Phân biệt chủng tộc kiểu mới: Vì sao đánh đồng người châu Á với người da trắng?
- Đông Phương
- •
Trường Công lập North Thurston ở Lacey, Washington tháng 11 năm ngoái đã công bố báo cáo quyền bình đẳng của nhà trường. Trong bản báo cáo, người gốc Á và người da trắng được nhóm lại với nhau. Theo nhận thức chung cơ bản của xã hội Mỹ, người gốc Á thuộc về người da màu, không phải là người da trắng. Vậy vì sao Trường Công lập North Thurston lại làm điều này?
Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.
Bởi người gốc Á học rất giỏi, rất giống với người da trắng. Họ được hưởng những điều kiện vượt trội nhờ chủng tộc mang lại. Nhưng giống như người da trắng, họ cũng có thể nhận được nhiều nguồn lực hơn và tốt hơn các chủng tộc khác. Sau khi bản báo cáo được công bố, nó đã bị xóa khỏi trang web vì bị phản ứng quá mạnh.
Sự việc này là hình ảnh thu nhỏ của xu hướng tư tưởng cánh tả ở Hoa Kỳ. Bề ngoài, họ giương cao ngọn cờ bình đẳng chủng tộc, lên tiếng bênh vực người da màu và các nhóm thiệt thòi. Trên thực tế, họ đang tham gia đấu tranh giai cấp, giống như việc đảng cộng sản xúi giục giai cấp vô sản đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xúi giục nông dân đấu tranh chống lại địa chủ vậy. Phe cánh tả chia xã hội Mỹ thành hai phe, một bên là kẻ áp bức và bên kia là người bị áp bức, do đó lịch sử nước Mỹ chính là lịch sử của áp bức và chống lại áp bức. Vì vậy họ đã làm ra dự án năm 1619, để viết lại lịch sử Hoa Kỳ.
Bởi lịch sử của Hoa Kỳ đã từng có chế độ nô lệ, nên rất tự nhiên, người da trắng lại trở thành kẻ áp bức. Nói chính xác hơn là đàn ông và người da trắng có đức tin ngoan đạo đã trở thành kẻ áp bức, và những người đàn ông da trắng thành đạt lại càng là kẻ áp bức. Hệ tư tưởng phe cánh tả phát triển cho đến ngày nay, khiến những người thành công đều trở thành những kẻ áp bức. Cho dù bạn là người Trung Quốc hay Ấn Độ, nếu bạn thành công, thì bạn chính là kẻ áp bức, chính là chủng người da trắng.
Dường như những người phe cánh tả đang mắc chứng mất trí nhớ có chọn lọc về lịch sử Hoa Kỳ.
Việc phát hiện ra vàng ở California vào giữa thế kỷ XVIII đã gây ra cơn sốt tìm vàng. 10 năm sau, việc xây dựng Đường sắt Thái Bình Dương cũng đòi hỏi rất nhiều lao động. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang trong thời đại của cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc dưới thời nhà Thanh. Nhiều người Hoa ở miền nam Trung Quốc đã rời quê hương, tìm kiếm cuộc sống mới ở Hoa Kỳ. Đây là làn sóng người Trung Quốc đầu tiên di cư đến Hoa Kỳ.
Vàng đã được thu thập, đường sắt cũng đã sửa xong. Hầu hết người Hoa định cư ở San Francisco và làm việc trong các ngành dịch vụ cấp thấp, như nhà hàng và tiệm giặt là. Do suy thoái kinh tế sau Nội chiến Hoa Kỳ, người Hoa trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Họ chỉ trích người Hoa đã khiến mức lương bị hạ xuống rất thấp. Dư luận đã ma quỷ hóa người Trung Quốc. Tiêu đề của bài báo “Biên niên sử San Francisco” ngày 27/8/1873 là “Cuộc xâm lược của Trung Quốc! Họ đã đến, 900.000 người, một chủng tộc hùng mạnh”.
Các chính trị gia đã chính trị hóa lòng căm thù của họ với người Hoa, California liên tiếp ban hành một loạt đạo luật chống lại người Hoa. Năm 1879, California thông qua một đạo luật hiến pháp mới, ủy quyền cho chính quyền bang quyết định ai có thể sống ở California, đồng thời cấm người Hoa làm việc cho các công ty, chính quyền tiểu bang, quận hoặc thành phố.
Năm 1882, Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật bài Hoa”, cấm nhập cư từ Trung Quốc trong 10 năm. Chính phủ nhà Thanh lúc bấy giờ hoan nghênh dự luật này, vì triều đình nhà Thanh cũng lo lắng nguồn nhân công sẽ chảy sang bên kia đại dương. Năm 1943, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Chính quyền Roosevelt đã bãi bỏ Đạo luật bài Hoa, cho phép những người Hoa sống tại Hoa Kỳ được nhập tịch như một công dân mà không bị đe dọa trục xuất. Chính quyền Roosevelt cũng cho phép một hạn ngạch nhập cư 105 người Trung Quốc mỗi năm.
Nhưng cũng trong Thế chiến thứ Hai, những người Nhật xa xứ cũng bị phân biệt đối xử. Năm 1942, sau sự kiện Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến. Tổng thống Roosevelt đã ban hành Sắc lệnh số 9066, cho phép Quân đội Hoa Kỳ phân chia một số khu vực nhất định trên lãnh thổ Hoa Kỳ thành các chiến khu. Những người sống trong vùng chiến sự có thể bị hạn chế bởi các biện pháp cần thiết, thậm chí bị trục xuất. Kết quả là tất cả công dân Nhật Bản ở California, Oregon, Washington và Arizona đã bị trục xuất. 110.000 công dân Nhật Bản bị trục xuất đến sống trong các trại tập trung, 62% trong số đó có quốc tịch Mỹ.
Hai năm sau, Tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng Sắc lệnh hành pháp số 9066 của Tổng thống Roosevelt là phù hợp với Hiến pháp. Các trại tập trung này không bị giải thể cho đến khi kết thúc Thế chiến II và Nhật Bản đầu hàng. Năm 1988, Tổng thống Reagan đã thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ xin lỗi về việc giam giữ này, đồng thời bồi thường 1,6 tỷ đô la Mỹ cho các công dân và con cháu người Nhật bị giam giữ.
Tất nhiên đây đều là lịch sử, cho dù lịch sử này cách đây không lâu. Nhưng ngày nay, người gốc Á vẫn bị phân biệt đối xử ở Hoa Kỳ. Đó là một kiểu phân biệt chủng tộc mới. Nếu con bạn đăng ký vào Harvard, vị trí này có thể sẽ bị một sinh viên thiểu số khác chiếm mất, dẫu thành tích học tập và các khả năng tổng hợp khác đều không bằng con của bạn.
Theo dữ liệu tuyển sinh được công bố, tỷ lệ sinh viên gốc Á theo học tại Harvard cố định ở mức 15% đến 18% mỗi năm, nhưng tỷ lệ sinh viên gốc Á nộp đơn nhập học và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn còn cao hơn nhiều.
Nhằm hạn chế sinh viên gốc Á nhập học, do không được phép hỏi thẳng chuyện về chủng tộc, nên Đại học Harvard đã yêu cầu ứng viên điền vào hồ sơ nơi sinh của cha mẹ họ, tên mà mẹ họ sử dụng khi bà ấy còn trẻ, xem có tiền sử đổi tên hay không, và còn phải phỏng vấn trực tiếp. Harvard đã sử dụng phương pháp này để phân biệt đối xử và hạn chế người Do Thái nhập học từ 100 năm trước. Trường Ivy League cũng học theo Harvard. Tòa án Hoa Kỳ đã đứng về phía Ivy League. Họ không coi đây là hành vi phân biệt chủng tộc.
Điều đó có nghĩa là, vì không đủ xuất sắc mà bị phân biệt đối xử thì là phân biệt chủng tộc. Nếu bạn quá giỏi nên bị phân biệt đối xử, thì điều này không phải là phân biệt đối xử. Chính là ý này. Xu hướng tư tưởng cánh tả đã hoạt động trong nhiều thập kỷ, và trong ít nhất hai thế hệ, lối tư duy này đã hình thành. Nỗi đau khổ của con người bị đóng đinh vào lý do bất công xã hội và phân biệt chủng tộc.
Trên thực tế, các nhà khoa học xã hội đã phát hiện ra 3 yếu tố của thành công. Theo dữ liệu thống kê, hầu hết những người giàu có hay khá giả đều có 3 yếu tố: Học vấn, sự nghiệp và hôn nhân. 3 yếu tố này không thể thiếu một, dù chỉ thiếu một thứ, thành công cũng không phải là điều dễ dàng. Thiếu 2 điều trong số đó thì hầu như chắc chắn sẽ thất bại. Nếu chăm chỉ học tập, nhưng không được học hành đến nơi đến chốn, bạn sẽ không thể tìm được một công việc tốt. Dẫu có công việc và cuộc sống gia đình thì bạn cũng không thể giàu có.
Học hành tử tế, có công việc tốt, nhưng chuyện hôn nhân cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tiền cấp dưỡng ly hôn có thể chiếm hơn một nửa thu nhập; học cao, hôn nhân tốt đẹp, nhưng không có nghề nghiệp, thì thu nhập cao là điều không dễ dàng. Tất nhiên vẫn có ngoại lệ, ở đây chỉ nói về những hiện tượng phổ biến. Nếu thiếu 2 trong 3 yếu tố trên đều rất khó thành công.
Người gốc Á có xu hướng coi trọng học vấn, sự nghiệp và gia đình, tương đối bảo thủ trong suy nghĩ và quan niệm của mình. Tất nhiên khả năng thành công của họ là rất cao. Đây là kết quả tự nhiên, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, phó xuất nhiều thì đắc được cũng nhiều. Đây là điều chính đáng.
Nhưng tư duy của phe cánh tả không phải như vậy. Họ cho rằng thất bại của các dân tộc thiểu số không phải vì họ không làm việc chăm chỉ, mà là vì sự bất công xã hội, vì sự tồn tại của chế độ phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ. Giải pháp của họ là trừng phạt những người xuất chúng và khuyến khích kẻ lạc hậu.
Ví dụ, trường công lập ở các siêu đô thị của Hoa Kỳ đều là các đô thị do phe cánh tả nắm quyền. Kết quả học tập của học sinh da đen và gốc La Tinh không được cải thiện trong nhiều thập kỷ. Tỷ lệ học sinh da đen và gốc La Tinh ở các trường trọng điểm quá thấp. Tổ chức đa dạng trường công lập New York phàn nàn rằng tỷ lệ học sinh gốc Á ở các trường học tại New York chỉ là 17%, nhưng tỷ lệ học sinh gốc Á được nhận vào các trường trung học cơ sở trọng điểm là 42%. Nên làm thế nào?
Ông Bill de Blasio, Thị trưởng New York, đã thông báo vào tháng Giêng rằng kỳ thi tuyển sinh vào các trường trọng điểm ở New York sẽ bị hủy bỏ. San Francisco và Quận Fairfax ở Bắc Victoria cũng học theo. Kỳ thi tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở trọng điểm sẽ bị hủy bỏ. Vì bối cảnh chủng tộc mà bị phân biệt đối xử, đây chẳng phải là kiểu phân biệt chủng tộc điển hình sao?
Những người phe cánh tả sử dụng khái niệm phân biệt chủng tộc để giải thích cho mọi lý luận về sự bất công. Họ không thể biện minh cho mình khi đứng trước người gốc Á. Những người gốc Á cũng là dân tộc thiểu số và từng bị kỳ thị chủng tộc trong quá khứ, nhưng lại đạt được những thành công đáng kể. Vậy phải giải thích điều này thế nào cho phải lẽ?
Do đó, họ dứt khoát coi người gốc Á cũng là người da trắng.
Đông Phương, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa phân biệt chủng tộc Người châu Á Người da trắng