Nhắc đến vũ khí “tấn công thần kinh não” (NeuroStrike), người ta thường nghĩ ngay đến “vũ khí vi sóng”, từ cuối năm 2016, hơn 30 nhà ngoại giao Mỹ cùng gia đình bị tấn công bằng vũ khí vi sóng ở Cuba và Trung Quốc. Các triệu chứng xuất hiện kèm theo bao gồm buồn nôn, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chóng mặt và các triệu chứng lâu dài khác.

shutterstock 452431111
(Ảnh minh họa: sfam_photo/ Shutterstock)

Ông Lâm Hiểu Húc, cựu Chủ nhiệm Khoa Virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ, nói với Epoch Times rằng từ góc độ lớn hơn, ĐCSTQ thực sự có một chiến lược tổng thể, không chỉ là vũ khí vi sóng, mà thực sự bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm trí con người. Bao gồm việc khống chế dư luận, làm tổn hại ý chí của con người, chuyển hóa tình cảm, dẫn dắt chính trị và phòng thủ tâm lý, v.v. Tất nhiên, nó cũng bao gồm vũ khí vi sóng, giao diện máy tính não và một số đột biến gen, v.v. Nó phải tìm cách kiểm soát việc tiếp nhận tín hiệu của đám đông.

ĐCSTQ nâng cấp chiến tranh nhận thức: Vũ khí tấn công thần kinh

Vào cuối những năm 1990, ĐCSTQ đã đề xuất chiến lược chiến tranh nhận thức “Không tiếp xúc” (No Contact Warfare) với mục tiêu tạo ra sự hỗn loạn trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát của đối phương. Vào năm 2014, ĐCSTQ đã đề xuất một “chiến lược tam chiến” bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh pháp lý. Mục đích là tìm được “tiên cơ (thời cơ sớm) mang tính quyết định” để kiểm soát dư luận, tổ chức chiến tranh tâm lý tấn công và phòng thủ, triển khai cuộc chiến pháp lý, giành được dân ý và dư luận.

Giờ đây, cuộc chiến nhận thức của ĐCSTQ dường như lại có sự nâng cấp trở lại, họ có một kế hoạch chiến lược rõ ràng về vũ khí tấn công thần kinh não bộ.

Theo định nghĩa của chuyên gia chiến tranh nhận thức nổi tiếng Bob McCreight, “tấn công thần kinh não” đề cập đến việc sử dụng công nghệ phi động học đặc biệt để nhắm chính xác vào não của binh lính và thường dân để làm suy giảm nhận thức, giảm nhận thức tình huống, gây thoái hóa thần kinh lâu dài và làm mơ hồ các chức năng nhận thức bình thường.

Ông Lâm Hiểu Húc nói rằng: “Bây giờ họ (ĐCSTQ) chú trọng hơn vào việc ảnh hưởng đến tâm trí của mọi người nói chung. Họ không chỉ khiến kẻ thù mê mờ mà họ còn hy vọng có thể ảnh hưởng đến phán đoán và cảm xúc của mọi người. Cho nên từ góc độ này mà nói, đã có những thay đổi trong chiến lược của ĐCSTQ.”

Trong báo cáo dài 12 trang có tên “Điểm lại, nhắm trúng và giải thể kế hoạch tấn công thần kinh của ĐCSTQ” (Enumerating, Targeting and Collapsing the Chinese Communist Party’s Neurostrike Program) mà ông Lâm Hiểu Húc tham gia viết, có nói rằng: “Vũ khí hóa khoa học thần kinh của ĐCSTQ vượt xa phạm vi và sự hiểu biết về vũ khí vi sóng truyền thống, hiện nay bao gồm việc sử dụng giao diện người – máy tính được phân bố quy mô lớn để kiểm soát toàn bộ đám đông, cũng như một loạt vũ khí được thiết kế để gây suy giảm nhận thức. Những vũ khí này thông qua việc truyền bá sự sợ hãi mạnh mẽ, hoặc các hình thức nhận thức không nhất quán khác, dẫn đến việc (kẻ thù) không hành động, để xóa bỏ sự chống lại đối với ĐCSTQ.”

Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh rằng tấn công thần kinh và chiến tranh tâm lý là những bộ phận cốt lõi trong chiến lược chiến tranh phi đối xứng của ĐCSTQ chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và nó là một bộ phận trong trật tự chiến đấu thông thường của ĐCSTQ, chứ không phải là một tập hợp các khả năng bất thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp cực đoan.

Ông Lâm Hiểu Húc nói rằng, “Hầu hết các quốc gia không áp dụng loại chiến lược chiến tranh không giới hạn này như ĐCSTQ. Về cơ bản, họ tập trung vào phát triển vũ khí thông thường, nhưng họ hiếm khi nói rằng họ sẽ sử dụng giao diện não – máy tính, sử dụng loại kiểm soát tâm trí và cảm xúc này, v.v, như một quan điểm chiến lược, để thực hiện nghiên cứu và phát triển quy mô lớn, và tạo ra những bước đột phá về công nghệ.”

“Đây là một ý đồ rõ ràng về chiến lược của ĐCSTQ. Họ muốn đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chúng tôi không nói rằng hiện nay ĐCSTQ đã đạt được những khả năng như vậy về mọi mặt, nhưng đây là một ý đồ chiến lược của họ. Đây là điều mà chúng tôi nhấn mạnh,” ông Lâm Hiểu Húc nói.

“Trước đây, có lẽ mọi người không nhận ra điều đó mà chỉ nghĩ rằng ĐCSTQ có thể phát triển một số loại vũ khí tiên tiến nhất định, v.v. Điều mà báo cáo này nhấn mạnh là, với sự hỗ trợ chiến lược của quân đội ĐCSTQ, họ thực sự có cả một kế hoạch, họ muốn tích hợp nhiều công nghệ lại với nhau để thay đổi suy nghĩ của người dân ở một khu vực nhất định, thay đổi nhận thức của kẻ thù về một sự vật và thậm chí thao túng cảm xúc của kẻ thù. Tất nhiên, nó cũng bao gồm thay đổi hệ thống thần kinh và trạng thái tinh thần của quân địch thông qua một số phương pháp di truyền. Đó là chiến lược từ nhiều góc độ.”

“Mối nguy hại chính đó là, trong tư tưởng con người ta bất giác đột có tâm lý sợ hãi một điều gì đó, và cảm xúc bị điều khiển bởi nó. Ví dụ, người lính bên đối phương ban đầu có ý chí chiến đấu, nhưng anh ta sẽ đột ngột rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần, tổn thương tinh thần, v.v, về tâm lý thì sẽ mất đi sự đề phòng, v.v. Thực tế chính là cách làm hủy hoại kẻ thù từ tâm lý (của ĐCSTQ), nó là một phần của kiểm soát não bộ.” ông Lâm Hiểu Húc nói.

Không chỉ là lý thuyết

Ông Lâm Hiểu Húc nói: “Nếu chỉ là lý thuyết, thì đó không phải là mối đe dọa thực sự. Quân đội ĐCSTQ hiện đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hệ thống neuron, giao diện não – máy tính và vũ khí vi sóng trên quy mô lớn trong khuôn khổ tích hợp quân sự – dân sự, sau đó là việc làm thế nào để sử dụng máy tính siêu lớn để tiếp tục kiểm soát thông tin hơn nữa. Họ đang dần đi theo hướng này, vì vậy chúng tôi nói rằng đó không chỉ là một cuộc thảo luận lý thuyết đơn giản, họ đang thực sự phát triển và tạo ra những bước đột phá theo hướng này.”

Báo cáo đưa ra 4 ví dụ về Hồng Kông, Đài Loan, rạn san hô Đá Ba Đầu ở Biển Đông và Ấn Độ, để minh họa các hoạt động cụ thể của cuộc tấn công thần kinh và chiến tranh tâm lý của ĐCSTQ.

Ví dụ trong quân đội, vũ khí tấn công thần kinh não có thể được sử dụng trong chiến lược quân sự “chống can thiệp và phong tỏa khu vực” của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Báo cáo viết: “Hãy tưởng tượng rằng (ít nhất một phần) quân đội Trung Quốc đã được miễn dịch được gửi đến một khu vực nào đó, trước khi họ tiến vào khu vực này, các chủng vi khuẩn vũ khí hóa đã được giải phóng ra để chuẩn bị trước và loại bỏ các điểm kháng cự. Sau đó, thông qua vũ khí tấn công thần kinh của ĐCSTQ để loại bỏ lực lượng phản kháng còn sót lại trên mặt đất, loại vũ khí tấn công thần kinh này sẽ gieo rắc nỗi sợ hãi tột độ và / hoặc các hình thức nhận thức không nhất quán khác, dẫn đến việc đối thủ không hành động.”

Ông Lâm Hiểu Húc nói: “Đài Loan là một kịch bản mà chúng tôi đã đề cập. Ví dụ như trước trận chiến, họ (ĐCSTQ) sẽ thực hiện một chiến dịch dư luận được thiết kế để nhắm vào Đài Loan, sau đó nếu có cơ hội đổ bộ, họ sẽ trang bị cho quân chiến đấu của mình một số vũ khí vi sóng đặc biệt để ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của binh lính đối phương, v.v. Để có thể đạt được một trạng thái như thế, thì chắc chắn họ sẽ không sử dụng một loại vũ khí đơn nhất, mà là một hoạt động tác chiến tổng hợp.”

id12865358 1612485903817 1 600x379 1
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu). (Ảnh chụp màn hình video)

Lộ trình làm tan rã vũ khí tấn công thần kinh của ĐCSTQ

Báo cáo cho biết, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Quân đội Giải phóng nhân dân thuộc Học viện Khoa học Quân y ĐCSTQ (AMMS) là nơi sản xuất những vũ khí như vậy. Viện nghiên cứu này đã được đưa vào danh sách đen kiểm soát xuất khẩu của Mỹ vào tháng 12/2021. Một lý do quan trọng là viện nghiên cứu này chủ đạo trong việc nghiên cứu tấn công thần kinh của ĐCSTQ.

Báo cáo chỉ ra rằng cơ sở công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ vẫn chưa có khả năng sản xuất các công nghệ khác nhau cần thiết cho hoạt động của dự án “tấn công thần kinh”. Nếu những yếu kém về công nghệ này lộ ra, chúng có thể trở thành mục tiêu tấn công chính xác của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Tuy tiền đề là cần loại bỏ sự bất đối xứng về thông tin (loại bỏ sự sai biệt thông tin của công chúng Mỹ và ĐCSTQ, để người Mỹ biết được ĐCSTQ đang nghiên cứu phát triển loại vũ khí này), như thế mới có thể khiến cho việc tham gia vào dự án “tấn công thần kinh” của ĐCSTQ trở thành rủi ro cao.

Các phương pháp cụ thể bao gồm:

  • Làm cho công chúng nhận thức đầy đủ về mối đe dọa của việc phát triển vũ khí tấn công thần kinh;
  • Tăng cường giám sát đạo đức đối với một số nghiên cứu khoa học thần kinh / khoa học nhận thức;
  • Phá vỡ chuỗi cung ứng quan trọng của các tổ chức và/hoặc công ty cụ thể;
  • Bố trí mạng lưới năng lực, tiếp quản tất cả các hệ thống kiểm soát của các cơ sở tấn công thần kinh chính của ĐCSTQ và khiến chúng không thể khôi phục hoạt động bình thường;
  • Giảm khả năng của những người quan trọng đảm nhiệm chức vụ chiến lược trong dự án “tấn công thần kinh” của ĐCSTQ;
  • Trừng phạt chính xác tất cả các tập đoàn quân đội và dân sự của ĐCSTQ có liên quan đến kế hoạch “tấn công thần kinh” của ĐCSTQ.

Ông Lâm Hiểu Húc nói với Epoch Times rằng: “Điều quan trọng nhất của chúng tôi là để cộng đồng quốc tế hiểu rằng phạm vi chiến tranh không giới hạn của ĐCSTQ không ngừng mở rộng và có nhiều thủ đoạn công nghệ khác nhau. Quân đội của ĐCSTQ có thể đầu tư quy mô lớn trong khuôn khổ kiểm soát quân sự – dân sự, và thậm chí thu hút các nhà nghiên cứu quốc tế hợp tác nghiên cứu. Ví dụ, bề ngoài là nghiên cứu khoa học não bộ và khoa học thần kinh, để nhiều cộng đồng quốc tế có thể hợp tác với họ và xây dựng các mô hình neuron não tốt hơn, v.v. “

“Nhưng trên thực tế, ý đồ của quân đội ĐCSTQ là nằm ở đằng sau, nhiều nhà nghiên cứu trong cộng đồng quốc tế không cảnh giác và không biết mục đích của quân đội ĐCSTQ. Các viện nghiên cứu của ĐCSTQ tiến hành nghiên cứu não bộ, họ không chỉ tò mò về cơ chế hoạt động của não bộ và cơ chế của các neuron thần kinh. Mục đích đằng sau của ĐCSTQ là muốn biến những thứ này thành vũ khí”.