26 người TQ thao túng thị trường chứng khoán Mỹ, phải bồi thường 75 triệu USD
- Trí Đạt
- •
Hôm 15/6, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo tòa án liên bang đã chấp thuận đề nghị phán quyết vắng mặt đối với một nhóm bị cáo Trung Quốc của SEC. Bởi vì nhóm người đến từ Sơn Đông và Thượng Hải, Trung Quốc liên quan đến việc tham gia thao túng hơn 3.000 chứng khoán niêm yết tại Mỹ và thu lợi bất chính hơn hơn 31 triệu USD. Hiện giờ, phán quyết cuối cùng của tòa án đã ra lệnh cho họ phải “nhả” ra hơn 75 triệu USD cho SEC gồm cả tiền gốc và lãi.
Đây là vụ án thao túng lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ trong những năm gần đây. Nhóm người Trung Quốc này bị nghi ngờ đã nhập một số lượng lớn lệnh “lừa đảo”, đẩy thị trường rồi rút lệnh. Mặc dù mỗi người gian lận hợp đồng dường như không thu được lợi nhuận cao, nhưng làm đi làm lại nhiều lần như vậy, thì lợi nhuận là tương đối cao.
Đây là một mánh khóe trên thị trường chứng khoán có tên là Spoofing. Lừa đảo spoofing là một hình thức thao túng thị trường chứng khoán khi một số nhà giao dịch có xu hướng đặt các lệnh mua hoặc bán khối lượng lớn mà không thực sự có ý định mua bán tài sản đó. Âm mưu của họ là tạo ra nhu cầu thị trường ảo rất mạnh đối với một tài sản cụ thể nào đó (ví dụ cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai hay nhiều tài sản giao dịch khác).
Các “spoofer” (trader ảo) khiến nhà giao dịch đặt hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn lệnh nhồi đến cùng một tài sản mà họ sử dụng để spoofing. Kết quả là giá cả không ngừng tăng vọt bởi vô số lệnh giao dịch giả, và thế là thị trường tăng trưởng ảo bị làm giá mang lại lợi nhuận kếch xù cho bọn giả mạo.
Nhóm người Trung Quốc này đã liên tục thao túng lặp lại nhiều lần với hơn 3.000 chứng khoán của Mỹ và chơi trên thị trường Mỹ trong 6 năm (từ năm 2013 đến ít nhất là năm 2018). Mãi cho đến khi các nhân viên của SEC phân tích một lượng lớn dữ liệu, phân tích địa chỉ IP, trích xuất thông tin chi tiết về việc nhóm người này sử dụng hàng trăm tài khoản để phạm tội hàng loạt với nhau, và định lượng tác động của các giao dịch đến giá thị trường chứng khoán.
Đơn khiếu nại của SEC nêu chi tiết các ví dụ về cách họ lừa dối thị trường chứng khoán. Thông thường, họ cần sử dụng ít nhất hai bộ tài khoản chứng khoán để hoạt động. Bộ tài khoản đầu tiên được gọi là tài khoản “trợ giúp”. Họ đặt lệnh giả cho một cổ phiếu nhất định và đặt một số lượng lớn lệnh bán với giá cao hơn giá giao dịch hiện tại.
Lúc này, người bán trên thị trường thấy xuất hiện các lệnh bán lớn, họ tin rằng giá sẽ giảm nên bắt đầu điều chỉnh giảm giá bán. Sau khi điều khiển thành công giá cổ phiếu xuống mức giá do họ đặt ra, kẻ lừa đảo sẽ ngay lập tức hủy tất cả các lệnh bán lớn ban đầu, đồng thời sử dụng nhóm tài khoản thứ hai với số lượng tài khoản lớn (gọi tắt là tài khoản “thu lợi”) để đưa ra lệnh mua.
Trong thủ đoạn trên, mục đích thực sự của những kẻ lừa đảo là mua vào, nhưng họ tạo giả tượng bán ra trước, sau khi ép giá xuống rồi mới lại mua vào. Ngược lại cũng vậy, trước tiên là tạo ra giả tượng mua vào, sau khi đẩy giá lên cao sẽ tiếp tục bán ra. Họ dựa vào cách này để làm méo mó, thao túng giá thị trường phi pháp để thu lợi.
Những giao dịch “lừa đảo” (Spoofing) như vậy đã làm đau đầu các cơ quan quản lý chứng khoán trong những năm gần đây. Điều rắc rối hơn là giao dịch tần suất cao sử dụng các hệ thống máy tính tiên tiến để ra vào nền tảng giao dịch trong tích tắc, sử dụng các thuật toán để giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu, và sau đó rút lệnh trước khi giao dịch hoàn tất. Kẻ lừa đảo thực sự có thể làm tăng giá cổ phiếu đáng kể, vì lượng dữ liệu liên quan đến giao dịch tần suất cao lớn hơn và khó xác minh hơn. Các nhà đầu tư cho rằng giá thị trường được quyết định bởi cung – cầu của thị trường, nhưng tất cả những điều này có thể chỉ là giả tượng.
26 người Trung Quốc bị đòi bồi thường 75 triệu USD
Vào ngày 16/10/2019, SEC đã thực hiện hành động khẩn cấp để đóng băng tài sản của 18 giao dịch viên Trung Quốc, cho rằng họ thu được hơn 31 triệu USD bất chính thông qua thao túng thị trường. Vào ngày 23/12 cùng năm, SEC đã sửa đổi đơn khiếu nại, bổ sung thêm 2 bị cáo và 8 người bị cáo cứu trợ (Relief Defendants).
Do Mỹ và Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ nên vào năm 2020, SEC đã yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Boston đưa ra phán quyết vắng mặt đối với một số trong số 15 giao dịch viên Trung Quốc và một công ty tư vấn có trụ sở tại Hồng Kông.
Vào ngày 9/6 năm nay, một tòa án liên bang đã chấp nhận yêu cầu của SEC. Shuang Chen, Wenwen Du, Lirong Gao, Jing Guan, Tonghui Jia, Xuejie Jia, Honglei Shi, Lujun Sun, Huailong Wang, Jiadong Wang, Jiafeng Wang, Linlin Wu, Lin Xing , Yong Yang, Jiancheng Zhao và Forrest (Hong Kong) Limited, 15 giao dịch viên Trung Quốc nêu trên và một công ty tư vấn của Hồng Kông đã bị phát hiện vi phạm các điều khoản chống gian lận của Luật Chứng khoán Mỹ.
Tòa án cũng ra phán quyết rằng tất cả các bị cáo này phải chịu trách nhiệm chung và liên đới về việc hủy bỏ 35.603.447 USD thu lợi bất chính, cũng như 5.989.769 USD tiền lãi theo tiền phạt, và mỗi người phải trả 2 triệu USD hình phạt dân sự.
Vụ tố tụng dân sự này cũng liệt kê 10 công dân Trung Quốc là bị cáo cứu trợ (Relief Defendants), một số người trong số họ đã cho các chủ mưu phạm tội mượn tài khoản hoặc giao tài khoản cho người kiểm soát. Bị cáo cứu trợ là những người có tên trong vụ kiện dân sự không bị buộc tội sai trái, nhưng vẫn phải đối mặt với yêu cầu bồi thường.
10 bị cáo được cứu trợ gồm: Weiguo Guan, Jingquan Liu, Rishan Liu, Weigang Yang, Jingru Zhai, Song Geng, Qinghua Ren, Jixiang Teng, Yangjia Yang và Xiuuchun.
Tòa án đã ra lệnh vào ngày 9/6 rằng mỗi người trong số 10 “bị cáo cứu trợ” được yêu cầu trả lại lợi nhuận của họ từ giao dịch với số tiền từ 3.505 USD đến 533.713 USD, cộng với tiền lãi trước đó, tổng cộng là 1.512.333 USD.
Phán quyết cuối cùng yêu cầu 16 bị cáo Trung Quốc bồi thường hơn 73,5 triệu USD và 10 bị cáo cứu trợ người Trung Quốc phải trả hơn 1,5 triệu USD.
Trước đó, vào tháng 9/2021, một giao dịch viên Trung Quốc khác, Xiaosong Wang, đã bị kết tội vi phạm các điều khoản chống gian lận của Đạo luật Chứng khoán, một phần yêu cầu của SEC và các hình phạt dân sự sẽ do tòa án quyết định sau đó. SEC cũng tiếp tục đệ trình các cáo buộc gian lận đối với bị cáo giao dịch viên Jiali Wang.
Ngày 30/5, một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Boston đã truy tố công dân Trung Quốc Jiali Wang, cáo buộc ông này dẫn đầu một nhóm giao dịch viên Trung Quốc thao túng cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Mỹ và chơi trên thị trường chứng khoán Mỹ trong 6 năm (từ năm 2013 cho đến ít nhất là năm 2018), với số tiền thu lợi bất hợp pháp là 31 triệu USD. Jiali Wang là thủ phạm chính trong vụ án, bị khởi tố hình sự về tội “lừa đảo chứng khoán” và “âm mưu thao túng thị trường”. Vụ án vẫn đang được tiến hành.
Vụ án liên quan đến các băng nhóm người Trung Quốc, xuất thân khác nhau
Hầu hết trong số 16 người Trung Quốc đến từ tỉnh Sơn Đông, đa số là Thanh Đảo, Thái An và Duy Phường. Trong số đó, Jiali Wang (44 tuổi) và Jing Guan là 2 vợ chồng, 2 người sống ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông và sở hữu một căn hộ ở Weymouth, tiểu bang Massachusetts. Jing Guan cũng là chủ sở hữu của công ty Forrest (Hong Kong), công ty này đã tuyên bố giải thể vào ngày 1/3/2019.
Xiaosong Wang (34 tuổi), người Thanh Đảo sở hữu một ngôi nhà ở Upton, tiểu bang Massachusetts, là em họ của Jiali Wang. Theo tài khoản mở tại Mỹ, Xiaosong Wang làm việc tại Qingdao Huayi Textile and Clothing Co., Ltd.
Ngoại trừ 3 người nói trên có căn hộ ở Mỹ, thường xuyên đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc, mùa hè sang Mỹ tránh nóng, mùa thu thì trở về Trung Quốc, các giao dịch viên khác đều không ở Mỹ. Trong đó, 8 người đến từ Sơn Đông Huệ Dân, Thái An, Phì Thành, Thanh Đảo của tỉnh Sơn Đông, và 5 người sống ở Thượng Hải. Theo các công ty mà họ làm việc đã đăng ký với SEC, một số là nhân viên của các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc, một số là nhân viên của các công ty niêm yết và một số là nhân viên của các trường tiểu học.
Ví dụ: Shuang Chen (36 tuổi), là người Huệ Dân, Trung Quốc, làm việc cho RuiZhi Computer Technology; Lirong Gao 32 tuổi làm việc cho Taian Tailian Xin Nengyuan; Tonghui Jia (35 tuổi) sống ở Thượng Hải, làm việc cho Ya Lan Advertising Co; Xuejie Jia (33 tuổi), làm việc tại Taian Huasheng Communication Technology; Lujun Sun (36 tuổi), làm việc tại Shanghai Fulin Anzhuang Gongcheng; Huailong Wang (40 tuổi), sống ở Thượng Hải và là nhân viên của Baosteel Group Corporation.
Jiadong Wang (33 tuổi), là nhân viên của Taian Jiankong Shebei Anzhuang Co. Ltd.; Jiafeng Wang (48 tuổi) làm việc tại Trường tiểu học trung tâm Yiyang (Yiyang Zhongxin Elementary School); Linlin Wu (36 tuổi) làm việc tại trường mầm non ở Thái An (tỉnh Sơn Đông) thuộc RYB Education (Taian Honghuanglan Parent-Child Paradise); Xing Lin (35 tuổi) làm việc trong công ty niêm yết Weichai Power; Yong Yang (31 tuổi) làm việc cho Shanghai Yilian Digital Technology; Jiancheng Zhao (40 tuổi) làm việc tại Shanghai Baolaite Gas.
Trong số bị cáo cứu trợ, Wei Guan (69 tuổi) sống ở Duy Phường và đã nghỉ hưu; Jingquan Liu (64 tuổi) làm việc tại Qingdao Sean Group Limited By Share; Rishan Liu (35 tuổi) làm việc tại Qingdao Qi Yuan Engineering Technology; Weigang Yang (30 tuổi) làm việc tại Qingdao Qiyuan Gongchengjishu; Jingru Zhai (35 tuổi) làm việc cho Weifang Jianhe Medical Devices Co. Ltd.
Danh tính của những người nói trên đều là phiên âm, căn cứ vào tài liệu của tòa án Massachusetts, Thông tin công việc của họ đều từ hồ sơ đăng ký mở tài khoản chứng khoán của họ tại Mỹ, phóng viên Epoch Times không thể xác minh được.
Từ khóa Người Trung Quốc thị trường chứng khoán Mỹ Thao túng thị trường chứng khoán