Nhờ “nỗ lực” của ông Tập, các nước đã liên thủ phản kích ĐCSTQ
- Steven W. Mosher
- •
Theo New York Post, trong hành động công kích biên giới đột ngột xảy ra, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giết chết 20 người lính Ấn Độ; Một con tàu đánh bắt cá của Philippines đang hoạt động trong lãnh thổ của nước mình thì bị tàu Trung Quốc vốn đã quen thói cướp bóc đâm chìm; Dưới mệnh lệnh của Bắc Kinh, cảnh sát chống bạo động đánh người biểu tình dân chủ một cách ôn hòa ở Hồng Kông; Sau khi Chính phủ Úc ám thị ‘virus Trung Cộng’ (virus corona mới) có khả năng đến từ Trung Quốc, nông dân và thợ mỏ Úc bị ảnh hưởng bởi sự trừng phạt thương mại của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiển nhiên đã quyết định, hiện tại là lúc tranh đoạt địa vị thống trị thế giới sau khi nền kinh tế thế giới rã rời sau đại dịch. Tuy nhiên, hiện ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu phản kích sự bắt nạt của Trung Quốc, chứ không phải là nhượng bộ.
Đầu tiên, Ấn Độ hiển nhiên không chịu bị đe dọa. Để đáp lại sự tấn công vô cớ của Trung Quốc, quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới đã điều động 30.000 binh lính đến biên giới Ấn – Trung trên dãy núi Himalaya. Hiện tại, nhiều người Ấn Độ đang tẩy chay hàng hóa “Made in China”; do chính quyền New Delhi đã ra lệnh cho các nhà bán lẻ như Amazon phải nói rõ cho người mua hàng là hàng hóa được sản xuất ở đâu, nên việc tẩy chay hàng Trung Quốc này lại trở nên dễ dàng hơn.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi còn nâng cao thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, hạn chế đầu tư của Trung Quốc, và cấm điện thoại tại Ấn Độ cài 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm cả TikTok.
Đồng thời, người Philippines đang sẵn sàng chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đối với các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Năm 2016, khi ông Rodrigo Duterte – một nhân vật chống Mỹ, trúng cử Tổng thống Philippines. Ban đầu ông không ngó ngàng tới cảm nhận của dân chúng, tuyên bố cam kết “chuyển hướng Bắc Kinh”, nói rằng Trung Quốc sẽ đầu tư 24 tỷ USD vào Philippines.
Bốn năm sau đó, tất cả đều thay đổi. Cùng với việc hạm mẫu hải quân Trung Quốc cách bờ biển Philippines ngày càng gần, các dự án mà Trung Quốc đầu tư vào Philippines cũng càng thưa thớt, ông Rodrigo Duterte đảo ngược quyết định chấm dứt ký kết “Thỏa thuận viếng thăm quân sự” với Mỹ trước đó. Cân nhắc đến việc vịnh Subic cần tàu Mỹ cập bến hay chiến hạm hải quân Trung Quốc, quyết định này của ông khá dễ hiểu.
Tận mắt chứng kiến 7,3 triệu người Hồng Kông tự do sắp bị ĐCSTQ chèn ép, đây là cảnh tượng mà thế giới sẽ không dễ dàng quên. Nó đã thúc giục Thủ tướng Anh Boris Johnson cung cấp quốc tịch Anh Quốc cho 3 triệu người Hồng Kông, Anh Quốc cũng bắt đầu áp dụng đường lối cứng rắn với Trung Quốc. Ví dụ, Huawei không được tham gia vào xây dựng mạng 5G tại Anh nữa.
Người Úc cũng cảm thấy phiền chán vì Bắc Kinh giám sát, phá hoại Chính phủ Úc và phá hoại cơ sở hạ tầng và công nghiệp Úc. Để ứng phó với các cuộc tấn công mạng tăng mạnh gần đây, Úc cam kết chiêu mộ ít nhất 500 “chiến sĩ mạng” để tăng cường năng lực phòng vệ mạng của nước này. Bên cạnh đó, điều khiến người ta kinh ngạc là có tới 94% người Úc cho biết, họ hy vọng có thể bắt đầu tiến hành tách rời kinh tế với Trung Quốc.
Nhiều nơi trên thế giới đều lặp lại câu chuyện tương tự như thế. Từ Thụy Điển cho tới Nhật Bản, rồi đến Cộng hòa Séc, ngày càng nhiều nước bắt đầu hiểu sự đe dọa chí mạng của Trung Quốc đối với nền dân chủ sau chiến tranh và trật tự thế giới chủ nghĩa tư bản.
Ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ do ông lãnh đạo đã đánh giá quá cao thực lực của bản thân, dẫn đến chỉ trong thời gian 6 tháng, họ đã hoàn thành được việc mà ông Donald Trump mất gần 4 năm mà vẫn chưa làm được. Đó chính là khiến cho thế giới liên thủ lại cùng đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tuần trước, Quốc hội Mỹ nhất trí bỏ phiếu thông qua chế tài Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc. Luật An ninh này có tác dụng bãi bỏ hệ thống luật pháp tại Hồng Kông để Bắc Kinh trực tiếp phụ trách.
Tuy nhiên, Mỹ không thể một mình đối phó với Trung Quốc. Hiện tại, cảm ơn chính sách ngoại giao mang tính xâm lược của ông Tập Cận Bình, Mỹ không phải một mình đối phó với ĐCSTQ nữa.
Nhà quân sự Napoleon từng có câu nói, “Khi kẻ địch phạm sai lầm, chớ nên cắt ngang họ.”
Trí Đạt biên dịch (theo Steven W. Mosher/ New York Post)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Ấn Độ Dòng sự kiện luật an ninh Hồng Kông đối phó với Trung Quốc