lợi cho sự phát triển của con. Cuối cùng, con sẽ ngừng học tập vì mất đi khả năng khám phá kiến thức và trở thành một đứa trẻ vụng về, nhút nhát.
2. Cha mẹ không có thói quen học và đọc sách
Cha mẹ yêu thích việc học và đọc sách cũng giống như để lại một di sản quý giá cho con cái.
Có rất nhiều gia đình lập ra quy tắc nuôi dạy con rất đơn giản nhưng lại vô cùng tuyệt vời, đó là không xem TV, không chơi điện thoại di động trước mặt con cái, đồng thời, họ sẽ đọc thêm sách khi có thời gian. Thậm chí là khi ở nhà thì ngay cả trẻ mới sáu tháng tuổi cũng được nghe đọc sách theo độ tuổi.
Tuy nhiên, trên thực tế là có rất nhiều bậc cha mẹ ảo tưởng vào việc “làm giàu” bằng con đường tội lỗi hoặc đường tắt. Trong khi lại luôn miệng thúc giục con cái: “Mau làm bài tập và thi vào một trường đại học tốt để có tương lai!”
Đây thực chất là đầu đuôi lẫn lộn, “đặt xe trước con ngựa”. Bởi vì mỗi đứa trẻ như một hạt giống đang chờ nảy mầm, cho nên trên con đường giáo dục trẻ không thể thiếu sự nuôi dưỡng từ chính việc học của cha mẹ.
3. Cha mẹ thức khuya
Thức khuya lâu ngày tương đương với “tự tử mạn tính”, nó sẽ gây mất cân bằng nội tiết và kích thích tiết hormone gây dậy thì sớm ở trẻ.
Đôi khi cha mẹ buộc phải thức khuya vì áp lực cuộc sống, nhưng khi nó len lỏi vào cuộc sống của con thì cha mẹ nên hết sức cảnh giác. Chúng ta cần giúp trẻ hình thành và phát triển nếp sống điều độ, ngủ đủ giấc mỗi ngày, kịp thời loại bỏ chất độc ra khỏi não và phục hồi cơ thể để các con có một tương lai tốt đẹp hơn.
Cha mẹ ít thức khuya hơn và hình thành thói quen đi ngủ sớm cùng con không chỉ giúp con thông minh mà còn tốt cho chính bản thân mình.
4. Dùng vũ lực hoặc bạo lực bằng lời nói
Nhiều bậc cha mẹ thường vô tình “dùng vũ lực hoặc bạo lực bằng lời nói” đối với con của mình. Họ không nghĩ đây là đang làm hại con, hơn nữa còn cảm thấy điều đó là vì lợi ích của chính các con. Như mọi người đều biết, cái gọi là lợi ích này sẽ gây ra rất nhiều tổn hại lớn về cả thể chất và tâm lý cho trẻ.
Nhan Nguyên, một nhà giáo dục vào cuối thời nhà Minh và đầu thời nhà Thanh, từng nói: “Dạy con mười lỗi không bằng khen một lần con tiến bộ”.
Khi con lớn lên, cha mẹ nên khen ngợi và bao dung thay vì chỉ trích và la mắng. Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là động lực lớn nhất để con tiến về phía trước.
5. Chỉ được học, không được chơi
Nhiều bậc cha mẹ có thể bối rối hoặc thậm chí lo lắng rằng nếu con mình chơi còn những đứa trẻ cùng tuổi khác đang học thì liệu khoảng cách có bị nới rộng ra không? Trên thực tế, cha mẹ không cần phải đặt nặng vấn đề này, bởi trẻ biết chơi thực chất sẽ thông minh hơn.
6. Cấm con khóc
Một chuyên gia tư vấn tâm lý từng nói: “Việc không cho trẻ khóc sẽ gây ra một tác hại vô hình đối với chúng”.
Nếu một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không được phép khóc, cảm xúc càng bị kìm nén thì khi lớn lên trẻ sẽ càng ít có khả năng giải quyết các vấn đề cảm xúc của chính mình. Theo thời gian, việc kìm nén nước mắt của trẻ sẽ gây ra những khiếm khuyết trong tính cách.
Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên dỗ dành, ôm ấp con thì không những có thể tạo cho con cảm giác an toàn mà còn dạy con trở thành một đứa trẻ ngoan và hiểu được “sự đồng cảm”.
7. Rất nhiều tín hiệu tiêu cực
Nhà khoa học Pavlov từng nói: “Gợi ý là phản xạ có điều kiện đơn giản và điển hình nhất của con người”.
Vậy nên khi giao tiếp với con, cần tránh những gợi ý tiêu cực, nó tương đương với “ký hiệu xấu” và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con.
Về mặt tâm lý, khi con “nhận ra” những tín hiệu tiêu cực của cha mẹ, chúng sẽ phóng đại những khuyết điểm của bản thân và tiến gần hơn đến hình ảnh tiêu cực. Vậy nên, đối với các bậc cha mẹ, thay vì chỉ trích việc học một cách chủ quan thì nên đưa ra những lời động viên tích cực. Chắc chắn rằng con bạn sẽ ngày càng thông minh hơn.
Thực ra, cuộc đời chính là sự tổng hòa của vô số thói quen. Do đó hãy bắt tay vào việc giáo dục con cái với bài học đầu tiên là nuôi dưỡng những thói quen tốt, chỉ những thói quen tốt được nuôi dưỡng từ thời thơ ấu mới có thể mang lại lợi ích cho con trong suốt cuộc đời.
Từ khóa cha mẹ kém cỏi con cái Thói quen