Bà Gay đã từ chức hiệu trưởng Đại học Harvard dưới áp lực nặng nề
- Mộc Vệ
- •
Hiệu trưởng Đại học Harvard Claudine Gay đã tuyên bố từ chức vào thứ Ba (ngày 2/1), đây là hệ quả trước những cáo buộc gây nhiều điều tiếng không hay đối với bà trong việc xử lý không hợp lý vụ bê bối về chủ nghĩa bài Do Thái trong trường và ‘vấn đề trích dẫn’ trong nghiên cứu học thuật.
Sau tranh cãi trước Quốc hội Mỹ vào tháng trước về lời khai liên quan chủ nghĩa bài Do Thái trong khuôn viên trường, bà Gay trở thành hiệu trưởng Ivy League thứ hai từ chức (Ivy League là nhóm 8 trường đại học nghiên cứu tư nhân danh giá nhất ở Đông Bắc nước Mỹ). Trước đó, Hiệu trưởng Liz Magill Đại học Pennsylvania cũng đã từ chức.
Trong một bức thư gửi cộng đồng Harvard, bà Gay viết: “Với trái tim nặng trĩu và tình yêu sâu sắc dành cho Harvard, tôi viết thư để thông báo với các bạn rằng tôi sẽ từ chức hiệu trưởng. Đây không phải quyết định mà tôi có thể dễ dàng đưa ra. Trên thực tế, đó là điều khiến tôi khó nói nên lời, vì tôi luôn mong chờ được làm việc với nhiều người trong số các bạn để thúc đẩy cam kết về sự xuất sắc trong học tập – điều đã khiến trường đại học vĩ đại này trường tồn qua nhiều thế kỷ”.
Bà cho hay thêm: “Rõ ràng rằng việc tôi từ chức là vì lợi ích tốt nhất của Harvard, để cộng đồng của chúng ta có thể vượt qua thời gian thử thách này, vì cần tập trung vào tổ chức hơn là bất kỳ cá nhân nào”.
Hội đồng quản trị của Đại học Harvard đã thông báo hôm thứ Ba rằng Chủ nhiệm học thuật Alan M. Garber sẽ giữ chức hiệu trưởng lâm thời cho đến khi trường tìm được hiệu trưởng mới.
Bà Gay là hiệu trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Đại học Harvard và là người phụ nữ thứ hai giữ chức này của Đại học Harvard. Việc từ chức của bà diễn ra chỉ sau hơn 6 tháng đảm nhiệm chức vụ, nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử trường đại học này.
Sau vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10, cách lãnh đạo Đại học Harvard xử lý các vụ việc bài Do Thái trong khuôn viên trường đã thu hút sự chú ý rộng rãi.
Hôm thứ Hai, Washington Free Beacon, một trang web tin tức chính trị bảo thủ của Mỹ, đưa tin rằng một bản cáo trạng mới không có chữ ký được đệ trình lên Đại học Harvard đã cáo buộc bà Gay về 6 vấn đề khác liên quan đạo văn.
Hội đồng quản trị của Harvard cho biết cách đây vài tuần rằng một “đánh giá độc lập” về công trình học thuật đã xuất bản của bà Gay cho thấy bà liên tục không trích dẫn đầy đủ nguồn – điều khiến bà đã yêu cầu chỉnh sửa lại hai bài công bố nghiên cứu. Sau tuyên bố của Harvard, vẫn có thêm nhiều cáo buộc đạo văn xuất hiện, nhưng bà Gay vẫn khẳng định “sự liêm chính trong học tập của mình”.
Ngày 5/12/2023, Ủy ban Giáo dục và Lực lượng Lao động (Education and the Workforce Committee) Hạ viện Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần về chủ nghĩa bài Do Thái trong khuôn viên trường đại học. Dân biểu Elise Stefanik đã hỏi bà Gay và ông Magill, cũng như Chủ tịch Sally Kornbluth của MIT rằng, “Kêu gọi diệt chủng người Do Thái” có vi phạm quy tắc ứng xử của trường tương ứng hay không.
Ông Magill và bà Gay đã bị chỉ trích vì không trả lời trực tiếp những câu hỏi như vậy, khi đó họ cho biết vấn đề có vi phạm quy tắc ứng xử hay không còn phụ thuộc vào bối cảnh của tuyên bố bài Do Thái. Cả hai sau đó đều đưa ra tuyên bố rằng những bình luận như vậy cần phải bị lên án rõ ràng hơn.
Ông Magill từ chức vào ngày 10/12.
Trong khi đó sau khi được Hội đồng Quản trị Harvard tuyên bố ủng hộ, bà Gay vẫn giữ chức hiệu trưởng tiếp vài tuần.
Dân biểu Stefanik đã phản hồi trên Twitter hôm thứ Ba việc bà Gay từ chức: “Hai người (hai hiệu trưởng) đã từ chức…. @Harvard biết rằng vị Hiệu trưởng bài Do Thái đạo văn đã buộc phải từ chức, đây chỉ là khởi đầu cho vụ bê bối lớn nhất đối với bất kỳ trường cao đẳng hoặc đại học nào trong lịch sử [Mỹ]”.
Hội đồng Quản trị Harvard cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã chấp nhận đơn từ chức của bà Gay “với nỗi buồn”. Tuyên bố viết: “Tuy Hiệu trưởng Gay thừa nhận sai lầm và chấp nhận trách nhiệm, bà ấy đã cho thấy khả năng nhẫn nại phi thường khi đối mặt với các cuộc tấn công cá nhân nghiêm trọng và kéo dài”.
Tuyên bố cũng cho biết một số tấn công diễn ra ở nơi công cộng, nhưng phần lớn đều qua email và cuộc gọi điện thoại, bao gồm các hình thức xúc phạm và đôi khi là phân biệt chủng tộc – đó là điều phải lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể.
Vấn đề chống Do Thái
Vấn đề chống Do Thái là vấn đề rất nhạy cảm, do những nguyên nhân có từ lâu trong lịch sử.
Sau khi chiến tranh Israel mới nổ ra hôm 7/10, thì chỉ vài hôm sau đó, ngày 12/10 ông chủ X (Twitter) Elon Musk đã ‘đào’ ra một đoạn video hài hước của tận 9 năm trước về tình cảnh tồi tệ trong giới truyền thông là hễ báo chí hay truyền thông nào mà dám động tới Israel thì sẽ bị tắt tiếng bởi các loại chụp mũ như chống Do Thái, biện hộ cho khủng bố, phản dân chủ, v.v. Truyền thông nào động đến Israel thì bị tắt tiếng, nhưng đưa tin xung đột ở Ukraine thì không sao:
This clip is 9 years oldpic.twitter.com/2r6BZnaDis
— Elon Musk (@elonmusk) October 12, 2023
X (Twitter) kể từ khi được tỷ phú giàu nhất nhì thế giới Elon Musk tiếp quản vào hơn 1 năm trước, đã được cải tổ trở thành môi trường truyền thông cởi mở hơn, điều được cư dân mạng hoan nghênh.
- EU gửi tối hậu thư cho Elon Musk, yêu cầu kiểm duyệt X
- Thủ tướng Israel đưa ông Elon Musk tới thăm các thị trấn bị Hamas tấn công
Tuy nhiên, kể từ chiến tranh Israel, thì X (Twitter) cũng trở thành nơi phát biểu mà không bị kiểm duyệt chặt chẽ. Tức là trở thành nơi phát biểu của tiếng nói phản đối Israel và bênh vực Palestine. Những tiếng nói này sẽ bị kiểm duyệt trên các phương tiện truyền thông đông đảo khán giả khác.
EU đã phản ứng gay gắt khi tháng trước nhấn mạnh rằng nếu ông Musk không tăng cường kiểm duyệt X theo ‘tiêu chuẩn EU’ thì EU có thể phạt nặng ông Musk.
Cũng vào tháng 11, IBM đã đơn phương hủy ngang hợp đồng quảng cáo trên X với lý do rằng họ chứng kiến một quảng cáo của IBM đăng trên X nhưng lại gần với một thông điệp ‘khủng bố’ nào đó. Dẫn đầu bởi IBM, các hãng ‘khổng lồ’ khác như Apple cũng tuyên bố hủy ngang các hợp đồng quảng cáo trên X. Điều này dẫn tới tình trạng khó khăn về tài chính cho nền tảng mạng xã hội vốn dựa phần nhiều vào thu nhập bằng quảng cáo này.
Sau đó Elon Musk đã theo lời mời của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để tới thăm Israel, cụ thể là tới thăm nơi mà Israel ‘giữ lại hiện trường’ thảm cảnh mà Hamas gây ra trong cuộc tấn công bất ngờ ngày 7/10.
Từ đó, ông Musk công khai lên tiếng phản đối Hamas, và thôi không thỉnh thoảng đăng các tweet kiểu chỉ trích nạn tắt tiếng những ai dám chống Do Thái như ví dụ trên nữa. Cuối cùng các quảng cáo lại quay trở lại X như thực tế cho thấy.
Ngoài ra, một vụ việc mới xảy ra gần đây, một bức tranh biếm họa do họa sỹ Mỹ Gary Varvel vẽ, miêu tả ông Zelensky tham lam đang lén trộm lấy ví tiền của Tổng thống Mỹ Biden, lại bị Thủ tướng Canada Trudeau gán ghép liên quan đến chủ nghĩa “chống Do Thái.” (anti-Semitic) [1]. Dưới sức ép của các ‘công luận’ như vậy, tờ báo The Toronto Sun, cơ quan truyền thông đăng bức ảnh này, đã phải chính thức xin lỗi.
Phóng viên Glenn Greenwald gọi lời xin lỗi là “ngu ngốc và nhục nhã” của giới truyền thông, và miêu tả bức tranh hài hước chỉ là “một bức biếm họa chính trị hoàn toàn bình thường và thông thường, nó cho thấy Zelensky móc túi Biden, bởi vì bạn biết đấy, [trên thực tế] ông ấy đang đòi thêm hàng chục tỷ đô la cho cuộc chiến ở Ukraine.”
Mặc dù về phương diện cá nhân, ông Zelensky đúng là người Do Thái, nhưng có cư dân mạng lên tiếng chất vấn: “Nào có liên quan gì giữa việc Zelensky lấy tiền của Mỹ với vấn đề chống Do Thái ở đây chứ? Theo tôi đây chỉ là cách diễn giải của các vị mà thôi.”
Mộc Vệ (t/h)
Từ khóa đại học Harvard Chống Do Thái Bài Do Thái Claudine Gay