Mới đây, trang web của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố quy định mới nhằm thắt chặt việc cấp thị thực cho các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thân nhân gia đình họ, hạn chế thời gian lưu trú cũng như số lần nhập cảnh vào Mỹ.

ho chieu Trung Quoc
Hộ chiếu Trung Quốc. (Ảnh: kikujungboy/ShutterStock)

Có phân tích chỉ ra, các lệnh trừng phạt thị thực đã đánh vào “điểm yếu” của các quan chức cấp cao ĐCSTQ và động đến lợi ích thiết thân của họ. Vision Times đã phỏng vấn ông Ngô Văn Hân (Wu Wenxin), giám đốc Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế và là chuyên gia về Trung Quốc tại Đức. Ông chỉ ra kiểu hạn chế này đối với các thành viên ĐCSTQ sẽ còn tiếp tục với các biện pháp nghiêm khắc hơn.

Thời gian hiệu lực thị thực chỉ còn 1 tháng

Theo quy định mới được công bố trên trang web của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Mỹ, các thành viên ĐCSTQ cùng người thân gia đình họ (vợ/chồng và con cái) xin thị thực du lịch/kinh doanh B1/B2 của Mỹ chỉ có giá trị trong một tháng và chỉ được phép nhập cảnh một lần.

Ông Ngô Văn Hân cho rằng biện pháp này là cấp thiết và lẽ ra phải được thực hiện từ sớm hơn. Dưới thời chính quyền Trump, khi đó Quốc hội Mỹ đã kêu gọi hạn chế nhập cảnh đối với các thành viên ĐCSTQ. Tuy nhiên sau đó họ đã thỏa hiệp, chỉ từ chối cấp thị thực cho những kẻ đã tham gia đàn áp nhân quyền, bao gồm đàn áp người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Hồng Kông, các học viên Pháp Luân Công…

“Lần này có thể nói là Mỹ đã mở rộng biện pháp hạn chế, theo đó cơ bản chỉ cần là thành viên của ĐCSTQ thì đều sẽ bị hạn chế dù có tham gia đàn áp nhân quyền hay không. Người trong diện bị hạn chế chỉ được cấp thị thực thời hạn một tháng thay vì ba tháng như trước đây. Lúc trước Đảng viên ĐCSTQ có thể nhập cảnh nhiều lần, nhưng bây giờ thì không được.”

Ông Ngô còn cho rằng kiểu hạn chế này đối với các thành viên ĐCSTQ sẽ không phải là lần cuối cùng, sẽ còn có thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn.

Trong quá khứ những năm 1950 và 1960, Mỹ cũng đã cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh vào Mỹ. Vào thời điểm đó Chính phủ Mỹ xác định rằng tất cả các nước do Đảng Cộng sản cai trị là mối đe dọa lớn đối với Mỹ. Sau này thời những năm 1970 khi ông Kissinger làm Ngoại trưởng đã bị ĐCSTQ lừa, từ đó Mỹ đã mở cửa cho đảng viên Đảng Cộng sản vào.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã thúc đẩy tách Mỹ tách khỏi Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị. Đây cũng là xu hướng chung. Như chúng ta đều biết, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã nhấn mạnh trong phát biểu cách đây không lâu rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, các nước gồm Nga, Triều Tiên, Iran, Venezuela và Cuba đã thiết lập một “trục ma quỷ” và ĐCSTQ là lãnh đạo của họ.

Vấn đề nữa cần lưu ý là ác cảm của người dân Mỹ đối với ĐCSTQ vẫn tiếp tục không suy giảm trong thập kỷ qua. Mỹ là nước dân chủ, các chính khách của nước này đích thực đều do người dân bầu ra, chính sách họ đưa ra ngoài vấn đề quan điểm của họ còn là làm theo ý dân Mỹ. Tổng thống Biden đã đẩy mạnh chiến dịch chống ĐCSTQ cũng một phần vì (trước đó) ông muốn tái nhiệm Tổng thống. Có thể nhìn vào vấn đề sinh viên Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Mỹ trong những năm gần đây có đến hàng ngàn, chỉ riêng tháng 1 năm nay đã nhiều sinh viên Trung Quốc bị Mỹ từ chối.

Lệnh trừng phạt thị thực nhắm vào điểm yếu của quan chức

Theo số liệu do ĐCSTQ công bố, tổng số đảng viên ĐCSTQ tính đến ngày 31/12/2022 là 98,041 triệu. Nhà bình luận thời sự Yang Ning có bài viết trên các phương tiện truyền thông người Hoa bên ngoài Trung Quốc cho hay, nếu tính cả vợ chồng và con cái của họ thì dân số phải gần 200 triệu người.

Yang Ning chỉ ra một trong những lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn của ĐCSTQ là “xóa bỏ các hạn chế về thị thực đối với các tổ chức và cá nhân liên quan ĐCSTQ”. Ông nói: “Từ những lo ngại lặp đi lặp lại về thị thực của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, và từ việc ĐCSTQ coi đó là ‘lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn’, không nghi ngờ gì điều này gián tiếp chứng minh rằng lệnh trừng phạt thị thực của Mỹ đối với các quan chức ĐCSTQ đã chạm đến ‘điểm yếu’ của họ, đụng vào lợi ích thiết thân của họ. Điều này cũng cho thấy chính sách phân biệt ĐCSTQ và người Trung Quốc của Mỹ kể từ thời ông Trump đang phát huy tác dụng, khiến lòng trung thành của quan chức các cấp đối với Đảng suy giảm mạnh, đó là vấn đề khiến bộ máy chính trị này đặc biệt lo ngại”.

Yang Ning tin rằng bên cạnh việc Mỹ thực hiện việc phân biệt giữa ĐCSTQ và người Trung Quốc thì  “các hạn chế thị thực ngày càng nghiêm ngặt của Mỹ đối với các thành viên ĐCSTQ” thực sự khiến người dân Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên ĐCSTQ, phải cân nhắc thận trọng trong mối quan hệ liên quan ĐCSTQ, vì danh tính thành viên của Đảng này ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh và nhập cư của họ vào Mỹ và các nước phương Tây khác.