Lo lắng cho sức khỏe, thường người ta lo lắng chọn cho được thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn… mà ít ai quan tâm đến những dụng cụ nhà bếp. Nếu bạn đang dùng đồ nhôm thì thật sự là nên cẩn thận.

(ảnh: Shutterstock)
(ảnh: Shutterstock)

Nhôm (Al) là kim loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/12 trong vỏ Trái Đất, có nhiều đặc tính vật lý và hóa học tốt như: nhẹ, mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có độ phản chiếu cao, dễ tái chế… Vì thế nhôm và các hợp kim của nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ cuộc sống con người.

Tuy nhiên ở góc độ dinh dưỡng thì các chuyên gia lại xếp nó ngang hàng với thủy ngân! Chỉ cần đưa vào cơ thể hàm lượng rất nhỏ, hàng mg thì kim loại này đã gây độc rồi, là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh, mất trí nhớ, Alzheimer, Parkinson…

Do dễ bị ăn mòn và là kim loại lưỡng tính, tức là có thể phản ứng với cả axit và bazơ, nên các đồ dùng nhôm đều rất dễ bị ăn mòn khi chứa đựng hoặc chế biến thực phẩm. Khi bị ăn mòn, phản ứng với các thành phần trong thực phẩm, nhôm sẽ theo đường ăn uống đi vào máu rồi tích lũy lại đến mức gây độc cho cơ thể.

Điều đáng nói là chỉ ở hàm lượng thấp, nhôm đã gây bệnh rồi, do đó cần lưu ý hạn chế dùng đồ nhôm khi nấu và bảo quản thức ăn.

  • Không dùng xoong nồi nhôm đối với thực phẩm có tính axit, ví dụ: dưa muối chua, sốt cà chua, các loại đồ ăn có sử dụng giấm. Lý do là chúng có pH thấp, dễ hòa tan nhôm vào thực phẩm, từ đó gây độc cho cơ thể.
  • Không giữ các món mặn qua đêm trong đồ nhôm. Các món mặn dễ ăn mòn nhôm, làm hàm lượng nhôm trong thức ăn tăng lên. Bạn có thể nhận biết điều này khi kiểm tra thấy lớp bóng sáng ban đầu của xoong nồi nhôm đã thay thế bằng một lớp xỉn màu, loang lổ không đều, đôi khi lấy tay sờ vào sẽ có cảm giác nhám tay.
  • Không dùng giấy nhôm để bao gói các thực phẩm nhạy cảm. Nghiên cứu cho thấy thịt nướng trong giấy nhôm có hàm lượng nhôm tăng lên từ 89 đến 378%. Nếu là gà thì lượng nhôm tăng lên từ 76 đến 214%. Thời gian nấu càng lâu, nhiệt độ càng cao thì lượng nhôm nhiễm vào món ăn càng nhiều.
  • Không dùng đồ nhôm để nếu món trứng. Lòng trắng trứng có pH mang tính kiềm (khoảng 7.6 đến 9.5), do vậy có thể “hòa tan” nhôm vào món trứng.
  • Không dùng các loại thực phẩm trong hộp nhôm thiếc khi phát hiện thấy hộp đã bị biến dạng, hoặc có vết xước bên trong.
Dụng cụ nhà bếp bằng nhốm tái chế được bày bán khắp nơi (Ảnh: Internet)
Dụng cụ nhà bếp bằng nhôm tái chế được bày bán khắp nơi (Ảnh: Internet)

Khi mua dụng cụ nhà bếp, cần hết sức tránh mua phải đồ nhôm tái chế, giá tuy rẻ hơn nhưng mức độ nguy hại càng khó lường hơn nữa, ngoài nhôm sẽ có lẫn các tạp chất kim loại khác, đặc biệt là chì. Chì là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, huỷ hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích vào trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính, dị hình xương, suy thoái não… Trẻ em lại càng dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với chì vì có tỷ lệ tiêu hoá hấp thụ nhiều lần hơn so với người lớn và bộ não chưa phát triển hoàn toàn.

>> EU cảnh báo thủy sản Việt Nam nhiễm kim loại nặng

Các tác động xấu lên sức khỏe do nhôm gây ra đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và khẳng định. Khi phân tích nhiều loại thực phẩm tưởng như chẳng liên quan gì đến kim loại này người ta đều phát hiện thấy hàm lượng nhôm đáng kể. Ví dụ: bột nở làm bánh, muối ăn, bột tạo mùi và màu cho bánh, một số loại thuốc như thuốc tiêu chảy, kháng axit, giảm đau…và nhiều mặt hàng hóa mỹ phẩm khác nữa.

Đồ nhôm vô cùng phổ biến xung quanh bạn, do đó việc thận trọng khi dùng các thiết bị nhôm trong nấu ăn là thực sự cần thiết để giúp cơ thể bạn không bị ngộ độc.

Thanh Hải

Xem thêm: