Liệu TT Trump có nên áp dụng sắc lệnh năm 2018 để ứng phó can thiệp bầu cử?
- Nhật Minh
- •
Gần đây có nhiều báo cáo cho thấy tin tặc nước ngoài xâm nhập vào hệ thống máy tính của chính phủ Hoa Kỳ làm dấy lên câu hỏi liệu có hay không các tin tặc đã thao túng kết quả bầu cử Mỹ năm 2020; và liệu xâm phạm đó có đủ để kích hoạt lệnh hành pháp 2018 của Nhà Trắng nhằm đối phó hay không.
Theo sắc lệnh hành pháp được TT. Trump ký ngày 12/9/2018, trong vòng 45 ngày sau khi kết thúc cuộc bầu cử (tức là trước ngày 18/12), Giám đốc Tình báo Quốc gia có thể hợp tác với bất kỳ cơ quan và bộ phận hành chính thích hợp nào để đánh giá bất kỳ chính phủ nước ngoài, hoặc bất kỳ cá nhân nào đại diện cho cơ quan chính phủ nước ngoài về ý định hoặc mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
“Mặc dù chưa có minh chứng về việc thế lực nước ngoài can thiệp thay đổi kết quả hoặc thống kê phiếu bầu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào của Hoa Kỳ, nhưng trong lịch sử, thế lực nước ngoài đã từng tìm cách nhúng tay vào hệ thống chính trị tự do và cởi mở của Mỹ. Trong những năm gần đây, sự gia tăng của các loại thiết bị kỹ thuật số và truyền thông internet đã tạo ra nhiều lỗ hổng nhạy cảm, làm tăng phạm vi và cường độ đe dọa can thiệp từ nước ngoài, được thể hiện cụ thể trong bản Đánh giá Cộng đồng Tình báo năm 2017”, theo sắc lệnh.
Sau khi báo cáo của Giám đốc Tình báo được đệ trình, căn cứ vào sắc lệnh hành pháp ngày 12/9/2018, bước tiếp theo sẽ là trong vòng 45 ngày sau khi Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng An ninh Nội địa tiếp nhận báo cáo của ông Ratcliffe (tức là chậm nhất vào ngày 3/2/2021), sẽ cần thực hiện biện pháp hiệp thương tại các chính quyền bang có tranh chấp.
Sau đó các quan chức địa phương phải đệ trình một báo cáo đánh giá tình trạng gửi cho Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng.
Trong khi đó, công ty dữ liệu Allied Security Operations Group hôm thứ Hai 14/12 (giờ Mỹ) cho biết cuộc kiểm tra pháp y máy và phần mềm của Hệ thống Bỏ phiếu Dominion đã cho thấy chúng đã được thiết kế một cách có chủ ý để tạo ra gian lận và gây ảnh hưởng tới các kết quả bầu cử một cách có hệ thống.
Ông Russell Ramsland, đồng sáng lập Allied Security Operations Group, trong báo cáo sơ bộ công bố hôm 14/12, cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng Hệ thống Bỏ phiếu Dominion được thiết kế một cách có cố ý và có chủ đích với các lỗi cố hữu nhằm tạo ra gian lận và gây ảnh hưởng tới các kết quả bầu cử một cách có hệ thống”.
Báo cáo phân tích pháp y nêu trên cũng đã trích dẫn lệnh hành pháp năm 2018, kiến nghị Nhà Trắng nên đánh giá liệu có cần phải áp đặt các điều khoản trong sắc lệnh này hay không.
Trong bài phát biểu quan trọng vào ngày 2/12, Tổng thống Trump cũng đề cập đến việc ông đang cân nhắc việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra vụ tranh cãi gian lận và bất hợp pháp trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020.
Ngày 3/12, ông Ratcliffe đã đăng một bài bình luận trên Wall Street Journal với tiêu đề “Trung Quốc là mối đe dọa số 1 đối với an ninh quốc gia”, kèm theo tựa đề phụ “Chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái định hình và thống trị thế giới là một thách thức đối với thế hệ chúng ta.”
Theo đó Giám đốc Tình báo Ratcliffe cho rằng nếu có thể truyền đạt một điều đến người dân Mỹ từ vị trí đặc biệt của mình, thì “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ hiện nay, và cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới dân chủ và tự do kể từ Thế chiến thứ hai”.
Sau đó trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Fox ngày 7/12, ông Ratcliffe đã chỉ ra rằng: “Từ góc nhìn của cộng đồng tình báo, chúng tôi thực sự đã xác nhận rằng các lực lượng nước ngoài đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.”
Ông cũng nói rằng chính hoạt động bất hợp pháp đã dẫn đến chiến thắng của ông Biden, và ông sẽ từ chối công nhận chính quyền ông Biden.
Nhật Minh
Xem thêm:
Từ khóa Gian lận bầu cử bầu cử Mỹ 2020 Dòng sự kiện Giám đốc Tình báo Mỹ