Vì sao cần “tích đức”? Giải thích bằng khoa học nhân thể
- Thiện Tâm
- •
Trong “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm đặc sắc trong lịch sử văn hóa truyền thống Trung Hoa, Lão Tử – người được coi là ông tổ của Đạo giáo đã nói: “Kẻ nào đức dày, giống như con đỏ (trẻ sơ sinh). Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.” [1]
Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta vẫn cho rằng “đức” kia là nguồn gốc của phúc phận, là nguyên nhân của giàu sang, phú quý, công danh, địa vị, trí tuệ, tài năng, sức khỏe, hạnh phúc, vẻ đẹp… của con người. Người không có hoặc có ít phúc phận là vì họ không có hoặc có ít “đức”. Lão Tử cũng nói, “Trọng tích đức, không gì là không được” [2]. Ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương Đông, người xưa thường nhắc nhở con cái, hãy “tích đức”, đừng để “thất (mất) đức”.
Thường thì người ta chỉ tích tiền, tích vàng và những thứ vật chất hữu hình khác. Còn “đức” hay “đạo đức”, “đức hạnh” được coi là thứ thuộc về phạm trù tinh thần, là thứ liên quan đến hình thái ý thức. Vậy thì vì sao người ta khuyên con người phải “tích đức”? Phải chăng “đức” kia cũng là một dạng vật chất và có thể tích trữ được?
Câu trả lời có thể đúng như vậy, “đức” thực sự là một thứ vật chất, chỉ có điều thứ vật chất đó không giống như vật chất bình thường chúng ta thấy hiện nay. Vậy lý giải điều này như thế nào?
Vật chất và ý thức là một thể thống nhất
Chúng ta gần đây đã phát hiện được rằng vật chất và ý thức không phải là hai phạm trù độc lập, không phải là hai thể đối lập, mà vật chất và ý thực là một thể thống nhất [3].
Thực vậy, tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20 xác định rằng: ý thức là một dạng thức tinh vi hơn của vật chất, và “sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô nghĩa.”[4]
“Ngay cả một viên đá cũng vẫn có sự sống theo cách nào đó”, Bohm nói, “vì sự sống và trí tuệ hiện diện không chỉ trong tất cả các vật chất, mà trong cả năng lượng, khoảng không, thời gian và khung của toàn vũ trụ,” và thêm nữa, “Mọi thứ đều có sự sống. Điều gọi là cái chết mới trừu tượng.” [4]
Tiến sĩ William Tiller, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất của Đại học Stanford, nói rằng “người ta rốt cuộc sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ – thứ rốt cuộc sẽ sinh ra vật chất. Về khía cạnh này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá rằng đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.” [5]
“Đức” là vật chất tồn tại ở không gian khác
Nếu vật chất và ý thức là một thể thống nhất, thì “đức” – một thứ vốn được coi là thuộc về phạm trù ý thức – cũng là một thứ tồn tại ở vật chất.
Trong cuốn tự truyện “Con mắt thứ ba”, Lạt Ma Lobsang Rampa cho biết, sau khi ông trải qua cuộc phẫu thuật để khai mở con mắt thứ ba (thiên mục), ông nhìn thấy:
“Thể xác con người được bao phủ bằng một lớp vỏ như sương mù muôn màu nghìn sắc, đó là hào quang. Những vị có thần nhãn nhìn vào hào quang của một người, có thể quan sát các màu sắc đó mà hiểu được tình trạng sức khỏe, đức hạnh và trình độ tiến hóa [tinh thần] của người ấy.” [6]
Nếu ta coi con mắt thứ 3 như một loại thiết bị đặc biệt, và thiết bị này phát hiện ra rằng trình độ đức hạnh của một người có ảnh hưởng tới biểu hiện hào quang của người đó (một thứ vật chất), vậy đức hạnh kia cũng hẳn phải có dạng tồn tại vật chất thì mới ảnh hưởng tới hào quang của người đó được.
Vậy vì sao những biểu hiện của đức hạnh của một con người, thứ đã xảy ra trong quá khứ lại có thể được tồn tại và nhìn thấy trong hiện tại?
“Đức” – vật chất tồn tại mãi theo thời gian
Trong cuốn sách Power vs Force (tạm dịch: Năng lượng tinh thần và Sức lực cơ bắp), một trong những cuốn sách được đánh giá là “sẽ thay đổi cuộc đời bạn” của David R.Hawkins – Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, tác giả đã ứng dụng vật lý lượng tử, thuyết hỗn độn (chaos theory) – còn gọi là thuyết về các hệ động lực phi tuyến (nonlinear dynamics) – để nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, vũ trụ và ý thức.
David R. Hawkins cho rằng ý thức hay tinh thần của con người là một trường lượng tử. Qua hơn 25 năm nghiên cứu, ông đã cho ra đời bản đồ ý thức (Maps of Consciousness) tương ứng với thang đo trường năng lượng tinh thần của con người (từ mức 0 đến 1000) qua đó khái quát được tình trạng sức khỏe thể chất, cảnh giới tinh thần của con người bằng con số cụ thể. [7]
Trong cuốn sách Power vs Force, David R. Hawkins đã viết:
“Mọi vật trong vũ trụ liên tục sinh ra mẫu hình năng lượng với một tần số đặc biệt, nó bất biến với thời gian và có thể được “đọc” bởi những ai biết cách. Mỗi từ, hành động và ý muốn tạo thành một bản ghi vĩnh cửu. Mỗi suy nghĩ đều được nhận thấy và ghi lại mãi mãi. Không có những bí mật; không có những điều bị che giấu và cũng không thể làm như thế. Tinh thần của chúng ta “đứng” trần trụi cùng thời gian và đều bị nhìn thấu tất cả. Cuộc sống của mỗi người, cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm trước vũ trụ.” [7]
Đã có rất nhiều các báo cáo khoa học cho thấy ý thức của con người tồn tại độc lập với cơ thể và sau khi chết đi, con người ta có thể luân hồi. [8]
Theo giải thích này của David R. Hawkins thì sự hình thành, phát triển, suy lão và diệt vong của bất cứ thứ gì, vật chất hữu hình hay vô hình; bất kể suy nghĩ, hành động, lời nói của bất kỳ cá nhân nào cũng được ghi và lưu lại vĩnh viễn trong vũ trụ, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác.
Cũng đã có nhiều thí nghiệm khoa học về vướng víu lượng tử khẳng định rằng có tồn tại các vật chất mà khoa học chưa nhìn thấy được có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng [9] và thời gian cũng có vướng víu lượng tử [10]. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một vật thể có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì vật thể ấy có thể đi ngược thời gian, trở về quá khứ. Nghĩa là, ở một không gian mà con người không nhìn thấy được bằng cặp mắt thịt này, hay kể cả bằng những máy móc khoa học hiện tại, những gì tồn tại trong quá khứ có thể được nhìn thấy, thông qua một phương pháp đặc biệt, ví dụ như con mắt thứ ba.
Chúng ta cũng đã biết rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ [10] và ở các không gian khác nhau có một dạng tồn tại của thân thể vật chất tương ứng với không gian ấy. [12, 13]
Tiến sĩ Babara Ann Brenna từng là chuyên viên khoa học của NASA, bà là chuyên gia trong lĩnh vực trường năng lượng sinh học của con người. Babara cũng là người có con mắt thứ ba được tự nhiên khai mở từ bé và có thể nhìn thấy hào quang của cơ thể người. Trong cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng” (Hands of Light), qua quan sát hào quang cơ thể người, bà cho rằng, con người có các cơ thể vô hình tương ứng với các vầng hào quang và các luân xa chính. [14]
Trong giáo lý của Phật giáo, người ta cho rằng khi con người làm việc tốt thì họ đang tạo “thiện nghiệp”, còn làm việc xấu thì tạo “ác nghiệp”. Tuy vậy, ngày nay người ta thấy rằng “thiện nghiệp” và “ác nghiệp” được nói đến trong Phật giáo không chỉ là hình thái ý thức.
Bàn về “ác nghiệp”, trong cuốn sách Bàn tay ánh sáng, Tiến sĩ Babara Ann Brenna cho biết:
“Hiện giờ tôi đã bắt đầu nhìn thấy hai mức của trường hào quang bên trên mẫu óng vàng (tầng hào quang thứ 7). Hai mức này hiện ra có bản chất kết tinh và có rung động cao rất mịn. Mọi thứ từ mức thứ bảy trở xuống, về một ý nghĩa nào đó, đều là phương tiện truyền bá để hướng dẫn và hỗ trợ ta qua cuộc đời này. Điều đó bao gồm cả các dải tiền kiếp trong vầng ketheric, bởi vì những dải này đại diện cho những bài học về nghiệp (karma) mà ta đã hóa thân để học hỏi trong cuộc đời này” [14]
Cũng tương tự, cuốn Chuyển Pháp Luân, giảng về pháp lý của pháp môn tu luyện Phật gia, có viết: con người vốn có nhiều thân thể vật chất tồn tại ở các không gian khác nhau. Trong một không gian nhất định, thân thể người được bao quanh bởi một trường vật chất màu trắng, vật chất màu trắng đó chính là “đức”. Ngoài ra, thân thể ở không gian khác cũng tồn tại trường vật chất màu đen, đó chính là “nghiệp lực” (karma). Khi làm việc tốt, chịu khổ sở, bị đánh đập thì người ta được vật chất màu trắng, cũng chính là “đức”. Khi làm việc xấu, hiếp đáp, đánh đập người khác thì người ta phải nhận vật chất màu đen – tức nghiệp lực. [15]
Cuốn sách còn cho biết, hai loại vật chất đen (nghiệp lực) và trắng (đức) này độc lập với thân xác thịt của con người. Chúng vẫn tồn tại mãi theo cùng ý thức (nguyên thần) của con người cho dù họ chết đi hay luân hồi ở kiếp khác. [15]
Chúng ta không chỉ thấy người xưa dạy cần phải “tích đức”, tránh “thất đức”, đôi lúc khi thấy người khác gặp hoàn cảnh rất khó khăn, éo le, đáng thương, ta thường buột miệng nói cá nhân ấy “tội nghiệp quá”. Ngày nay, câu nói ấy chỉ được hiểu là cá nhân ấy rất đáng thương, nhưng có lẽ nghĩa sâu xa hơn của câu nói đó ngụ ý rằng người này trong quá khứ đã làm những việc thất đức, tạo nhiều “tội nghiệp” nên đời này cần phải hoàn trả. Phải chăng nó cũng là câu nói cảnh tỉnh cho bản thân mỗi người chúng ta là cần phải tích đức, tránh tạo nghiệp trong cuộc sống?
Như vậy, từ những phát hiện được đề cập bên trên, chúng ta có thể luận giải được rằng, đức (và cả nghiệp lực) của con người không chỉ đơn thuần là thứ thuộc về phạm trù ý thức, mà chúng thực sự là vật chất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi điều con người có được trong cuộc sống này hoặc trong tương lai. Điều này rất phù hợp với quan niệm truyền thống lưu truyền từ xa xưa, rằng con người sống cần phải hành thiện, tích đức, tránh làm việc xấu, từ đó mất đức và tạo thêm nghiệp lực.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, điều gì có thể khiến cho vật chất “đức” ấy mang lại phúc phận cho con người?
Vì sao “đức” có thể được chuyển hóa thành phúc phận?
Trong cuốn sách Power vs Force, Tiến sĩ David R. Hawkins cho biết:
“Vũ trụ lưu giữ hơi thở của nó giống như chúng ta lựa chọn con đường chúng ta đi, từng khắc từng khắc; đối với vũ trụ, bản chất của sự sống tự nó có ý thức rất cao. Mỗi hành động, suy nghĩ và sự lựa chọn đều sẽ thêm vĩnh cữu (in dấu và lưu giữ mãi mãi) vào một bức tranh ghép mảnh (mosaic); các quyết định của chúng ta tạo ra làn sóng khắp vũ trụ của ý thức và ảnh hưởng lên sự tồn tại của vạn vật.” [7]
“Trên hết, vũ trụ không quên lãng. Có rất nhiều khía cạnh đối với câu hỏi nghiệp lực (karma), nhưng mỗi sự lựa chọn của ai và lựa chọn như thế nào đều sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng. Tất cả các sự lựa chọn của chúng ta đều sẽ quay trở lại (dội lại) trong cuộc đời của mỗi người. Chúng ta cuối cùng sẽ phải chấp nhận sự chịu trách nhiệm cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động mà chúng ta đã gây ra và tái trải nghiệm chính xác bất kỳ sự đau đớn nào mà chúng ta đã gây ra cho người khác. Trong ý nghĩa này, mỗi chúng ta đều tự tạo ra thiên đường hay địa ngục cho bản thân.” [7]
Trong cuốn Bàn tay ánh sáng, Tiến sĩ Babara viết:
“[Trong] quá trình hóa thân trước lúc thụ thai… linh hồn hóa thân gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, cái mà nghiệp lực (karma) đòi hỏi được đáp ứng và quan hệ, cùng những hệ thống niềm tin tiêu cực mà nó phải thanh lọc qua trải nghiệm.” [14]
Trong cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: Tất cả các chúng sinh trong thế giới này, “được sinh ra bởi Đạo, nuôi dưỡng bởi Đức, định hình bởi vật chất, hình thành bởi hoàn cảnh” (Đạo sinh chi, Đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi). [16]
Sách Chuyển Pháp Luân cũng cho biết: khi có nhiều đức thì người ta sẽ “làm đại quan hoặc phát đại tài”, còn người có nhiều nghiệp lực thì sẽ nghèo đói, bệnh tật và phải chịu bất hạnh. Cuốn sách giải thích rằng những điều này là do đặc tính của vũ trụ – được gọi là “Phật Pháp” quyết định. [15]
Những quan điểm này mang đến cho ta luận giải: vũ trụ tự bản thân nó sẽ có đặc tính quyết định vai trò của đức và nghiệp cũng như là việc chuyển hóa đức và nghiệp thành phúc phận hay tai ương. Cá nhân có nhiều vật chất đức sẽ được nhiều hạnh phúc, mạnh khỏe, giàu có, thành công… giống như Lão Tử đã nói “Kẻ nào đức dày, giống như con đỏ (trẻ sơ sinh). Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.” [1]. Còn người có nhiều vật chất nghiệp lực sẽ gặp nhiều khó khăn, khổ nạn, nghèo đói, bệnh tật, bất hạnh…
Nói một cách khác, đặc tính của vũ trụ, điều mà Lão Tử gọi là “Đạo” hay những pháp môn tu luyện Phật gia gọi là “Phật Pháp” sẽ khống chế quy luật nhân – quả. Nói rộng hơn đặc tính vũ trụ sẽ khống chế hết thảy sự hình thành, tồn tại, suy lão và diệt vong của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, trong đó có quy định một cá nhân sinh ra sẽ có phúc phận như thế nào, tùy thuộc vào “đức” và “nghiệp lực” của họ.
Cần tích đức là vì “đức” là một loại “của cải” vô hình
Người xưa thường dạy con người cần phải “tích đức”, đừng để “thất đức” vì ý nghĩa rất sâu xa của nó. Ngày nay, lời dạy này dường như đã ít người nói đến, rất nhiều người xem nó như lời nói thoảng qua vì không tin rằng con người thực sự cần tích đức.
Nhưng, “đức” thực sự là vật chất và có thể được chuyển hóa thành phúc phận của con người, là gốc của cá nhân cũng như mọi vấn đề trong xã hội. Một đất nước, một xã hội có đạo đức, đồng nghĩa với việc đất nước đó, xã hội đó sẽ giàu có và hạnh phúc. Một xã hội không coi trọng đạo đức, thì đạo đức sẽ tuột dốc, con người trong xã hội đó rồi sẽ bị tha hóa và điểm đến cuối cùng sẽ là diệt vong.
Trong bài “Vì sao có nhân loại”, Đại sư Lý Hồng Chí giảng: “Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau; đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v. gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào.”
Vũ trụ và sinh mệnh con người tồn tại những bí ẩn vĩ đại mà khoa học thời nay không thể giải thích nổi. Nếu có thể dũng cảm thoát ra khỏi những định kiến, quan niệm cố hữu và tư duy lối mòn để khám phá những bí ẩn đó bằng tấm lòng rộng mở, nhân loại sẽ bước sang một trang sử mới với những bước phát triển không thể tưởng tượng được bằng tư duy hiện tại.
“Biểu hiện của được và mất, ở hiện thực mà nhìn thì như bình thường ở xã hội, ở căn bản thì là sinh mệnh bản thân tạo thành tiền nhân hậu quả. Nhưng có hay không, được hay mất, ở biểu hiện tại xã hội nhân loại là phù hợp với trạng thái của xã hội nhân loại; cho nên đời người ở thế gian này dù các vị sống giàu hay nghèo, nhất định phải làm điều tốt, đừng làm điều xấu, bảo trì thiện lương, kính Trời kính Thần, vui vẻ giúp người. Như thế mới sẽ tích lũy phúc đức, đời sau sẽ có phúc phận. Những người già ở Trung Quốc thời xưa thường nói, đời này sống khổ chút cũng không được oán Trời oán Đất, làm được việc tốt ngần nào thì tích được đức nhiều ngần ấy, đời sau mới [sống] tốt; nói cách khác đời trước không làm điều tốt, không tích phúc đức, [thì] các vị cầu Thần giúp đỡ cũng vô dụng.” (Vì sao có nhân loại – Đại sư Lý Hồng Chí).
Video: Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí công bố bài viết ‘Vì sao có nhân loại’
Thiện Tâm tổng hợp
>> 20 cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày (phần 1)
Tài liệu tham chiếu:
[1] Lão Tử, Đạo đức Kinh, Chương 55
[2] Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Chương 59
[3] TTVN, Vật chất và ý thức là một thể thống nhất
[4] R. Weber, “The Physicist and the mystic – is the dialogue between them possible? A conversation with David Bohm,” New Science Library, 1985.
[5] W. A. Tiller, Science and Human Transformation: Subtle Energies, Intentionality and Consciousness, Pavior Publishing, 1997.
[6] Tây Tạng huyền bí trong cuốn tự truyện về con mắt thứ ba
[7] David R. Hawkin, Power vs Force, 2014
[8] TTVN, Luân hồi dưới góc nhìn của khoa học: Linh hồn liệu có tồn tại?
[9] TTVN, Dịch chuyển tức thời: Vật chất có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng
[10] TTVN, Thí nghiệm khoa học: Thời gian cũng tồn tại vướng víu lượng tử?
[11] TTVN, Vi sao có thể nói “cơ thể người là một tiểu vũ trụ”?
[12] TTVN, Không gian khác có thực sự tồn tại?
[13] TTVN, Hiện tượng đau chi cụt, tồn tại thân thể người ở không gian khác?
[14] Babara Ann Brenna, Những bàn tay ánh sáng (Hands of Light), 1988
[15] Đại sư Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, 12/1994
Từ khóa ý thức và vật chất Lão Tử trường năng lượng Đạo đức siêu thường Tích đức