Mỹ thử tên lửa hành trình tầm xa, được cho là nhằm răn đe Nga
- Phan Anh
- •
Mới đây, quân đội Mỹ đã tiến hành thử nghiệm loại tên lửa hành trình tầm xa được phóng từ thùng hàng Rapid Dragon đặt trên máy bay vận tải. Cuộc thử nghiệm diễn ra trên bầu trời Vòng Bắc Cực, được cho là có mục đích nhằm răn đe Nga.
Cụ thể, quân đội Mỹ đã phóng thử một hệ thống phóng tên lửa hành trình thử nghiệm trên bầu trời Vòng Bắc Cực ngày 9/11. Hoạt động nêu trên bao gồm việc thả hệ thống vũ khí Rapid Dragon, giống như một thùng hàng, mang theo một tên lửa hành trình tầm xa từ một máy bay vận tải C-130 của Lực lượng Tác chiến đặc biệt, gắn với những chiếc dù giảm tốc rơi xuống cho đến khi động cơ tên lửa nổ tung nhằm vào mục tiêu. Hệ thống triển khai vũ khí Rapid Dragon được phát triển bởi Không quân Mỹ cùng với hãng Lockheed Martin, và sự kiện hôm 9/11 đánh dấu màn trình diễn đầu tiên của nó ở châu Âu.
Rapid Dragon là một mô-đun vũ khí xếp chồng lên nhau, được phóng từ máy bay chở hàng và triển khai các loại vũ khí bay, điển hình là tên lửa hành trình. Các hộp triển khai cung cấp một giải pháp với chi phí thấp, cho phép máy bay chở hàng C-130 hoặc C-17 được tái sử dụng như máy bay ném bom độc lập, có thể phóng hàng loạt bất kỳ biến thể nào của tên lửa hành trình AGM-158 JASSM tầm xa hoặc tầm ngắn chống lại các mục tiêu trên bộ hoặc hải quân.
Hệ thống Rapid Dragon đã được sử dụng thành công với máy bay chở hàng 130 và C-17 tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển bằng các phiên bản thử nghiệm và vũ trang JASSM-ER.
#BREAKING video from 352nd Special Operations Wing successful test fire of a palletized Joint Air to Surface Standoff Missile (JASSM). Successful extraction of deployment box, release of JASSM with wing extension, and motor engagement during exercise #ATREUS22 #SOFinEurope pic.twitter.com/3hLcXDJ3bl
— US Spec Ops Europe (@US_SOCEUR) November 9, 2022
Việc lựa chọn Dải vũ trụ Andoya của Na Uy làm nơi thực hiện vụ phóng được xem là hành động có chủ ý. Nằm chếch khoảng 2 độ về phía bắc của Vòng Bắc Cực, Dải vũ trụ Andoya nằm ở rìa phía tây xa xôi của một khu vực có tầm quan trọng về quân sự và kinh tế đối với Nga.
Trung tá Lawrence Melnicoff, chỉ huy cuộc thử nghiệm của quân đội Mỹ, cho hay rằng cuộc thử nghiệm diễn ra “trong phạm vi của Nga. Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn Nga, [và] hành vi bành trướng, bằng cách thể hiện năng lực được tăng cường của các đồng minh [NATO]”.
Washington coi ảnh hưởng của mình ở Bắc Cực đang bị Nga đe dọa. Chiến lược quốc gia về Bắc Cực trong 10 năm của Mỹ, được công bố vào tháng trước, coi việc hợp tác với Moscow ở vùng cực là “gần như không thể”, đồng thời kêu gọi gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở phía trên Vòng Bắc Cực.
Phan Anh
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Nga xung đột Nga - Ukraine Dòng sự kiện