WHO đang cùng 6 quốc gia điều tra siro ho khiến 300 trẻ tử vong
- Vương Quân
- •
Sự cố “siro ho (cảm lạnh) có độc” khiến ít nhất 300 trẻ em tử vong ở một số quốc gia vào năm ngoái đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo động và mối đe dọa vẫn chưa lắng xuống cho đến nay. Theo Reuters đưa tin, WHO cho biết siro ho có độc tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu, WHO đang hợp tác với 6 quốc gia khác để truy tìm những loại siro ho này.
WHO tiết lộ vào tháng 1 năm nay rằng 7 quốc gia bao gồm Indonesia, Philippines, Campuchia, Timor-Leste (Đông Timor), Uzbekistan, Senegal và Gambia đã thông báo về “thuốc ho không kê đơn cho trẻ em” gây ra sự cố xấu trong 4 tháng qua.
Vì cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, ông Rutendo Kuwana, người đứng đầu nhóm WHO chịu trách nhiệm về các loại thuốc bất hợp pháp và kém chất lượng, từ chối cho biết 6 quốc gia nào đang hợp tác với tổ chức này trong cuộc điều tra. Năm ngoái, hơn 300 trẻ sơ sinh tử vong ở 3 châu lục có liên quan đến các loại thuốc này, WHO sau đó đã nêu tên 9 quốc gia hoặc khu vực có thể bán siro bị nhiễm độc.
Ông Rutendo Kuwana cảnh báo rằng các loại thuốc bị nhiễm độc vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều năm tới, vì những thùng phuy pha trộn các thành phần cần thiết bị làm giả vẫn có thể bị bỏ lại trong kho. Thời hạn sử dụng của siro ho và nguyên liệu propylene glycol là khoảng 2 năm.
Ông Rutendo Kuwana nói: “Có thể nói đây là một rủi ro tiếp tục tồn tại.”
Một số chuyên gia dược phẩm nói với Reuters rằng các phần tử tội phạm dùng ethylene glycol và diethylene glycol độc hại và rẻ hơn để thay thế nguyên liệu hợp pháp propylene glycol. Thông thường những chất thay thế bất hợp pháp này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như dầu phanh xe, không thích hợp để sản xuất sản phẩm cho con người.
Ông Rutendo Kuwana cho biết, theo suy đoán ban đầu của WHO, khi giá propylene glycol tăng vọt vào năm 2021, một hoặc nhiều nhà cung cấp đã trộn chất lỏng độc hại rẻ hơn với hóa chất hợp pháp. Ông không nói rõ nhà cung cấp ở đâu nhưng cho biết do nguồn cung mập mờ nên rất khó tìm hiểu.
Một điều khác khiến mọi người lo ngại là vào tháng 4, cơ quan quản lý y tế của Cameroon cho biết họ đang điều tra nguyên nhân có thể gây ra tử vong ở 6 trẻ em do một gói siro ho “Naturcold” của Tập đoàn Fraken Trung Quốc sản xuất. Cơ quan chức năng Cameroon nghi ngờ các lô siro ho có thể được buôn lậu hoặc bán trái phép. Tập đoàn Fraken vẫn chưa phản hồi.
Ngoài ra vào năm ngoái, nhà sản xuất Maiden Pharmaceuticals của Ấn Độ đã bị phát hiện bán siro ho bị nhiễm độc khiến trẻ em ở Uzbekistan và Gambia thiệt mạng. Ba nhà sản xuất dược phẩm Indonesia đã bị thu hồi giấy phép vì bán siro có độc, còn có một nhà sản xuất thu hồi.
Từ năm 2001, WHO đã khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi uống siro cảm lạnh do tác dụng phụ của siro cảm, hầu hết nạn nhân và tử vong của vụ siro giả này là trẻ dưới 5 tuổi.
Từ khóa WHO siro ho có độc siro ho