Biểu tình và diễu hành đông cỡ hàng ngàn người ở London, Washington, Berlin, Paris,… với các khẩu hiệu và lời hô như “Chấm dứt công hãm Gaza”, “Tự do cho Palestine”, v.v.

Palestine 1
Người Palestine biểu tình ở London (Anh) kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)

Video cảnh các cuộc biểu tình và diễu hành lớn ủng hộ Palestine diễn ra khắp nơi, ngay cả ở các quốc gia phương Tây.

  • London (Anh):

  • Washington (Mỹ):

  • Berlin (Đức):

  • Toronto (Canada):

  • Biểu tình các nơi ở các nước phương Tây:

Hiện nay, thống kê từ Bộ Y tế Gaza (trong vùng Hamas kiểm soát) công bố 9.488 người Palestine đã bị bom đạn của Israel giết chết kể từ khi Dải Gaza bị công hãm gần 1 tháng qua. Con số tử vong từ phía Israel vẫn  dừng ở 1.400 người.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1/11 đã có lời yêu cầu “tạm ngưng bắn” vì mục đích nhân đạo sau khi cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ cảnh báo sẽ vận động không bỏ phiếu cho ông vào bầu cử tổng thống 2024. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ điều ấy, và kiên trì hoạt động công hãm và tấn công trên bộ và Gaza.

BBC báo cáo hàng chục ngàn người biểu tình, diễu hành, và biểu tình ngồi diễn ra ở London (Luân Đôn) và các nơi khác của Anh quốc vào Thứ Bảy 4/11.

Cảnh sát ước tính, chỉ riêng trung tâm London, số người biểu tình đã đạt 30.000 người.

29 người ở London đã bị cảnh sát bắt vì tội kích động thù hận chủng tộc. 2 người bị bắt vì chữ trên biểu ngữ vi phạm quy định về chống khủng bố. 1 người bị bắt vì lời lẽ tuyên truyền chống Do Thái (anti-semitic). 1 người bị bắt vì kích động thù hận. 3 người bị bắt vì tấn công cảnh sát. 9 người bị bắt vì vi phạm trật tự công cộng. 10 người bị bắt vì các hành vi gây rối không phối hợp với cảnh sát, v.v.

BBC báo cáo, cả phía cảnh sát và phía nhà tổ chức biểu tình đều nói rằng lần biểu tình này là tương đối ôn hòa và có trật tự. Người tổ chức đã lập luận biểu tình mà không như vậy thì là “thiếu tôn trọng những người đã ngã xuống vì chiến tranh, và cũng là xúc phạm những ai diễu hành vì hòa bình.”

AP báo cáo hàng ngàn người đã tiến hành biểu tình ở Washington, phản đối chính quyền Biden, và ủng hộ người Palestine.

“Người Palestine là những người kiên định,” một người biểu tình Renad Dayem đến từ Cleveland nói. “Chúng tôi cần một người lãnh đạo mà không phải là con rối của Chính phủ Israel.”

Người biểu tình còn mang các bao màu trắng có vệt đỏ —tượng trưng cho những người Palestines bị bom đạn Israel giết chết, họ được cho vào các bao trắng đem đi chôn— và giương các biểu ngữ “Biden phản bội chúng tôi”, “chúng tôi sẽ nhớ tháng 11” ám chỉ họ sẽ không bầu phiếu cho ông vào lần bầu cử tổng thống sang năm 2024.

AP cho hay ở Paris cũng có hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Palestine, đòi ngừng bắn cho Dải Gaza, và đám đông hô lớn, “Israel! Tên sát nhân!”

Đám đông giương biểu ngữ viết “Chấm dứt thảm sát ở Gaza” và đồng thanh hô “Palestine sẽ sống! Palestine sẽ thắng!”

Có nhóm nhằm vào ông tổng thống hô “Macron! Kẻ đồng lõa!”

AP cũng cho hay, tại trung tâm thủ đô Bucharest của Rumani, hàng trăm người biểu tình ủng hộ Palestine hô lớn “Cứu lấy trẻ em ở Gaza!”

Tại Ý, khoảng 4.000 người đã biểu tình ở thành phố Milan, và một đám khác hàng ngàn người biểu tình ở Rome.

“Họ đánh bom vào trường học của chúng tôi, vào bệnh viện của chúng tôi,” một người biểu tình là sinh viên 22 tuổi mang tên Yara Abushab nói. “Tôi đã mất đi thân nhân của mình, lần cuối cùng tôi liên lạc với họ là một tuần trước.”

“Từ sông đến biển” là có ngụ ý gì?

Những người biểu tình ủng hộ Palestine nhiều lúc hô các khẩu hiện như “Từ sông đến biển — Người Palestine sẽ tự do!”

Theo Al Jazeera, câu này đôi khi bị hiểu lầm là có tính kích động và mang theo hàm nghĩa chống Do Thái. Nhưng kỳ thực “từ sông đến biển” là có ý nghĩa mang tính lịch sử của nó.

Theo Al Jazeera, khẩu hiệu này có từ thời 1964, và dưới thời lãnh đạo của Yasser Arafat, quân giải phóng Palestine (PLO) thành lập được một chính quyền cai quản từ sông Jordan cho đến biển Địa Trung Hải. Nơi đây gồm có các địa danh lịch sử lâu đời.

Về tranh luận phân chia lãnh thổ, thì cần quay về trạng thái 1948, khi đó một kế hoạch được đưa ra bởi LHQ vào một năm trước đó, mà trong đó chính phủ của người Do Thái chiếm 62% vùng đất trước đó là thuộc địa của Anh, và tách bạch khỏi chính phủ của người Palestine.

Sau đó là những giao tranh và dẫn tới tình trạng như ngày nay: Người Palestine chỉ còn ở Bờ Tây và Dải Gaza. Khẩu hiệu “từ sông đến biển” là nhắc lại một thời quá khứ.

Mặc dù khẩu hiệu này có thể được lý giải là nguyện vọng muốn đòi lại lãnh thổ và tự do của người Palestine, nhưng nó có thể được lý giải thành khẩu hiệu khác đi.

“Từ sông đến biển chỉ có thể là lãnh thổ của Israel,” trong tuyên ngôn của đảng lãnh đạo năm 1977 đã viết như vậy. Cho nên, người Palestine hô khẩu hiệu đó sẽ có nghĩa là “gây nguy hiểm cho an ninh của dân chúng Do Thái” “đe dọa tồn tại của Chính phủ Israel.”

Nhật Tân