Việc giải tán Quốc hội Pháp gây rủi ro cho tài chính công. Tờ Le Monde hôm 10/6 có bài cho biết, một ngày sau khi Tổng thống Pháp Macron tuyên bố giải tán Quốc hội Pháp, một tổ chức đầu tư có trụ sở tại Paris đã bán hết trái phiếu Chính phủ Pháp mà họ giữ quyền vận hành cho nhiều khách hàng lớn.

Macron
Ngày 9/6/2024, Tổng thống Pháp Macron có bài phát biểu trên truyền hình sau khi kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử châu Âu được công bố, ông tuyên bố giải tán Quốc hội Pháp. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Phục Hưng (La République En Marche) cầm quyền của ông Macron đã thất bại thảm hại, trong khi Liên minh Quốc gia (National Rally) cực hữu giành chiến thắng vang dội. (Ảnh chụp màn hình video)

Nguyên nhân động thái trên được biết là do ảnh hưởng bởi việc Standard & Poor’s đã giảm cấp đối với  nợ công Pháp.

Khách hàng của nhà đầu tư được tờ Le Monde nhắc tới đều là những công ty bảo hiểm lớn đang quản lý hàng chục tỷ euro. Tờ Le Monde của Pháp dẫn lời nhà đầu tư: “Hãy nghĩ, từ quan điểm của một nhà đầu tư Mỹ, khi tình hình bất ổn ở Pháp đạt đến mức này thì bạn có lý do gì để duy trì đầu tư vào Pháp? Chắc chắn bạn sẽ bán tất cả những thứ thuộc Pháp để tập trung mua của Nvidia, như vậy mới an tâm ngồi thư giãn”.

Tuy nhiên tờ Le Monde cho hay, phần lớn trái phiếu Chính phủ Pháp vẫn nằm trong tay các nhà đầu tư dài hạn và khó có thể bán ra tùy tiện, điều đó khiến tình hình không quá biến động. Phản ứng trước việc Quốc hội Pháp giải tán vẫn còn hạn chế, thị trường hôm thứ Hai vẫn chủ yếu trong trạng thái chờ xem. Chênh lệch lãi suất của Pháp và lãi suất của Đức (vốn là lãi suất tham chiếu của châu Âu) đã giãn ra đôi chút, cho thấy thị trường gia tăng mất lòng tin đối với Paris.

Tờ Le Monde của Pháp dẫn một ý kiến từ Viện Montaigne cho biết: Thâm hụt của Pháp đã vượt 5% GDP và mức nợ đã lên tới 110%, do đó khó ai chấp nhận trả giá đối với chính sách về hưu 60 tuổi và chính sách giảm thuế giá trị gia tăng được ghi trong cương lĩnh của Liên minh Quốc gia cực hữu từ bầu cử năm 2022. Dù vậy hiện giới đầu tư có nhiều giả định, họ không tin rằng đảng của tổng thống Pháp sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp tiếp theo.

Le Monde cho rằng việc giải tán Quốc hội không chỉ gây rủi ro cho nền chính trị Pháp mà còn gây rủi ro cho nền tài chính của Pháp. Vào tháng Bảy tới, bất kể đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp, kế hoạch tài chính cho vài năm tới cũng đã được xác định. Đến năm 2027, thâm hụt của Pháp cần giảm xuống 3% GDP, đồng nghĩa với việc tiết kiệm được gần 70 tỷ euro. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho quốc phòng và chống hiện tượng nóng lên của khí hậu là rất lớn. Chuyên gia kinh tế Darvas – đối tác tại Viện Bruegel ở Brussels (Bỉ) – cho biết không thể loại trừ ý định này của ông Macron: Giải tán Quốc hội và giao cho Le Pen nhiệm vụ khó khăn là thực hiện điều chỉnh ngân sách tài chính, nếu bà Le Pen tiếp quản vấn đề chắc chắn sẽ mất đi ủng hộ của quần chúng  – đây có thể xem là nhét vào phe cực hữu [Liên minh Quốc gia] củ khoai tây đang nóng.