Gắn bộ điều khiển cho chuồn chuồn biến đổi gen và biến nó thành máy bay drone
Các nhà nghiên cứu đã biến một vài con chuồn chuồn thành những máy bay drone mini mà con người có thể điều khiển từ xa. Liệu chúng ta có nên lo ngại về khả năng các loài côn trùng bị vũ khí hóa?
Các kỹ sư tại Draper – một công ty nghiên cứu ở Cambridge và các nhà khoa học thần kinh tại Viện y khoa Howard Hughes đã lắp đặt những bộ “hệ thống dẫn đường” mini cho chuồn chuồn, cho phép họ có thể điều khiển đường bay của loài côn trùng này.
Joe Register, kỹ sư y sinh của cty Draper và nhà nghiên cứu cao cấp của chương trình DragonflyEye, cho biết nhóm chỉ cài cho một vài con côn trùng hệ thống dẫn đường này, trong điều kiện kiểm soát an toàn của phòng thí nghiệm.
Vậy, những “máy bay drone” siêu nhỏ này ra đời như thế nào?
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu biến đổi gen của chuồn chuồn để cho các neuron thần kinh điều khiển cánh phản ứng trước kích thích bằng ánh sáng. Một hệ thống dẫn đường mini sẽ gửi các lệnh dưới dạng xung ánh sáng qua một thiết bị kích ứng thần kinh thị giác nhằm “lái” đường bay và hoạt động của con chuồn chuồn. Bộ thiết bị mini này hoạt động bằng ánh sáng mặt trời và được cài lên lưng của chuồn chuồn.
Ông Register nói rằng công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện và chưa sẵn sàng để rời khỏi phòng thí nghiệm, nhưng đây là một nền tảng công nghệ tiềm năng với vô số ứng dụng thương mại và cuộc sống: từ tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn trong các công trình nguy hiểm, cho đến giám sát môi trường và thụ phấn nông nghiệp quy mô lớn. VD: áp dụng công nghệ trên ong, để điều khiển chúng thụ phấn hoa.
>> Thực phẩm biến đổi gen rốt cuộc là có nguy hiểm không?
Ngoài ra, ứng dụng này còn có thể dùng để theo dõi các động vật nhỏ để hiểu hơn về thế giới hoang dã, hay gắn các cảm biến môi trường lên côn trùng để theo dõi tác động của khí hậu…
Vào tháng 1/2017, Jesse Wheeler, một kỹ sư y sinh khác của Draper, nói rằng dự án DragonflyEye không được tài trợ bởi quân đội hay chính phủ. “Đừng nhầm lẫn: chúng tôi sẽ không thả chuồn chuồn để làm các nhiệm vụ do thám hay giám sát,” ông nói.
Những câu hỏi còn bỏ ngỏ
Tiềm năng thương mại của máy bay drone không người lái (gọi tắt là UAV) rộng lớn hơn rất nhiều so với những câu chuyện giới truyền thông hay đưa tin, như việc giao bánh pizza hay giao hàng tự động. Thị trường đang phát triển mạnh này được dự báo sẽ đạt 2,07 tỷ USD vào năm 2022.
Cho dù là tiềm năng như vậy, những lo ngại vẫn còn đó, một khi công nghệ DragonflyEye xuất hiện ngoài thị trường, thì việc người ta sử dụng ra sao, cho mục đích tốt hay xấu, là tùy vào mỗi người. Người ta có công cụ thể do thám và giám sát người khác quá dễ dàng. Dù sao đi nữa, chúng ta đã và đang sống trong kỷ nguyên mà sự riêng tư cá nhân đang dần bị xói mòn tới mức quá mong manh.
Trong vấn đề này, còn có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, liệu thí nghiệm này có độc ác đối với chuồn chuồn? Liệu chúng có cảm thấy đau khi cơ thể phải trải qua cả quá trình “dao kéo” như thế?
Các nhà côn trùng học đa phần sẽ khẳng định rằng các loài côn trùng không biết đau. Nhưng đây vẫn là câu hỏi đang tranh luận, bởi một số video như con sâu bướm dưới đây cho thấy rõ những phản ứng của côn trùng khi bị gây tổn thương – giống hệt như ở các loài động vật có vú:
Theo Inc.com, Draper,
Phong Trần tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa phát minh đạo đức trong khoa học máy bay drone côn trùng