Hệ thống lịch Maya tương đồng kỳ lạ với lịch Trung Hoa cổ đại: Mối liên hệ sớm về văn hóa?
- thiện tâm
- •
Lịch của người Maya và của người Trung Hoa cổ đại có rất nhiều điểm tương đồng, ít khả năng chúng hình thành một cách độc lập, theo một bài viết của nhà khảo cổ David H. Kelly được công bố vào tháng 8/2016.
Kelly là một nhà khảo cổ, nhà ký tự học tốt nghiệp ở Harvard, làm việc ở trường Đại học Calgary, Canada. Ông nổi tiếng từ thập niên 1960 vì những đóng góp quan trọng trong việc giải mã các thông điệp của người Maya. Bài báo có tiêu đề “Những yếu tố châu Á trong hệ thống lịch của người Maya” được ông viết từ 30 năm trước, nhưng chỉ mới được tìm lại gần đây và công bố lần đầu tiên trên tạp chí Pre-Columbiana.
Năm 1980, một tạp chí khoa học hàng đầu đã mong muốn đăng bài báo này, tiến sĩ Stephen Jett. But, biên tập viên tạp chí Pre-Columbiana cho biết, “nhưng các biên tập viên đã từ chối vì khoảng trống còn lại của tạp chí không đủ chỗ cho bài viết. Dave không muốn làm giảm giá trị các tài liệu này, vì thế ông đã không công bố ở bất kỳ nơi nào khác.” Jett đã được Kelly cho phép công bố bài viết trước khi ông qua đời.
Giả thuyết của Kelly gây ra tranh cãi. Ông nói rằng các hệ thống lịch chỉ ra mối liên hệ về văn hóa giữa vùng Âu Á với Trung Mỹ đã có từ hơn 1000 năm trước đây, mâu thuẫn với các nhà khảo cổ học chính thống – cho rằng mối liên hệ đầu tiên chỉ mới xảy ra vài trăm năm trước.
Kelly ủng hộ quan điểm gây tranh cãi về mối liên hệ giữa 2 bên bờ đại dương. Đó là giả thuyết có rất nhiều bằng chứng ủng hộ từ giới học thuật, mà tạp chí Pre-Columbiana cũng chuyên khám phá về vấn đề này. Những điểm giống nhau trong hệ thống lịch chỉ là một trong các bằng chứng ngày càng nhiều về mối liên hệ sớm giữa hai khu vực.
Kelly cũng không phải là người duy nhất phát hiện sự tương đồng giữa các hệ thống lịch. Nhưng với tư cách một chuyên gia về lịch sử người Maya, nghiên cứu của ông là trụ cột lớn làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Một nhà nghiên cứu khác, người tình cờ có tên tương tự, chỉ khác tên đệm – David B. Kelley (tên đầy đủ ông sẽ được sử dụng để tránh sự nhầm lẫn với tên “Kelley” để chỉ đến David H. Kelly trong suốt bài viết), đã sử dụng một chương trình máy tính để phân tích thêm về những điểm tương đồng giữa hai hệ thống lịch.
David B. Kelley là một nhà ngôn ngữ học Đông Á học tại Đại học Showa ở Tokyo. Bài viết của ông mang tên “So sánh Lịch Ngày giữa Trung Quốc và Trung Mỹ” cũng đã được công bố trong số ra gần đây của Pre-columbiana.
>> Những công trình đá không nói dối về các nền văn minh cổ đại tiên tiến
Những điểm tương đồng
Trong cả hai hệ thống lịch, các ngày tương ứng với các yếu tố khác nhau (nước, lửa, đất…) và những con vật. Tuy sự tương ứng của các yếu tố không giống nhau một cách hoàn hảo giữa hai hệ thống lịch, nhưng chúng tương ứng với nhau rất nhiều.
Một số điểm khác biệt có thể do sự thay đổi theo thời gian, các hệ thống lịch cùng một gốc có thể được điều chỉnh bởi các nền văn hóa theo những cách khác nhau.
Chúng ta sẽ khám phá một vài điểm tương đồng được đề cập bởi Kelley và David B. Kelley làm ví dụ.
Các con vật (Địa chi)
Có những ngày lịch của người Maya và người Trung Hoa cùng tương ứng với dê (mùi), chó (tuất), và khỉ (thân). Những ngày khác cũng gần tương tự, mặc dù sự tương ứng không phải là trùng khớp 100%.
Ví dụ, ngày tương ứng với báo đốm trong lịch của người Maya, thì tương ứng hổ (dần) ở lịch của Trung Quốc. Một ngày khác tương ứng với cá sấu ở lịch của người Maya, thì nó tương ứng với con rồng (thìn) ở Trung Quốc. Sự tương ứng cơ bản ban đầu có thể là giống nhau, nhưng sau đó bị thay đổi theo các con vật hay truyền thuyết của các địa phương.
Các động vật được thuần hóa cổ xưa như ngựa, cừu, bò, lợn cũng không có trong lịch của người Maya.
Một ví dụ khác về sự tương đồng giữa lịch Trung Mỹ và lịch Trung Quốc là biểu tượng kết hợp của thỏ và mặt trăng.
>> Kim tự tháp – một trào lưu quốc tế thời cổ đại?
Kelley đã viết, “Ngày 8 của người Aztec, ngày thỏ, được cai trị bởi Mayauel, nữ thần của mặt trăng và của loại rượu pulque làm từ xương rồng”. Tài liệu mô tả về thỏ trong mặt trăng được tìm thấy ở Trung Mỹ sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. “Hình ảnh con thỏ giã thuốc trường sinh bất tử ở trên mặt trăng được yêu thích ở Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện ở vào thời nhà Hán ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên hoặc sớm một chút. “
“Tên các con vật trong hệ thống lịch của người Maya… rõ ràng có nguồn gốc từ nguyên mẫu của các hệ thống lịch Á-Âu,” Kelley đã kết luận.
Hệ thống lịch Trung Quốc cũng tương ứng với các hệ thống lịch Á-Âu. Trong thế giới cổ đại, các hệ thống lịch đan xen với nhau. Do đó, Kelley nhận định các hệ thống lịch của Hy Lạp, Ấn Độ, và các hệ thống lịch khác là dẫn chứng cho việc các hệ thống lịch trong các nền văn hóa khác nhau có chung nguồn gốc, nhưng có các hình thức biểu hiện hơi khác nhau.
Điều này đã giúp ông hiểu được những điểm tương đồng và khác biệt giữa lịch của người Trung Quốc và người Maya. Rốt cuộc, ông suy luận rằng cả hai đều có cùng nguồn gốc, chúng không hình thành một cách độc lập. Điều này cũng cho thấy một số yếu tố của lịch Maya có sự phân nhánh từ lịch Trung Quốc, chúng vẫn phù hợp với các hệ thống lịch Âu Á khác, điều này hỗ trợ cho quan điểm về mối liên hệ văn hóa rất sớm giữa hai hệ thống lịch.
Các yếu tố trong ngũ hành
David B. Kelley sử dụng chương trình máy tính InterCal, được phát triển bởi nhà thiên văn học Caltech Denis Elliott, để tìm ra sự tương ứng của các ngày trong lịch Maya với các yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của Trung Quốc.
Lúc đầu, ông đã không tìm thấy bất kỳ tương ứng nào, mặc dù ông đã tìm thấy sự tương ứng với các con vật như Kelley đã làm. Nhưng khi ông điều chỉnh các tham số so sánh một chút, ông đã tìm thấy rất nhiều sự tương đồng.
Cần có một vài giải thích mang tính nền tảng ở đây. Ngày bắt đầu trong lịch của người Maya vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Không ai biết chắc chắn khi nào nó bắt đầu, mặc dù người ta thường cho rằng ngày bắt đầu trong lịch của người Maya là ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước công nguyên.
David B. Kelley bắt đầu với giả định này, và ông tìm thấy 9 sự tương ứng giữa hai hệ thống lịch trong khoảng thời gian 60 ngày bất kỳ, tất cả liên quan đến tên ngày và các con vật tương ứng.
Sau đó ông đã thử dịch chuyển ngày bắt đầu từng chút một. Khi ông dịch chuyển ngày bắt đầu sớm hơn 4 ngày, ngày 7 tháng 8 năm 3114, số lượng tương ứng tăng từ 9 thành 30 trong bất kỳ khoảng thời gian 60 nào và có cả sự tương ứng với các yếu tố trong ngũ hành.
Độ chính xác trong phép so sánh của ông có một số hạn chế bên cạnh những điều chỉnh về ngày bắt đầu. Elliott đã cảnh báo rằng chương trình của ông sẽ ngày càng trở nên kém chính xác hơn khi càng điều chỉnh thời gian ngược lại để phân tích ngày tháng.
Tuy nhiên, David B. Kelley đã viết: “Mặc dù không có sự tương ứng nào chắc chắn, nhưng khả năng về một mối liên hệ mang tính hệ thống giữa tên của các ngày trong lịch Trung Mỹ với cả các yếu tố trong Thiên Can và Địa Chi của Trung Quốc là điều đáng chú ý nhất.”
>> 10 nhạc khúc nổi tiếng Trung Hoa cổ đại – Kỳ II: Thập diện mai phục
“Thật vậy, điều này chứng minh rằng nhận định hệ thống lịch Trung Mỹ có liên quan đến hệ thống lịch Trung Quốc là hợp lý ở một mức độ nào đó, cho dù mức độ là nhỏ, và từ đó ta có cơ hội đánh giá lại những tính toán về lịch Trung Mỹ dựa trên hệ thống lịch đã biết (ví dụ, hệ thống lịch Trung Quốc),” ông nói.
Đó là chưa kể đến những tác động đối với mối liên hệ lâu đời giữa hai thế giới cũ và mới.
Các biểu tượng, sự tương ứng không phải là một kiểu khoa học chính xác
Kelley có một nhiệm vụ khó khăn, đó là gỡ rối các các điểm tương ứng của 2 hệ thống lịch – vốn thay đổi theo thời gian. Ông đưa ra một số ví dụ về sự tương đồng thoạt đầu có vẻ không chính xác nhưng rốt cuộc lại liên quan với nhau.
Ví dụ, một danh sách Pipil Maya từ Guatemala có rùa ở vị trí thứ 19; một danh sách Malaysia cũng có rùa ở vị trí thứ 19; danh sách của người Maya và Aztec khác có bão sấm chớp ở vị trí thứ 19; một danh sách Hindu có chó cái ở vị trí thứ 19.
“Sự tương ứng của bão sấm chớp, chó cái, và rùa dễ bị coi là sự chênh lệch”, Kelley đã viết. “Tuy nhiên, trong truyền thuyết nữ thần của ngày Aztec 19 là Chantico, nữ thần giữ lửa, bị các thần khác trừng phạt và biến thành một con chó.”
“Khái niệm về một con chó sấm sét được tìm thấy ở châu Á tại các khu vực chịu ảnh hưởng của Phật giáo và cũng được tìm thấy ở Mexico. Một bản thảo Tây Tạng cho thấy một con chó sấm sét cái ngồi trên một con rùa, đây là sự kết hợp ăn khớp các khái niệm liên quan đến vị trí thứ 19 trong danh sách các con vật. Quyển sách Madrid Codex của người Maya cũng miêu tả một con chó ngồi trên con rùa – một điều kỳ dị sinh học. “
Ngoài sự tương ứng với các động vật hoặc ngũ hành, cả Kelley và David B. Kelley đều ghi nhận sự tương đồng ngôn ngữ về tên của các ngày cùng với các bằng chứng khác.
David B. Kelley đã viết: “Có lẽ một trong những điểm khiến người xem chú ý nhất, đó là khi so sánh hệ thống các chữ số trong ngôn ngữ Trung Mỹ, các chữ số trong hệ nhị thập phân của một số thổ ngữ Maya, và các chữ số trong hệ thập phân của một số thổ ngữ Trung Quốc, là hầu như có thể thay thế cho nhau.
Kelley đã kết luận: “Theo tôi, các tài liệu mà tôi đã trình bày phản ánh rõ ràng mối liên hệ về văn hóa giữa những người Âu Á và người dân Guatemala cổ hoặc người Mexico.”
Ông phỏng đoán rằng sự liên hệ đó có thể đã xảy ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất hoặc đầu thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Ông cho biết kết luận của ông là “có thể gây tranh cãi, nhưng là đáp án tốt nhất mà tôi có thể tìm thấy.”
Tác giả: Tara MacIsaac
Thiện Tâm biên dịch
Xem thêm:
Từ khóa văn minh cổ đại Trung Hoa Người Maya thiên can địa chi ngũ hành