“Chim ác là trên giá treo cổ” là một bức tranh sơn dầu trên gỗ được nghệ sĩ Phục Hưng theo trường phái Flemish, Pieter Bruegel bố, vẽ vào năm 1568. Mặc dù không biết bức tranh này được vẽ với mục đích gì, nhưng nó là tác phẩm mà Pieter Bruegel di chúc lại cho vợ. Người ta cũng cho rằng nó là một trong những tác phẩm cuối cùng của vị danh họa.

Pieter Bruegel và sự ngược đời trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”
(Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Trước khi Pieter Bruegel mất vào năm 1569, ông đã yêu cầu vợ đốt bỏ một số tác phẩm sau khi ông chết, nhưng lại yêu cầu bà giữ lại bức tranh này cho riêng mình. Hiện bức tranh được lưu giữ tại bảo tàng Hessisches Landesmuseum ở Darmstadt, Đức.

Hầu hết các bức tranh vào thời kỳ sau này của Pieter Bruegel thường có các nhân vật lớn, nhưng trong bức này và bức “Bão biển”, thì Bruegel lại quay trở lại miêu tả không khí trong tranh, quang cảnh tự nhiên và bầu trời.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Bức “Chim ác là trên giá treo cổ” mô tả cảnh ba người nắm tay nhảy múa bên trong một khu rừng, theo âm nhạc từ một chiếc kèn túi, gần đó là một cái giá treo cổ. Trên cái giá treo cổ có một con chim ác là đang đứng.

Pieter Bruegel và sự ngược đời trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”
Con chim ác là.

Vị trí con chim ác là dường như chia đôi bức họa, với một phần bên trái là phong cảnh có phần đan xen hơn, còn bên phải là phong cảnh có phần thoáng hơn.

Ở phía dưới giá treo cổ, một con chim ác là khác đang đứng, và phía bên phải của nó là hộp sọ của một loài động vật.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Ở phía bên trái tranh, gần người xem nhất là một người đàn ông đang đi vệ sinh trong bụi rậm, trong khi những người khác thì đang xem nhảy múa.

Pieter Bruegel và sự ngược đời trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Bên phải giá treo cổ, về phía xa, có một cây thánh giá, và xa hơn nữa là một ngôi nhà và chiếc cối xay nước.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Còn xa hơn nữa ở bên trái, chúng ta có thể thấy một thị trấn, rồi một tòa lâu đài trên mỏm đá. Tiếp tục nhìn ra xa hơn, là những thị trấn bên sông.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Pieter Bruegel và sự ngược đời trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”
Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”
Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự mỉa mai trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Pieter Bruegel đã sử dụng các màu nâu ở gần, màu xanh lá cây ở giữa, và màu xám cùng xanh da trời ở phía xa, nhằm tạo nên chiều sâu cho bức tranh.

Trong quan niệm của phương Tây, loài chim ác là là một loài chim ba hoa, vậy nên nó đại biểu cho những người nói nhiều, ham vui, quá hoan hỉ. Ba người nông dân đang nhảy nhót thẳng tới cái giá treo cổ, vậy nên có thể Pieter Bruegel đang muốn ám chỉ rằng sự vui mừng quá đỗi có thể sẽ mang đến thảm họa cho người ta.

Pieter Bruegel và sự ngược đời trong bức “Chim ác là trên giá treo cổ”

Và một điều cũng khá mỉa mai là chiếc giá treo cổ của Pieter Bruegel không thể tồn tại trong thực tế. Thoạt nhìn vào phía trên thì ta có thể cảm giác như chiếc giá đang quay về phía xa bên trái, nhưng khi nhìn vào phía dưới thì lại cảm giác nó quay về phía xa bên phải.

Đâu đâu cũng là sự ngược đời, hoan hỉ và ba hoa có thể dẫn tới giá treo cổ, cũng như niềm vui quá mức có thể dẫn tới nỗi buồn và sự chết chóc. Những sự tình xem ra có vẻ vô lý ấy vốn vẫn luôn tồn tại phổ biến quang ta. Cuộc sống của con người đầy rẫy những sự vô lý, và đó chính là một đạo lý của cuộc sống này.

Thanh Tuyết

Xem thêm: