Cho dù sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu xảy ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng ý nghĩa của nó là to lớn. Các sự việc đó cho thấy rằng vào mỗi lúc bức tường thép của chế độ độc tài sụp đổ thì dù sớm hay muộn, dù còn trẻ khỏe hay đã già yếu, những người lãnh đạo Đảng cộng sản đã từng ngồi trên ngai cao trong thể chế cực quyền này đều không thể chạy thoát sự phán xét vô tình của lịch sử.

Nhìn lại số phận vài lãnh đạo cộng sản Đông Âu sau khi chế độ sụp đổ
Prague trong cuộc Cách mạng Nhung. Hình ảnh Miloš Jakeš, lãnh đạo cuối cùng của Đảng cộng sản Tiệp Khắc được sử dụng. Miloš Jakeš sau này bị đề xuất tố tụng khi đã ở tuổi 97. (Ảnh: ŠJů/Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Năm 2015, các quốc gia Đông Âu theo chủ nghĩa cộng sản trước đây ở vùng biển Baltic như Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Hungary v.v. đồng loạt kêu gọi Tòa án quốc tế xét xử hành vi phạm tội của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trên thực tế, thanh toán chủ nghĩa cộng sản còn khó và phức tạp hơn so với thanh toán Đức quốc xã. Không giống như Đức quốc xã, trong thể chế của chủ nghĩa cộng sản có rất nhiều người đã từng là người bức hại và cũng là người bị hại. Quy mô và đối tượng của các cuộc vận động trong xã hội cộng sản không chừa một ai, từ lãnh đạo cho tới người dân thường nghèo khó nhất đều là nạn nhân và đều là thủ phạm.

Nhiều chế độ cộng sản sau khi thành lập đã mang đến cho nhân loại những cuộc thảm sát, bệnh tật, nạn đói, cho đến nạn diệt chủng về văn hóa và chủng tộc. Theo thống kê trong “Sách đen chủ nghĩa cộng sản” của Karel Bartosek cho biết, chỉ tính riêng thế kỷ 20, đã có tổng cộng 100 triệu người trên toàn cầu bỏ mạng vì cách mạng chủ nghĩa cộng sản, trong số đó Liên Xô có 20 triệu người, Trung Quốc có 65 triệu người, Bắc Triều Tiên có 2 triệu người, Campuchia có 2 triệu người, Đông Âu có 1 triệu người… Thực tế, một số học giả khác còn cho rằng số liệu này vẫn còn thấp so với số người chết trên thực tế. Như ở Trung Quốc chẳng hạn, có nguồn cho rằng có ít nhất 80 triệu người tử nạn do nạn đói và các cuộc vận động. Trước đó số người chết trong nạn đói lớn xảy ra ở Ukranie, Liên Xô cũ, lên đến 30 triệu người.

Đông Đức

Cơ quan tình báo mật vụ Stasi của Đông Đức trước khi sụp đổ có biên chế 91.000 nhân viên, và có khoảng 1,73 triệu tai mắt bên ngoài. Sau khi Đông Đức giải thể, người ta phát hiện các tệp dữ liệu theo dõi, nghe lén và thẩm tra của Stasi được mở rộng ra phạm vi lên đến 180km, bên cạnh đó còn có 40 triệu thẻ đăng ký, mấy chục vạn bản ghi âm nghe lén điện thoại, tệp dữ liệu này đụng chạm đến tình huống của 5 triệu người dân, chiếm gần 1/3 tổng số nhân khẩu thời đó.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, lãnh đạo cộng sản Đông Đức Honecker đã bỏ chạy sang Liên Xô, nhưng Gorbachyov đã không có ý định giữ ông ta lại. Sau khi bị trả về Đức, ông ta đã bị người dân Đức bắt giam vào ngục, sau đó được bảo lãnh tại ngoại vì mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nửa năm sau, ông ta đã qua đời ở Santiago, thủ đô của Chile.

Krenz, người kế nhiệm Honecker giữ chức Tổng Bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (Đảng cộng sản), đã bị chánh án của Tòa án Liên bang Berlin tuyên bố bắt giữ ngay tại phiên tòa. Krenz năm đó 60 tuổi, bị kết án 6,5 năm tù vì tội giết người và bỏ trốn khỏi Đông Đức. Cựu ủy viên Cục chính trị Đảng xã hội kiêm nhà kinh tế học Kleiber (65 tuổi) và cựu Bí thư Đảng ủy thứ nhất của Đảng xã hội ở Đông Berlin Schabowski (67 tuổi) cũng bị kết án 3 năm tù giam.

Markus Johannes “Mischa” Wolf (cục trưởng Cục tình báo đối ngoại Stasi) đã bị liệt vào danh sách truy nã, ông ta chạy trốn đến đâu cũng bị xua đuổi, cuối cùng ông đã bị bắt giữ khi quay trở về nước Đức. Năm 1993, ông ta bị kết án 6 năm tù vì tội bán nước, nhận hối lộ, v.v., sau đó tội danh được thu hồi lại. Năm 1997, Wolf lại một lần nữa bị phán xét 2 năm tù giam với tội danh bắt giữ phi pháp, cưỡng bức và gây thương tích.

Ngày 17/8/1962, hai binh sĩ biên phòng của Đức nổ súng bắn chết một thanh niên tên là Fichte (dưới 18 tuổi) lúc anh ta vượt tường Berlin. Xương chậu của Fichte bị bắn vỡ nát, anh ta giãy giụa đau đớn trong vũng máu trong vòng 50 phút trước khi chết. 35 năm sau, hai binh sĩ nọ đã hơn 50 tuổi bị Tòa án Berlin xét xử bỏ tù. Em gái của Fichte ra tòa đối chất tội phạm, bà ấy nói: “Hôm nay tôi đến đây chỉ vì chính nghĩa, chứ không phải vì thù hận.”

Vợ chồng lãnh đạo cộng sản Rumani

Ceausescu là lãnh đạo Đảng cộng sản Rumani, ông ta để lại cho nhân loại nhiều câu chuyện độc tài đáng cười. Năm 1980, ông ta ban bố “Luật máy đánh chữ Rumani” để quản chế người dân một cách hung ác cũng giống như quản chế máy đánh chữ. Ông ta có nuôi một con chó được gọi là “đồng chí Koala”. Con chó này còn được phong hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội. Trong chuyến thị sát đến một bệnh viện nào đó ở Bucharest, “đồng chí Koala” đột nhiên bị một con chó khác cắn bị thương, lúc đó lãnh tụ nhân dân hết sức phẫn nộ đã ra lệnh phá dỡ bệnh viện hàng năm điều trị cho 50 nghìn người dân Rumani này.

Ceausescu đã chiếm cứ tổng cộng 62 tòa lâu đài, biệt thự và 22 sơn trang, 17 chiếc máy bay tư nhân hạng sang trên toàn nước Rumani. Có hàng nghìn nhân viên quản lý và bảo vệ an toàn thân cận cho vợ chồng nhà Ceausescu, nhân viên phục vụ cũng có trên trăm người. Trong quãng thời gian 24 năm nắm quyền, chi phí ăn uống cho gia đình nhà Ceausescu tương đương với 15 triệu nhân dân tệ. Chi phí sinh hoạt dành cho “đồng chí Koala” cũng lên đến 3 triệu nhân dân tệ. Ví như thực đơn cho “đồng chí Koala” vào ngày 2 tháng 12 năm 1982: bữa sáng gồm 2 chiếc bánh Croissant kiểu Pháp, 1kg thịt cuộn Bursania, 1kg sữa bò, bánh LATZ cho chó; bữa trưa gồm 4kg thịt bò súp rau (thịt bò viên, 500gr mì hoặc cơm, cà rốt, cần tây, muối); bữa tối gồm 1kg thịt cuộn Bursania, 500gr nui ống hoặc mì sợi lớn, và 500gr pudding phômai ngọt, tất cả các món ăn sau khi được bác sĩ chuyên môn nếm thử là an toàn thì mới có thể cho “đồng chí Koala” ăn. Trong khi đó, người dân phổ thông bình thường phải đứng xếp hàng dài trên phố nửa ngày trời mới có một miếng bánh mì để cho vào bụng.

Ngày 21/12/1989, trong một đại hội quần chúng với quy mô 100.000 người trên Quảng trường Trung ương ở Bucharest, nhà Ceausescu hoàn toàn không ngờ tới điều hoan nghênh họ không phải là những tiếng tung hô như ngày trước, mà là tiếng la hét thất thanh “đả đảo nhà Ceausescu”, sự tình diễn ra tiếp sau đó càng mất kiểm soát hơn nữa, mệnh lệnh của nhà Ceausescu không còn chút hiệu lực nào, quân đội cũng phản đối. Vào ngày hôm sau, nhà Ceausescu đã bị bắt trong lúc đào tẩu. Dịp lễ Giáng Sinh vào 4 ngày sau đó, Tòa án quân sự đặc biệt đã tuyên án tử hình vợ chồng nhà Ceausescu. Tại bãi đất trống nằm trước khu nhà vệ sinh trong doanh trại quân đội, một hàng binh sĩ không thể kìm nén sự phẫn nộ đã cầm súng xử bắn vợ chồng nhà Ceausescu.

Tổng Bí thư Tiệp Khắc

Năm 2019, Séc đã đề xuất tố tụng hình sự đối với Miloš Jakeš (97 tuổi) (nhà lãnh đạo cuối cùng của Đảng cộng sản Tiệp Khắc), Lubomír Štrougal (95 tuổi) (từng giữ chức Thủ tướng nước Cộng hòa Tiệp Khắc trong nhiều năm) và Vratislav Vajnar (89 tuổi) (cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Viện trưởng Viện kiểm sát khu vực Praha cho biết, Cục điều tra hành vi phạm tội của chủ nghĩa cộng sản cáo buộc ba người này đã lạm dụng chức quyền và sử dụng vũ khí quân dụng ở biên giới Tiệp Khắc gây ra chết người. Jakeš từng là người lãnh đạo Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Tiệp Khắc thời kỳ từ năm 1987 đến năm 1989. Ngày 24/11/1989, một tuần sau khi cuộc Cách mạng Nhung có tính then chốt thay đổi lịch sử nổ ra, Jakeš đã buồn bã hạ đài giữa làn sóng kháng nghị trên khắp toàn quốc. Ngày 29/11, chính quyền cộng sản Tiệp Khắc hoàn toàn sụp đổ.

Căn cứ vào tệp hồ sơ do cảnh sát cung cấp và tư liệu của Cục Điều tra hành vi tội phạm của chủ nghĩa cộng sản cho thấy, từ tháng 3/1976 đến cuối năm 1989 có 9 người bị xử bắn và không dưới 7 người bị chó nghiệp vụ ở biên giới cắn bị thương. Kể từ năm 1976, Công ước quốc tế về quyền lợi công dân và quyền lợi chính trị bắt đầu có hiệu lực, quyền lợi này đảm bảo rằng mỗi người công dân đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả quốc gia của chính mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát khu vực Praha nói: “Ba người này đều biết rõ về sự kiện đường biên giới quốc gia của Tiệp Khắc phát triển thành việc quân đội biên phòng sử dụng vũ khí quân dụng để đối phó với những người Tiệp Khắc rời bỏ đất nước bất hợp pháp bằng cách vượt biên. Cho dù là như vậy nhưng họ vẫn không đưa ra bất cứ cách xử lý nào để nghiêm cấm sử dụng vũ khí quân dụng.”

Miloš Jakeš đã bị cáo buộc một loạt tội danh, trong đó bao gồm tội phản quốc, v.v.. Ông ta đã qua đời vào ngày 10/7/2020.

Cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Hungary

Cuối năm 2012, cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Hungary là Biszku Béla đã bị bắt giữ vì tội sử dụng bạo lực trấn áp khởi nghĩa quần chúng vào năm 1956. Trong Ủy ban lâm thời của Đảng cộng sản vào năm 1956 chỉ còn mỗi Biszku Béla là vẫn còn sống cho đến hiện nay. Biszku Béla là một trong những người lãnh đạo Đảng cộng sản đương thời, và cũng là người đầu tiên bị điều tra hình sự.

Ngày 23/10/1956, quần chúng Hungary tổ chức khởi nghĩa phản đối sự thống trị của cộng sản Liên Xô. Vì để trấn áp cuộc khởi nghĩa, xe tăng của Liên Xô đã tiến vào Budapest. Đến ngày 4/11, đã có ít nhất 3 nghìn người dân thường Hungary bị đánh chết, và 200 nghìn người chạy sang các nước phương Tây.

Biszku Béla từng giữ chức Bộ trưởng Nội chính trong chính phủ bù nhìn Hungary do Liên Xô bồi dưỡng, ông ta không thể bảo vệ người dân trong thời kỳ chiến tranh. Ông ta ra lệnh cho quân đội bảo an cầm súng bắn chết 51 người dân. Nếu tội danh thành lập ngay lúc đó thì ông ta có thể đã đối diện với án tù chung thân. Ngày 14/5/2014, Tòa án Budapest đã xét xử Biszku Béla án tù 5 năm 6 tháng với tội danh chiến tranh cùng với các tội danh khác.

Lãnh đạo cộng sản Ba Lan

Wojciech Witold Jaruzelski trở thành Đại tướng duy nhất của Ba Lan vào năm 1973. Năm 1980, ông trở thành người lãnh đạo của Ba Lan, sau đó một mình đảm nhiệm ba chức vụ là Bí thư thứ nhất của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, Thủ tướng Ba Lan và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của đảng cầm quyền. Năm 1989, lúc Ba Lan xảy ra biến cố lớn, Wojciech Witold Jaruzelski vẫn còn được chọn làm Tổng thống Ba Lan, nhưng bất quá vào thời đó quyền lực của ông ta đã rơi vào tay người khác rồi.

Ngày 12/9/2008, Wojciech Witold Jaruzelski (85 tuổi) tiếp thụ phán xét của tòa án, chủ yếu với tội danh sử dụng quân đội tiến hành trấn áp người dân vào thời ông ta còn tại vị. Năm 2014, Wojciech Witold Jaruzelski qua đời do bệnh tật.

*

Các lãnh đạo cực quyền trên thế giới nói chung khi “hạ đài” đều không sáng của gì.

Milošević: Năm 1984, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy thành phố Belgrade ở Nam Tư, tiến hành đại thanh tẩy các nhân sỹ phản cộng. Năm 1989, Milošević tuyên bố hủy bỏ quyền tự trị của Kosovo. Năm 1991, tuyên chiến với Croatia. Năm 1992, tuyên chiến với Bosnia. Tháng 5/1999, Tòa án quốc tế Den Haag đã đưa ra kháng cáo và ký lệnh bắt giữ Milošević cùng với 4 chính trị gia người Serbia khác với tội danh “mưu sát” người Albani ở địa khu Kosovo và vi phạm luật pháp nhân chủng thời chiến v.v. Con gái và vợ của ông ta cũng bị khởi tố với nhiều tội danh. Tháng 4 năm 2001, Milošević chết vì đau ốm trong nhà ngục.

Gaddafi: Câu nói cửa miệng của nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi của Lybia là: “Không phải là tôi đang chấp chính, mà là người dân đang chấp chính.” Gaddafi đề xuất “lý luận thứ ba thế giới” vào tháng 5/1973, ông ta còn viết ra ba cuốn “sách xanh” và người dân Lybia phải học tập theo từ lúc mới sinh ra. Trong 42 năm Gaddafi cầm quyền, Lybia có khoảng 4 nghìn đến 5 nghìn người mất tích không rõ dấu vết. Vào thời kỳ ông ta nắm quyền, tiếng súng máy trong nhà ngục vang lên hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để thảm sát những nhân sỹ bất đồng chính kiến. Ngày 20/10/2011, chính phủ quá độ của Lybia tuyên bố cựu lãnh đạo Gaddafi của đất nước này đã bị đánh chết trong một cuộc tấn công vũ trang chiếm lĩnh nơi quê nhà của ông ta ở Sirte.

Mubarak: Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak thường được Trung Cộng gọi là “lão bằng hữu của nhân dân Trung Quốc” đã bị người dân Ai Cập hạ bệ. Tháng 6/2012, Tòa án hình sự Cairo kết án Mubarak tù chung thân vì tội ra lệnh trấn áp những người thị uy, dẫn đến hàng trăm người tử vong. Ngày 25/2/2020, Mubarak qua đời ở Cairo.

Ngay tại một đất nước đang còn chịu sự đè nén của Đảng cộng sản như Trung Quốc, từ năm 2015 đã có một phong trào với 200.000 người tham gia,̃ sử dụng tên thật để yêu cầu khởi tố cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đến các ban ngành trung ương như Bộ Công an, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao của ĐCSTQ v.v., yêu cầu các cơ quan thẩm quyền dựa vào luật pháp trừng phạt Giang Trạch Dân vì tội đàn áp Pháp Luân Công, phạm vào tội ác phản nhân loại. Theo họ, cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã dẫn đến hàng chục triệu người bị đàn áp phi pháp, hơn 100.000 trường hợp kiểm chứng được bị bắt giam vào ngục và trại lao động, bị tra tấn tàn bạo, thậm chí là thu hoạch nội tạng.

Ở bên ngoài Trung Quốc, từ 17/12/2009, Thẩm phán La Madrid của Phiên tòa thứ 9 xử phạt hình sự thuộc Tòa án Liên đoàn Argentina đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Giang Trạch Dân và cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ La Cán với tội danh đàn áp người tập Pháp Luân Công. Trước đó, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã khởi tố Giang Trạch Dân cùng với 5 quan chức cao cấp của ĐCSTQ với tội đàn áp Pháp Luân Công, tra tấn tàn bạo và tội thảm sát.

Ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.

Tổ chức điều tra quốc tế về đàn áp Pháp Luân Công đã thống kê đến hết ngày 29/6/2020 cho biết, có 26.117 đơn vị và 88.483 người chịu trách nhiệm bức hại. Trong số đó có 11.682 người của Phòng 610, 15.709 người trong hệ thống Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, 9.519 bác sỹ bị tình nghi tham gia vào mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công, và 891 đơn vị chữa trị y tế.

Những điều này cho thấy rằng, dù là những người lãnh đạo cộng sản hay “những con ốc vít của chế độ” thì đều sẽ phải đối diện với sự phán xét của lịch sử, tội ác của họ sẽ không đơn giản là chìm vào dòng chảy thời gian, mà sẽ bị ghi lại chi tiết bằng cách này hay cách khác.

Đăng lại có chỉnh sửa từ Minghui.org
Tác giả: Thu Vũ

Xem thêmĐảng Cộng sản Trung Quốc rốt cuộc muốn làm gì?

Mời xem video: