Học cách ngâm chân của người xưa giúp trừ độc tiêu bệnh
- Thanh Xuân
- •
Ngâm chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ. Ngâm chân có lịch sử rất lâu dài, khi vào mùa đông, khí lạnh nhiều, ngâm chân sẽ giúp trừ hàn khí trong người, cải thiện sức khỏe.
Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân từ thời xưa thường được sử dụng:
1. Sử dụng gừng tươi
Với 5 lát gừng tươi ngâm với nước ấm, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa cảm cúm, chân tay lạnh cóng, chứng viêm khớp.
2. Sử dụng giấm trắng
Giúp làm sạch máu, khiến da trắng loại bỏ vết nám, cải thiện chứng mất ngủ. Khi dùng giấm ngâm chân, giấm có thể ngấm qua da chân, đi vào máu, giúp thanh lọc cặn bã trong máu và bệnh biến, từ đó có tác dụng làm sạch máu.
3. Sử dụng hồng hoa
Giúp cải thiện chứng giãn tĩnh mạch, tắc nghẽn tuần hoàn máu, giảm chứng tay chân tê.
4. Sử dụng đương quy
Điều tiết kinh nguyệt không đều, giảm stress, cải thiện quầng thâm, bọng mắt.
5. Sử dụng tần bì
Có thể nhanh chóng trừ khí lạnh trong cơ thể, giảm đau, trị tiêu chảy, nâng cao chức năng của thận.
6. Sử dụng muối ăn
Tăng cường trí nhớ, làm chậm lão hóa, ngăn ngừa chân nứt nẻ.
7. Sử dụng lá ngải cứu
Trị ho có đờm, trị ngứa da, da nhạy cảm.
8. Sử dụng baking soda
Giảm cao huyết áp, xóa bỏ mụn trên mặt, có tác dụng tốt đối với bệnh gút.
9. Sử dụng trần bì
Bài tiết khí lạnh, nhuận tràng dễ tiêu hóa, giúp da sáng bóng.
10. Sử dụng thương nhĩ
Có tác dụng cải thiện mỏi lưng do lao động nặng nhọc, bệnh viêm mũi mạn tính, cổ họng sưng đau.
Tuy nhiên, vào mùa thu, khi ngâm chân cần chú ý 3 điểm sau
1. Không ngâm chân quá 30 phút
Thời gian ngâm chân tốt nhất là không quá 30 phút, người lớn tuổi không quá 20 phút. Mục đích để tránh tim đập nhanh và loạn nhịp tim.
2. Không nên vội ngâm chân sau bữa ăn 30 phút
Trong 30 phút sau bữa ăn, máu được tập trung tại phần bụng, do đó ngâm chân sẽ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, làm xuất hiện chứng khó tiêu.
3. Nhóm người có bệnh đặc biệt cần phải thận trọng khi ngâm chân
Những người bị bệnh tim mạch, mạch máu não, trẻ em, phụ nữ có thai khi ngâm chân cần chú ý không để nhiệt độ nước quá nóng để tránh tổn thương tới sức khỏe.
Điều kiêng kỵ khi ngâm chân đối 4 nhóm người
1. Bệnh tim mạch và mạch máu não
Những người bị bệnh tim mạch, mạch máu não, không được ngâm chân quá 20 phút, nhiệt độ nước ngâm không được quá 40℃, nếu không sẽ dễ làm cho đại não và tim không đủ máu cung cấp, dẫn đến chóng mặt hoa mắt.
2. Người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường da sẽ tương đối yếu, da dưới chân cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị bỏng.
3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai ngâm chân, thời gian không được quá lâu, khoảng 15 phút là tốt nhất.
4. Trẻ em dưới 10 tuổi
Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng có thể khiến dây chằng dưới chân trẻ nhỏ bị lỏng, không tốt cho sự phát triển của bàn chân trẻ, sẽ làm tăng khả năng bị chứng chân bẹt.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa ngâm chân bệnh tim mạch Mạch máu não Cảm cúm Viêm khớp Chứng tay chân tê Kinh nguyệt không đều trị ho Huyết áp cao bệnh tiểu đường