Hội đồng năng lượng: Lệnh cấm khoan dầu của Joe Biden “giết chết” việc làm của người Mỹ
- Phan Anh
- •
Giám đốc điều hành của Hội đồng Thăm dò và Khai thác Mỹ cho biết trong một tuyên bố hôm 27/1 vừa qua rằng kế hoạch cấm cho thuê khoan dầu trên đất liên bang của ông Joe Biden đang “giết chết” việc làm và sự độc lập về năng lượng của người Mỹ trong một nền kinh tế đang vật lộn với đại dịch virus corona.
Bà Anne Bradbury cho biết: “Việc trừng phạt ngành công nghiệp dầu khí sẽ giết chết những công việc được trả lương cao của người Mỹ, làm tổn hại đến nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của chúng ta, khiến đất nước chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn năng lượng nước ngoài và tác động đến những người dựa vào năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng. Chúng tôi muốn trở thành đối tác trong quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của quốc gia mình.”
Hội đồng báo cáo rằng lần đầu tiên việc sản xuất năng lượng được “thực hiện ở Mỹ, bởi công nhân Mỹ, trong các cộng đồng người Mỹ” trong khi vượt quá nhu cầu, như các số liệu trước đây xác nhận.
— Breitbart News (@BreitbartNews) July 1, 2019
Hội đồng cho biết việc cấm sản xuất trong nước trên đất liên bang sẽ không làm giảm nhu cầu về dầu và khí đốt mà chỉ khiến Mỹ phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài. Cơ quan này giải thích:
“Sản xuất trong nước ít hơn đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều dầu và khí đốt hơn từ các quốc gia ít được quản lý và không ổn định. Khi chính phủ liên bang làm việc với các tiểu bang và công ty để đảm bảo sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên an toàn và bảo vệ môi trường, kết quả là tạo ra các công việc được trả lương cao và các nguồn lực mà các tiểu bang cần cho những dịch vụ quan trọng như giáo dục công cộng và chăm sóc sức khỏe.”
Theo Viễn cảnh Phát triển Bền vững (Sustainable Development Scenario) của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giả định trong phân tích của mình rằng mọi quốc gia đều đáp ứng các cam kết của họ trong Hiệp định Khí hậu Paris, thế giới sẽ vẫn nhận được gần 50% năng lượng từ dầu và khí đốt vào năm 2040.
Hội đồng chỉ ra rằng Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc quản lý môi trường:
- Kể từ năm 2010, cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ đã chứng kiến sản lượng khí đốt tự nhiên tăng gần gấp đôi, trong khi tổng lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng của Mỹ giảm đáng kể.
- Vào năm 2019, do kết quả của công nghệ nứt vỡ thủy lực (fracking) và việc tăng sản lượng khí đốt tự nhiên, Mỹ đã giảm 140 triệu tấn khí thải CO2, mức giảm lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào theo IEA.
- Do việc cắt giảm lượng khí thải với công nghệ fracking của Mỹ đã vượt xa phần còn lại của thế giới. Theo EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ), từ năm 2005 đến năm 2018, tổng lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng của Mỹ đã giảm 12%, trong khi lượng khí thải liên quan đến năng lượng toàn cầu tăng gần 24% trong giai đoạn này.
- Lượng khí thải mêtan từ các hệ thống dầu và khí đốt tự nhiên giảm 23% kể từ năm 1990, theo ấn bản năm 2020 của EPA có tên: Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks (tạm dịch: “Kiểm kê Phát thải và Bể hấp thụ Khí Nhà kính của Mỹ”)
Bà Bradbury cho hay rằng nhờ những thành tựu năng lượng của Mỹ, nó có thể giúp các nước khác đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường.
Bà nói: “Đây nên là cơ hội để các công ty Mỹ giúp các quốc gia khác đáp ứng các cam kết về khí hậu. Tuy nhiên, cách tiếp cận mà Chính quyền đã thực hiện cho đến nay đi ngược lại với các mục tiêu đã nêu của họ là giảm lượng khí thải và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.”
“Đáp ứng thách thức kép của biến đổi khí hậu toàn cầu và cung cấp năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng cùng các giải pháp sáng tạo và tiến bộ công nghệ đòi hỏi sự tham gia của ngành dầu khí Mỹ,” hội đồng cho biết trong một email được gửi tới giới truyền thông.
Theo Breitbart,
Phan Anh
Xem thêm:
Từ khóa cấm khoan dầu Dòng sự kiện Biden