Những bí ẩn đáng kinh ngạc về cặp mắt của con người – Phần 1
Những bí ẩn đáng kinh ngạc về cặp mắt của con người vượt trên mức độ phức tạp của các máy móc hiện đại và vượt xa trí tưởng tượng của những người có khả năng tưởng tượng nhất. Nếu nghiên cứu kỹ về con mắt, những người theo thuyết tiến hóa sẽ thấy rằng việc hình thành nên cặp mắt qua tiến hóa là điều bất khả thi.
Khả năng tiếp nhận ánh sáng và phân biệt màu sắc
Mắt người có thể nhận biết được 7 đến 10 triệu màu. Khả năng này tốt hơn bất kỳ cỗ máy nào mà con người biết đến, kể các các thiết bị được sử dụng để nhận dạng con người bằng trí tuệ nhân tạo. Tất cả các màu sắc chúng ta nhìn thấy đều chỉ nằm trong phạm vi 1,5% của toàn bộ quang phổ ánh sáng.[1] Bởi một sự tình cờ đáng kinh ngạc như vậy (đối với những người theo thuyết tiến hóa) hoặc một thiết kế đáng kinh ngạc (đối với những người tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng), mắt chúng ta nhìn thấy chính xác các bước sóng ánh sáng có màu sắc đó chứ không phải các bước sóng khác. Những màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy thực sự rất tuyệt vời.
Các tế bào cảm quang trong mắt chúng ta có thể bắt các photon ánh sáng và gửi tín hiệu đến não để giải thích màu sắc của nó và phân biệt các vật thể khác nhau. Các nhà tiến hóa nói về một số tế bào nhạy cảm với ánh sáng “nguyên bản” như thể nó rất đơn giản. Chỉ cần đọc về “Truyền tín hiệu trong mắt” [2] và cách các cơ quan thụ cảm được bật và tắt tức thời về mặt hóa học nếu bạn muốn biết việc kích hoạt một cơ quan cảm quang cực kỳ phức tạp như thế nào.
Các nhà tiến hóa cũng không bao giờ nói về hàng triệu màu sắc. Có phải các tế bào cảm quang ban đầu chỉ nhận ra một màu và sau đó “dần dần theo thời gian” vô tình có thể phân biệt được sự khác biệt tất cả hàng triệu màu? Đó là một điều khó tin vì khả năng nhìn thấy bất kỳ màu nào là cực kỳ phức tạp. [3]
Ngay cả khi sinh vật đầu tiên nào đó phát triển được tế bào tiếp nhận ánh sáng thì sao? Sẽ là vô nghĩa cho sự sống sót của sinh vật đó trừ khi nó được kết nối bằng cách nào đó với một bộ não cũng được kết nối với hệ thống cơ để cung cấp chuyển động.
Các nhà tiến hóa nói về con mắt tiến hóa để giúp sinh vật thoát khỏi kẻ săn mồi. Nếu đây được coi là con mắt đầu tiên phát triển thì chưa có loài săn mồi nào có mắt cả. Vậy chúng đang trốn chạy khỏi cái gì?
Ngoài ra, ngay cả việc có một tế bào thụ cảm ánh sáng cũng không có giá trị để tồn tại trừ khi có cách nào đó để biết mối nguy hiểm đang đến từ hướng nào để sinh vật có thể trốn thoát theo hướng khác. Có quá nhiều lỗ hổng logic trong những tuyên bố về đức tin theo chủ nghĩa tiến hóa này. Niềm tin của họ vào sự tiến hóa thực sự cần phải xem xét lại. Họ thậm chí không hỏi những câu hỏi đơn giản.
Võng mạc của mắt người được tạo thành từ trung bình 120 triệu tế bào hình que và 6 triệu tế bào hình nón, mỗi tế bào cảm nhận ánh sáng này lại có tế bào thần kinh của riêng nó mang thông điệp đến não (chim có số lượng gấp 10 lần con số đó).
Các tế bào hình que cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ ở các sắc thái màu xám (đen và trắng), các tế bào hình nón nhìn thấy tất cả các màu sắc khác nhau. Có 3 loại tế bào hình nón nhận biết các bước sóng khác nhau. Võng mạc còn được chia thành điểm vàng, một khu vực nhỏ ở trung tâm cung cấp tầm nhìn trung tâm và hố mắt, một vùng lõm nhỏ ở trung tâm điểm vàng mang lại tầm nhìn rõ ràng nhất. Ở hố mắt, các mạch máu, dây thần kinh và tế bào hạch đều được dịch chuyển để có tầm nhìn tốt hơn. Vùng điểm vàng nhạy cảm hơn 100 lần so với phần còn lại của võng mạc. Võng mạc còn rất nhiều bí mật khác, ta sẽ đến với nó trong 1 bài viết khác.
Liệu chọn lọc tự nhiên có thực sự giải thích được làm thế nào điều này có thể phát triển dần dần từng bước qua các thế hệ nối tiếp để có khả năng tồn tại và truyền lại gen của nó tốt hơn không? Sẽ phải mất hàng triệu thế hệ. Không có đủ thời gian. Con người đều có đôi mắt giống nhau, vì vậy toàn bộ 8 tỷ người trong chúng ta và toàn bộ loài người trong lịch sử đều phải xuất thân từ một cặp vợ chồng tổ tiên nguyên thủy đều có đôi mắt giống như tất cả chúng ta hiện nay. Và đôi mắt đã không bao giờ tiến hóa kể từ đó. Và không có một trong hàng triệu giai đoạn được cho là trung gian của mắt vẫn còn tồn tại. Không một giai đoạn cũ nào xuất hiện ở những cá thể ngẫu nhiên. Mọi loại mắt hoặc giai đoạn trung gian khác đều đã chết hoàn toàn.
Vật liệu và hệ thống cơ treo của con mắt
Tất cả các đôi mắt đều có thủy tinh thể, cũng chính là thấu kính của mắt được làm từ chất protein trong suốt không có ở nơi nào khác trong cơ thể. Thấu kính này nhất thiết phải được hình thành từ một chất dẻo và nó phải có cơ để thay đổi hình dạng để có thể thay đổi đường đi của ánh sáng tới và liên tục tập trung lại vào các tế bào cảm nhận ánh sáng. Nếu bạn không thể tập trung ánh sáng, bạn sẽ không thể nhìn thấy gì.
Có 12 cơ ở bên ngoài giúp di chuyển nhãn cầu xung quanh hốc mắt, trong đó có một cơ sử dụng cơ chế ròng rọc để xoay mắt (cơ xiên trên, xem sơ đồ). Các cơ mắt hoạt động theo cặp để di chuyển mắt lên xuống, trái và phải. Nếu các cơ chỉ hướng mắt bạn sang bên phải, chúng sẽ bị mắc kẹt ở đó cho đến nhiều thế hệ, cho đến khi các cơ hướng mắt về bên trái phát triển để kéo mắt bạn quay về bên trái. Điều tương tự cũng đúng nếu bạn chỉ có cơ để kéo chúng lên chứ không có cơ để kéo chúng xuống.
Khi bạn nghiêng đầu, mắt của bạn sẽ tự điều chỉnh để bạn vẫn có thể nhìn được rõ vật thể bạn cần nhìn. Khi bạn ngồi, đứng, nằm hay di chuyển, thậm chí là chạy nhảy, mắt của bạn sẽ luôn nhìn được sự vật một cách rõ ràng. Điều này cho thấy mắt có một hệ thống chống rung đặc biệt tốt, còn tốt hơn cả những thiết bị chống rung cho camera hay các tay cầm điện thoại (gimbal) hiện nay.
Sự tiến hóa đưa ra giả thuyết rằng các đột biến ngẫu nhiên mù có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tạo ra những thay đổi này để chúng có thể được chọn lọc bằng chọn lọc tự nhiên. Đó hoàn toàn là niềm tin mù quáng. Làm thế nào vật liệu của thủy tinh thể và tất cả những cơ treo của mắt đó lại có thể xảy ra một cách tình cờ mà không có bất kỳ thiết kế thông minh nào? Mỗi lần thay đổi nhỏ sẽ không bao giờ tạo ra một con mắt có thể hoạt động liên tục.
Những khám phá gần đây đã tiết lộ rằng các cơ xung quanh mắt của con người rất tinh vi. Chúng “dịch chuyển (jitter)” với tốc độ 30 đến 70 chuyển động cực nhỏ mỗi giây suốt cả ngày. Nếu các cơ không làm điều này, bạn cũng sẽ không thể tập trung vì việc lập trình các tín hiệu đến của não sẽ loại bỏ mọi hình ảnh không thay đổi.[4] Những chuyển động giật cục này có 3 loại, được gọi là trôi, rung và giật. Những cái được gọi là “rung” di chuyển giác mạc và võng mạc khoảng 0,001 mm (khoảng 1/70 chiều dày của một tờ giấy). Mắt chúng ta thực hiện tất cả những điều này một cách tự động.[5]
Câu chuyện về lịch sử kính mắt nói rằng, kể từ khi được phát minh ra (khoảng thế kỷ 13), người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để đeo kính. Đầu tiên, họ chỉ dùng tay cầm. Về sau để thuận tiện hơn thì kính được thiết kế để kẹp vào sống mũi, vào tóc hoặc dùng dây buộc vào tay và cuối cùng là đeo vào tai như ngày nay. Chỉ một việc đơn giản như vậy mà con người với tri thức hiện hữu hàng trăm năm mới đưa ra được phương án tối ưu nhất. Vậy việc tạo ra 12 bó cơ vô cùng tinh vi và phức tạp kia lại có thể được tạo ra bởi sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù? Đó chẳng phải là điều hoang đường?
Đây là một thực tế mà bạn có thể đã học ở trường, thủy tinh thể sẽ đảo ngược tất cả các hình ảnh đi qua để nó đập ngược vào võng mạc của bạn. Bộ não của bạn sẽ tự động lật ngược nó lại. Nếu bộ não của bạn không làm điều đó, bạn sẽ khó thoát khỏi bất kỳ kẻ săn mồi nào. Bộ não đang lấy các hình ảnh lộn ngược từ cả hai mắt của bạn, đảo ngược chúng và ghép chúng lại với nhau. Những người theo thuyết tiến hóa không nói về điều đó.
Một phần cần thiết khác của mắt là mống mắt, có chức năng mở và đóng để tiếp nhận lượng ánh sáng khác nhau. Quá nhiều ánh sáng và bạn bị mù. Có thể bạn không biết mống mắt của mình phải làm việc bao nhiêu trong ngày vì nó hoàn toàn tự động. Điều này chắc chắn là một khả năng tốt nếu không bạn có thể bị mù hoặc chìm trong bóng tối hầu hết thời gian.
Theo Jim Stephens/101 Bằng chứng về Thiên Chúa, Thiện Tâm biên dịch và bổ sung
Đón xem phần 2
Tài liệu tham khảo:
- [1] Some great fun facts: http://www.chemistryland.com/CHM107Lab/Exp7/Spectroscope/Spectroscope.html
- [2] http://en.wikipedia.org/wiki/Photoreceptor_cell
- [3] Wikipedia: Color Vision. http://en.wikipedia.org/wiki/Color_vision
- [4] http://creation.com/an-eye-for-detail
- [5] Tom Wagner, Darwin Vs. the Eye. Sept. 1, 1994
Xem thêm:
Từ khóa bí ẩn đáng kinh ngạc về cặp mắt mắt người