Dấu hiệu bất thường ở hai chân báo hiệu tình trạng gì của sức khỏe?
- Thanh Xuân
- •
Nhiều lúc thường cảm thấy dường như hai chân đang sưng phù, hông đau, lưng đau, toát khí lạnh, tứ chi phát lạnh, nước tiểu ít; nữ giới chậm kinh, ít, thường đau bụng dưới cần phải chú ý hơn. Y học hiện đại cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hai chân sưng phù, kiến nghị đến gặp bác sĩ để khám trước, chứ không nên tùy tiện dùng thuốc để điều trị.
Nguyên nhân khiến hai chân bị sưng phù
1. Hai chân bị phù: Tỳ hư
Đông y cho rằng, phế hư, tỳ hư, thận hư đều có thể dẫn đến sưng phù, tỳ hư dẫn đến dẫn đến sưng phù và thể hiện rõ nhất ở chân. Ấn vào chỗ bị phù cũng không dễ khôi phục, kèm theo đó là chán ăn, sắc mặt sạm tối, lúc này cần kiện tỳ lợi ẩm.
Về ăn uống, kiến nghị nên nấu cháo củ từ, ý dĩ, khiếm thực. Mỗi ngày ăn một bát vào buổi sáng, đồng thời có thể ăn nhiều thức ăn bổ tỳ như thịt bò, thịt gà, táo đỏ, cà rốt, khoai tây. Chú ý không nên ăn những đồ ăn hại tỳ như mướp đắng, dưa chuột, bí đao, rau cần, chuối. Thịt vịt, thịt lợn, hàu, sữa bò, vừng dễ ngăn cản tỳ khí vận hành và chuyển hóa nên cũng hạn chế dùng.
2. Hai chân toát hơi lạnh: Thận dương hư
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy vùng eo và lưng bị đau, không làm gì cũng cảm thấy mệt mỏi, hai chân sưng phù, toát khí lạnh, tứ chi phát lạnh, nước tiểu ít và trong; nữ giới kỳ kinh bị chậm, lượng ít, thường đau bụng dưới, hoặc kinh huyết có màu đen, đều cần phải chú ý, đây là triệu chứng điển hình của dương hư. Nhất là phần dưới eo, ấn vào lõm xuống, thậm chí cảm thấy bụng chướng lên thì cần phải cẩn thận hơn nữa.
Trong tình huống này, thay đổi thói quen không tốt là cách điều trị từ gốc. Không nên ăn đồ ăn sinh lạnh, cay, kỵ ăn đồ ăn có tính hàn lạnh hoặc đồ ăn khó tiêu hóa, ví như đậu hũ, thịt lợn, hạt đậu phộng (lạc), chuối, v.v; người đồng thời bị táo bón không nên ăn cơm nếp hoặc đồ ăn làm từ gạo nếp; người bị tiêu chảy kèm theo, không nên ăn uống các loại thực phẩm có lợi cho thông tiện như sữa bò, hải sâm, tôm, v.v.
Bình thường cần chú ý giữ ấm, không nên thức khuya, khoảng 4 đến 6 giờ chiều mỗi ngày nên day huyệt thận du; mỗi tối sau khi dùng nước ấm rửa chân xong, hoa hai lòng bàn chân, mỗi lần 5 – 10 phút có tác dụng ích tinh bổ thận.
3. Hai chân sợ lạnh, tay nóng: Thận âm hư
Nếu chân sợ lạnh, đồng thời tay lại nóng, đây chính là biểu hiện của thận âm hư. Cần ăn nhiều thực phẩm mát như đậu xanh, ngân nhĩ, hạt sen, v.v.; cũng có thể đi tản bộ, chạy chậm, tập Yoga, Thái cực quyền.
4. Đầu gối lạnh, chân tay lạnh
Nếu thường cảm thấy chân tay lạnh, đầu gối lạnh, có thể là biểu hiện của chứng lạnh hàn. Đông y cho rằng đây là phản ứng của khí hư, khí ứ đọng, dương khí không đầy đủ. Nữ giới trong các thời sinh lý đặc thù như chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và thời kỳ sinh đẻ đều có biểu hiện như vậy. Kiến nghị bình thường nên dùng nước ấm ngâm chân có thể giúp làm ấm toàn thân, lại có thể giúp xoa dịu mệt mỏi.
Mát xoa một cách thích hợp có thể làm ấm đầu gối
- Day huyệt dũng tuyền, tay phải day huyệt dũng tuyền tay trái và tay trái day ở chân phải, mỗi tối khoảng 100 lần, xoa các ngón chân hơn 100.
- Huyệt thận du, hơi dùng lực vỗ khoảng 100 lần.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa thận hư ngâm chân tỳ hư