Đức cấm Volkswagen bán tuabin khí cho Trung Quốc
- Theo RFI
- •
Theo các nguồn tin, vì lý do an ninh quốc gia nên Chính phủ Đức đã cấm Volkswagen bán tuabin khí cho các công ty Trung Quốc.
Hôm thứ Tư (3/7), nội các chính phủ Đức đã phê chuẩn lệnh cấm nêu trên do Bộ Kinh tế nước này đề xuất.
Nguyên nhân là do công ty mẹ của bên mua tiềm năng là Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) có quan hệ quá chặt chẽ với quân đội Trung Quốc, việc bán hàng không được phép căn cứ theo “Đạo luật Ngoại thương” của Đức.
Tua bin khí sử dụng để cung cấp năng lượng cho đường ống nhưng cũng có thể được lắp đặt trên tàu chiến. Theo Đạo luật Ngoại thương, chính phủ có thể cấm các công ty bán hàng cho các nước ngoài EU nếu điều đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Công ty Giải pháp Năng lượng MAN của Volkswagen cho biết họ sẽ không tìm kiếm người mua mới, thay vào đó sẽ ngừng phát triển mới các tuabin khí và hạn chế bảo trì chúng. Không rõ điều đó có vấn đề gì đối với khoảng 100 nhân viên của họ?
Trên thực tế Công ty Giải pháp Năng lượng MAN vào tháng 7/2023 đã hoàn tất việc bán lại công ty này cho Công ty Tua bin khí Longjiang Guanhan (GHGT) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Nhà nước Trung Quốc (GHGT), cũng đàm phán bảo hành 5 năm cho các nhà máy Oberhausen và Zurich. Thời điểm đó không gặp vấn đề gì trong việc bán công nghệ và bí quyết cho công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Đạo luật Ngoại thương của Đức, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đạt quy mô nhất định hay mua lại công ty của Đức thì công ty Đức phải báo cáo với Bộ Kinh tế Liên bang để kiểm tra xem có vấn đề an toàn hay không. Chính phủ có quyền phủ quyết thỏa thuận nếu có lo ngại thương vụ có vấn đề gây tổn hại cho Đức.
Trung Quốc đang nỗ lực hiện đại hóa đội tàu lớn nhất thế giới của họ, muốn những con tàu có thể chạy bằng tua-bin khí thay vì động cơ diesel.
Cụ thể, Công ty Tua bin khí Longjiang Guanhan – Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc – đang thúc đẩy mua lại bộ phận tua bin khí từ Giải pháp Năng lượng MAN.
Ngoài tua bin khí, công ty Giải pháp Năng lượng MAN còn sản xuất tua bin hơi nước và động cơ lớn.
Theo nhật báo Die Zeit có trụ sở tại Berlin, Tập đoàn Volkswagen kể từ năm 2011 đã nắm giữ phần lớn cổ phần của Tập đoàn MAN. Trong quá trình xem xét, Volkswagen đã trấn an những lo ngại của Chính phủ Liên bang về việc họ bán hàng sang Trung Quốc. Theo những người trong cuộc, báo cáo do công ty đệ trình đã bác bỏ tính phù hợp của tua bin khí hoặc công nghệ cơ bản mà họ bán có thể dùng cho tàu chiến Trung Quốc.
Tờ Business dẫn các nguồn tin không công khai từ Trung Quốc cho hay, Công ty Tua bin khí Longjiang Guanhan là một phần của Viện nghiên cứu 703 của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC). Cả hai đều là nhà cung cấp cho các công ty quốc phòng Trung Quốc. Viện nghiên cứu 703 bị Mỹ đưa vào danh sách các công ty không trung thực (The List of Dishonest Enterprises).
Từ khóa tua bin khí Volkswagen quan hệ Trung Quốc - Đức