Nghiên cứu: Thời gian đi lại ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn và hiệu quả công việc
Ở nhiều thành phố, việc di chuyển đến nơi làm việc khiến nhiều người ngán ngẩm. Đoạn đường có thể không xa, nhưng mật độ giao thông khiến thời gian đi lại có thể lên đến cả tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học cho thấy thời gian đi lại có ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ thỏa mãn và hiệu quả công việc.
Cảnh tắc nghẽn giao thông trên một tuyến đường ở Hà Nội.
Đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là ở những thành phố lớn, thời gian ngồi trên xe buýt, hay điều khiển xe máy, ô tô nhích từng mét đã thành một phần không thể tránh khỏi trong ngày làm việc – nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng nó có thể gây hại cho hạnh phúc và sự hài lòng của công việc.
Đại học West of England đã tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của việc đi lại với hơn 26.000 nhân viên tại Anh trong thời gian 5 năm. Ở Anh, thời gian đi làm trung bình hằng ngày đã tăng từ 48 phút lên 60 phút trong 20 năm qua và cứ 7 người đi làm lại có ít nhất một người phải bỏ ra ít nhất hai tiếng đồng hồ cho hai chiều di chuyển. Trong khi đó, thời gian đi làm trung bình ở Mỹ ít hơn, tổng cộng khoảng 50 phút.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ thêm mỗi phút đi lại sẽ làm giảm cả mức độ thỏa mãn trong công việc lẫn thời gian nghỉ ngơi và làm gia tăng căng thẳng và sa sút sức khoẻ tinh thần cho người lao động.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người phải di chuyển đi làm xa đều như vậy. Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng những người đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc không phản ánh về mức độ không hài lòng về thời gian bị lãng phí giống như những người đi làm bằng xe buýt hoặc xe lửa.
Kết luận cuối cùng, cứ thêm 20 phút đi làm mỗi ngày có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng trong công việc, và sự không hài lòng này tương đương với việc bạn bị suy sụp tinh thần khi bị lãnh đạo giảm 19% tiền lương. Điều này nói lên rằng thời gian dành để đứng trên một chuyến xe buýt hay chuyến tàu đông đúc hay ngồi và nổ máy xe đứng chết mỗi chỗ khi ùn tắc giao thông, có thể sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ như hoặc thậm chí là tồi tệ hơn cả khi kiếm được ít tiền hơn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Kiron Chatterjee, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu này và là phó giáo sư về hành vi di chuyển, cho hay người ta có xu hướng sẽ lựa chọn công việc được trả lương cao hơn mặc dù thời gian di chuyển dài hơn. Điều này giúp mức độ hài lòng cao hơn so với việc mức lương không đổi.
Tiến sĩ Chatterjee nói: “Điều này gợi ra những câu hỏi thú vị về việc liệu thu nhập tăng thêm mặc dù việc đi lại lâu hơn có bù đắp được hoàn toàn những tác động tiêu cực có liên quan đến việc di chuyển gây ra hay không.”
Shana Lebowitz nói với Business Insider: Nghiên cứu của Tiến sĩ Chatterjee nhấn mạnh rằng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng gây ra từ việc đi lại thậm chí còn lớn hơn cả căng thẳng do áp lực công việc gây ra, và bạn càng mất nhiều thời gian vào việc đi làm, mức độ hài lòng với công việc nói riêng và mức độ hài lòng cuộc sống của bạn nói chung càng giảm.
Tuy nhiên, theo một nhóm các nhà nghiên cứu viết trong “The Harvard Business Review” hồi đầu năm nay, nhiều người trong số chúng ta thường đánh giá thấp những tác hại mà việc phải dành nhiều thời gian di chuyển đến nơi làm việc gây ra, khiến bản thân trở thành nạn nhân của một hiện tượng gọi là “”commuter’s bias” (tạm dịch: khuynh hướng của những người đi làm đường dài) với viễn cảnh mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn.
Các nhà nghiên cứu này cũng đề cập đến một nghiên cứu trong đó họ đề nghị nhân viên Hoa Kỳ lựa chọn một trong hai công việc: Công việc 1, nhận được 67.000 USD/1 năm và mất 50 phút để đi làm; Công việc 2, nhận được 64.000 USD/1 năm và mất 20 phút để đi làm. Kết quả cho thấy có đến 84% người tham gia thử nghiệm lựa chọn Công việc 1, với mức lương cao hơn và thời đi làm lâu hơn.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời kiểm tra xem liệu những người tham gia có thể chính xác được liệu họ sẽ kiếm thêm được bao nhiêu nếu họ lựa chọn Công việc 1 thay vì 2: 12 USD/1 giờ di chuyển. Thực tế, những tình nguyện viên đều có thể tính toán chính xác.
Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Câu trả lời của họ cho thấy họ không đánh giá được đầy đủ các thiệt hại về mặt tâm lý, cảm xúc và tinh thần, thể chất khi phải di chuyển lâu hơn.”
Giảm thời gian đi làm của bạn bằng cách chuyển nơi ở đến một khu phố mới hoặc thay đổi việc làm là một giải pháp rõ ràng không phải bàn cãi để giảm thiểu thời gian đi lại. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào điệu kiện và tình huống thực tế của mỗi người. Có nhiều cách khác để làm cho con đường từ nhà đến nơi làm việc của bạn thú vị hơn và giúp duy trì mức độ hài lòng trong công việc của bạn, như trò chuyện với những người đi cùng, hoặc chọn một phương thức đi lại khác,…
Theo Business Insider
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa tắc đường ùn tắc giao thông mức độ thỏa mãn công việc thời gian đi lại