Chính sách khí hậu của Biden sẽ gây thiệt hại cho lao động Mỹ, nâng đỡ Nga, Iran
- Đức Thiện
- •
Trong tháng cuối cùng của cựu Tổng thống Donald Trump tại nhiệm sở, Hoa Kỳ đã đạt được điều mà nước này chưa từng có trong hơn một thế hệ: Vào tuần cuối cùng của tháng 12/2020, nước Mỹ đã không nhập khẩu một giọt dầu thô nào từ Ả Rập Saudi lần đầu tiên trong 35 năm.
Đối với nhiều người, đó là minh chứng cho chính sách năng lượng nước Mỹ trên hết của ông Trump. Chính sách này đã ưu tiên dựa vào sản xuất nội địa và đẩy giá dầu thô toàn cầu giảm xuống dưới 50 USD/ thùng trong gần cả năm 2020 và giá xăng tại Mỹ ở mức trung bình khoảng 2,30 USD/gallon vào tháng 12/2020.
Giá dầu thô ở mức thấp trong suốt năm 2020 cũng đã kìm kẹp nền kinh tế Nga vốn phụ thuộc vào năng lượng, dẫn tới sự bất ổn lớn tại Moscow.
Bây giờ, vào thời điểm một tháng nước Mỹ dưới sự điều hành của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden, giá dầu thô đã tăng lên mức 65 USD/thùng và giá xăng tại Mỹ là 2,72 USD/gallon, do tác động của nhiều sự kiện địa chính trị. Các nhà kinh tế học và các nhà lập pháp tại các bang sản xuất các sản phẩm năng lượng đều lo lắng rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng khi quy định thay đổi liên quan đến khí hậu của Đảng Dân chủ bắt đầu ảnh hưởng thực sự tới đời sống.
Trong ngày đầu tiên cầm quyền, ông Biden đã ra lệnh đình chỉ dự án đường ống Keystone XL nối từ Canada tới Mỹ. Các nghiệp đoàn cho rằng quyết định dừng dự án này sẽ lấy đi khoảng 11.000 việc làm của lao động Mỹ. Ông Biden cũng đưa nước Mỹ tái nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đình chỉ khoan dầu mới trên đất liên bang trong 60 ngày, và chỉ định Dân biểu Deb Haaland làm Bộ trưởng Nội vụ. Dân biểu này là người dẫn đầu các nỗ lực phản đối khai thác dầu khí tại Mỹ. Việc bổ nhiệm nhân sự này làm dấy lên lo ngại rằng chỉ lệnh tạm dừng khoan dầu có thể sẽ duy trì lâu dài hơn.
“Khoan dầu bằng công nghệ nứt gãy thủy lực [fracking] là có hại cho không khí chúng ta thở và nguồn nước chúng ta uống. Đấu thầu đất cho các dự án fracking và khoan dầu chỉ đem lại lợi nhuận cho một số người”, Deb Haaland viết trên Wall Street Journal năm 2017, trước khi bà được bầu vào Quốc hộ liên bang.
Mặc dù giá năng lượng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố địa chính trị – chẳng hạn như giảm nhu cầu do đại dịch, nhưng vẫn có sự đồng thuận ngày càng tăng trong giới kinh tế học rằng các chính sách của ông Biden có lẽ sẽ kiềm chế tăng trưởng sản xuất tại Mỹ và thúc đẩy tăng giá năng lượng trong dài hạn, đồng thời gây hứng thú cho các nhà hoạt động môi trường.
Ông Steve Moore, nhà kinh tế học làm việc tại Quỹ Di sản, và từng là cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Trump, nói rằng kế hoạch năng lượng và khí hậu của ông Biden “thực sự phơi bày sự chia rẽ giữa những người có quan điểm vì công nhân và những người có quan điểm vì môi trường trong Đảng Dân chủ. Toàn bộ nghị trình xanh hóa ra là biện pháp chống lại công nhân công nghiệp cổ cồn”.
Ông Moore cho rằng một trong những điều nực cười của nghị trình Biden là nó sẽ trợ giúp cho Nga, Ả Rập Saudi và Iran, trong khi lại gây hại tới thị trường Mỹ.
Các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khí như Nga sẽ thịnh vượng khi giá dầu thô tăng lên 70 USD/thùng, và họ sẽ chịu tốn thất khi giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thùng, các chuyên gia nhận định.
Ông Moore nói: “Tôi hoàn toàn không có chút hoài nghi nào về sự trớ trêu của sự phí lý trong cáo buộc Trump thông đồng với Nga khi mà thực sự không có bất kỳ ai và điều gì đã gây tổn hại cho Nga hơn ông Trump và các chính sách năng lượng nước Mỹ trên hết của ông ấy. Nga thực sự chẳng khác gì một quốc gia thế giới thứ ba, có [tài nguyên] dầu khí”.
“Các chính sách năng lượng vì nước Mỹ của ông Trump là thảm họa cho Nga, và sự thật ông Biden là của trời cho của Nga”, ông Moore nói thêm.
Cựu cố vấn kinh tế trưởng của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump, ông Peter Navarro đã đồng tình với đánh giá của ông Steve Moore.
Ông Navarro nói: “Xét cả về quan điểm chính sách đối ngoại và chính sách năng lượng, bạn không thể có một tổng thống Mỹ nào khác tốt với Nga hơn Joe Biden. Và thật là trớ trêu, khi tất cả những thứ tào lao mà họ [Đảng Dân chủ] đã ném về phía Tổng thống Trump là Nga, Nga, Nga”.
Dân biểu Cộng hòa Greg Steube (bang Florida) nói trên Just the News hôm 22/2 rằng ông lo sợ một sự tái cân bằng thị trường năng lượng dài hạn sẽ khiến Mỹ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của Iran, Ả Rập Saudi và Nga.
“Nhân danh [ứng phó] biến đổi khí hậu và sự thắng thế của cực tả, phong trào cấp tiến trong đất nước ta, chúng ta sẽ từ bỏ sản xuất dầu mỏ nội địa. Và sau đó, chúng ta sẽ buộc phải trở thành quốc gia mua dầu mỏ từ các nước khác, vốn không phải là bạn bè và đồng minh của chúng ta. Điều đó cực lỳ vô lý”, ông Steube nói.
Ông Steube cũng cho biết hầu hết người Mỹ hiện nay đang không nhận được đủ thông tin về cách mà chính sách khí hậu của ông Biden sẽ trợ giúp cho Nga và các quốc gia khác vốn không thân thiện với Mỹ.
“Truyền thông dòng chính sẽ không nói về cách mà chính quyền Biden đang giúp đỡ Nga thông qua những thứ họ đang làm liên quan đến dầu khí. Họ sẽ không nói về điều đó”, ông Steube nói.
Dù cho các hãng tin có đưa tin về các chính sách đó của chính quyền Biden hay không, thì ngành năng lượng Mỹ cũng đã tiến hành đánh giá về chúng. Viện Xăng dầu Mỹ, nhóm thương mại dầu khí hàng đầu nước Mỹ, gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu cho thấy rằng việc cấm dài hạn việc cho thuê đất khai thác dầu khí có thể gây ra những tác động như sau:
- Tăng nhập khẩu dầu mỏ từ nguồn nước ngoài lên khoảng 2 triệu thùng/ ngày vào năm 2030.
- Giảm xuất khẩu khí thiên thiên hàng năm của Mỹ khoảng 800 tỷ bộ khối khí (23 tỷ mét khối khí).
- Giảm GDP của Mỹ ở mức lũy kế 700 tỷ USD vào năm 2030.
- Xóa bỏ gần 1 triệu việc làm vào năm 2022.
- Tăng chi phí năng lượng hộ gia đình Mỹ khoảng 19 tỷ USD vào năm 2030.
Ông Narravo, một trong những người đã giúp thiết kế chính sách thống trị năng lượng chiến lược của ông Trump, đã nói rằng tác động thực sự của các chính sách khí hậu của ông Biden sẽ trở nên rõ ràng hơn khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục sau đại dịch virus Vũ Hán.
“Khi chúng ta quay trở lại nền kinh tế mạnh mẽ, chúng ta sẽ có ít việc làm hơn trong ngành dầu mỏ, sản xuất ít cạnh tranh hơn và giá năng lượng cao hơn”, ông Navarro nói.
Mặc dù những nhân vật ủng hộ Trump đã đang là tiếng nói mạnh mẽ nhất về tác động của các chính sách khí hậu của ông Biden, nhưng cũng có những lo lắng về điều đó xuất hiện trên diện rộng từ trong giới học thuật đến toàn bộ các giới trong phổ hệ tư tưởng. Các chuyên gia nói rằng những thay đổi về chính sách năng lượng của ông Biden có lẽ sẽ không làm giảm được nhu cầu sử dụng năng lượng tại Mỹ, đồng nghĩa với việc giá năng lượng sẽ tăng cao hơn và phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn trong dài hạn, đặc biệt nếu lệnh cấm khoan dầu kéo dài.
Ông Stephen Barnes, giám đốc Trung tâm Chính sách Công Blanco tại Đại học Louisiana, gần đây đã nói với tờ the Advocate rằng: “Điều này [chính sách năng lượng của ông Biden] có thể không làm giảm tiêu thụ [năng lượng]. Thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể phản ứng với giá cao hơn và tăng khối lượng bán ra từ Trung Đông và Nga”, từ đó buộc Mỹ phải quay sang nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Đức Thiện (Theo Just the News)
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện chính quyền Biden chính sách năng lượng chính sách khí hậu biến đổi khí hậu khai thác dầu khí