Quan chức CIA: Cần phân biệt rõ Trung Quốc và ĐCSTQ trong cuộc chiến tranh lạnh mới
- Huệ Anh
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thông qua mở rộng sức ảnh hưởng ra nước ngoài để đối kháng với Mỹ, hành động này khiến nhiều nước lo lắng về gián điệp và vấn đề đánh cắp công nghệ của chính quyền Trung Quốc. Quan chức cơ quan tình báo Mỹ kêu gọi, trong cuộc chiến tranh lạnh mới, điều quan trọng là cần phải phân biệt được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc, coi ĐCSTQ là mối đe dọa, chứ không coi bản thân Trung Quốc và người dân Trung Quốc là mối đe dọa.
Một cuộc chiến tranh mạng đang diễn ra
Theo Ngọn đèn Tự do Washington (The Washington Free Beacon) đưa tin hôm 24/7 cho biết, CEO của công ty NanoMech là ông Jame Phillips đã ra làm chứng trước Ủy ban tình báo Hạ viện, ông đưa ra lời cảnh báo, chính quyền ĐCSTQ đang lợi dụng mô thức mở cửa sáng tạo của chính phủ Mỹ để đánh cắp bí mật doanh nghiệp và nghiên cứu học thuật, so sánh với công ty của Nga, ĐCSTQ tạo thành mối đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ lớn hơn.
“Chúng ta cần dừng đàm luận về Nga”, James Phillips nói, một cuộc chiến tranh thực sự đang diễn ra, đó là một cuộc chiến tranh lạnh chưa từng có. Họ (ĐCSTQ) mỗi ngày đều có ý đồ muốn xâm lược Mỹ, ý đồ thay thế Mỹ trong các ngành khoa học và công nghệ.
NanoMech là công ty tiên phong sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ nano có trụ sở tại bang Arkansas, công ty này thường xuyên trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Gần đây, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo công ty này, tường lửa của công ty này bị tấn công bởi đội quân trên mạng của chính quyền Trung Quốc.
Nhiều năm nay, quan chức tình báo Mỹ vẫn luôn đưa ra cảnh báo, chính quyền Trung Quốc đã trở thành một đối thủ cạnh tranh chiến lược chủ yếu, với ý đồ thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự.
Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng đưa ra những lo lắng tương tự, và đã công bố một báo cáo cơ mật, nói rõ rằng chính quyền Trung Quốc lợi dụng ưu đãi tài chính để thâm nhập vào các cơ cấu của Mỹ. Quan hệ hợp tác giữa các công ty Trung Quốc và các trường đại học tại Mỹ khiến người ta phải đặc biệt chú ý, nhất là những trường đại học có liên hệ với công ty ở Bắc Kinh và tham dự vào các công trình nghiên cứu nhạy cảm ở Lầu 5 góc.
Elsa Kania – nhân viên nghiên cứu của Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security) tại buổi điều trần mới đây có nói, mấy năm trước chính quyền Trung Quốc đã nhắm vào các đại học nghiên cứu về quân sự, trong đó có Đại học Bang Pennsylvania và Đại học Virginia.
Mấy tháng gần đây, Quốc hội Mỹ đã lưu ý tới quan hệ hợp tác này, và đã nhiều lần tiến hành hội nghị nhóm trong Quốc hội, thẩm tra việc nước ngoài có ý đồ thâm nhập vào các cơ cấu giáo dục bậc cao của Mỹ để tiến hành các hoạt động gián điệp và đánh cắp thông tin nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ.
Tháng trước, một nhóm gồm 26 thành viên đã gởi đơn đến Bộ trưởng Bộ giáo dục Mỹ Betsy DeVos, kêu gọi bà yêu cầu các đại học tại Mỹ có hợp tác với công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei công khai tất cả các văn kiện và thông tin hợp tác giữa hai bên.
Michael Collins: Phân biệt Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc là vô cùng quan trọng
Tại một hội nghị về an ninh hôm 20/7 vừa qua, Michael Collins, phó trợ lý giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Đông Á của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cho biết, ĐCSTQ đang bành trướng dã tâm ra toàn cầu.
Bắc Kinh còn bắt đầu lợi dụng thực lực kinh tế của mình chế định ra kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, mục đích là lật đổ vị thế dẫn đầu trật tự quốc tế có lợi cho của thị trường tự do của Mỹ
“Về bản chất, ĐCSTQ đang tìm cách thay thế Mỹ, trở thành sức mạnh dẫn đầu thế giới. Cách đây 10 – 15 năm, chúng ta còn chưa thể nói như vậy”, Michael Collins nói.
Michael Collins còn đưa ra cảnh báo, ĐCSTQ đang tiến hành cuộc vận động có sức ảnh hưởng với mục đích can thiệp vào chính trị, truyền thông và kinh tế của Mỹ, đang tiến hành một cuộc “chiến tranh lạnh thầm lặng” nhắm vào Mỹ, họ sử dụng mọi nguồn lực với ý đồ thay thế địa vị dẫn đầu trên thế giới của Mỹ.
Ông nói, trong cuộc chiến tranh lạnh mới này, một quốc gia đã lợi dụng tất cả thủ đoạn quyền lực “hợp pháp và phi pháp, công và tư” còn có “kinh tế và quân sự”, không cần gây xung đột (chiến tranh), cũng có thể làm yếu địa vị của đối thủ.
Điều quan trọng là cần phân biệt một quốc gia Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.
Michael Collins nói: “Khi chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về mối đe dọa đến từ ĐCSTQ, chúng ta không cần phải coi bản thân Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc và bản thân người Trung Quốc là mối đe dọa.”, “Chúng ta lo lắng là phương hướng của ĐCSTQ và ĐCSTQ đang có ý đồ dùng phương thức ngày càng cưỡng chế để đạt được mục tiêu.”
Michael Collins nói, từ sau vụ tấn công 11/9/2001, ĐCSTQ lợi dụng cơ hội Mỹ và xã hội quốc tế tập trung vào chống chủ nghĩa khủng bố để bành trướng bản chính mình.
“Người Trung Quốc (ĐCSTQ) trong 10 năm nay vẫn luôn cố gắng bành trướng”, Micheal Collins nói.
Susan Thornton, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách sự vụ Đông Á – Thái Bình Dương nói rằng, bà tự tin vào khả năng của Mỹ có thể cạnh tranh với ĐCSTQ.
“Thực lực mềm của chúng ta lớn mạnh hơn so với Trung Quốc nhiều. Họ không thực sự có sức hút giống như Mỹ. Bởi vì tôi cho rằng, đối tác hợp tác trên toàn cầu của chúng ta biết rằng chúng ta ủng hộ họ, chúng ta sẽ không có ý đồ dùng lợi ích của chúng ta hoặc ý muốn để ép buộc họ. Chúng ta và họ cùng nỗ lực phát triển”.
Chính sách mới của ông Trump đối với ĐCSTQ
Hai cựu quan chức ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và Ely Ratner kêu gọi, xét thấy mấy chục năm qua, “chính sách can dự” của Mỹ chưa thể hóa giải được mối uy hiếp của ĐCSTQ, Mỹ cần phải thực thi chính sách mới đối với ĐCSTQ.
Tác giả chuyên mục An ninh quốc gia Bill Gertz trên tờ The Washington Times cho biết, trải qua các khóa lãnh đạo khác nhau, chính sách của chính phủ Mỹ đối với ĐCSTQ đều muốn làm nhẹ đi mối nguy hại của ĐCSTQ, bảo thủ cho rằng ĐCSTQ không nên bị coi là mối đe dọa, mà cần coi là quốc gia có thể thông qua thương mại và ngoại giao để tiến hành can dự.
Từ năm 1980 đến nay, chính sách thân Trung Quốc đã tăng mạnh, khi đó chính phủ Mỹ kiên trì cho rằng ĐCSTQ không có đe dọa gì.
Năm ngoái ông Trump lên làm tổng thống, đã nhanh chóng thay đổi phương hướng ứng phó với ĐCSTQ. Tháng 12/2017, Chiến lược an ninh quốc gia Nhà Trắng tuyên bố ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Hồi tháng 1 năm nay, Lầu 5 góc đã công bố báo cáo chiến lược quốc phòng, coi Trung Quốc và Nga là mối đe dọa chiến lược.
Các hoạt động gián điệp và đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ trong mấy chục năm qua chưa hề gặp trở ngại. Tuy nhiên hiện nay, chính phủ Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chống tình báo cũng trở thành một trong những ưu tiên. Mới đây, tại một hội nghị an ninh ở Aspen (bang Colorad), Giám đốc FBI Christopher Wray nói ĐCSTQ là mối đe dọa lâu dài lớn nhất của Mỹ, đồng thời cho biết cơ quan này đang tiến hành điều tra về gián điệp kinh tế của ĐCSTQ trên 50 bang của Mỹ.
Từ năm ngoái đến nay, ông Trump đang tích cực đẩy mạnh chính sách mới đối với Trung Quốc, nhằm ứng phó với thương mại không công bằng của Trung Quốc và đánh cắp công nghệ của Mỹ trên quy mô lớn. Gần đây, chính phủ Mỹ đã bắt đầu thu thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Một số đánh giá tình báo Mỹ chỉ ra, Cục tình báo Trung ương của chính phủ Mỹ khóa trước đã không phân tích chính xác về ĐCSTQ. Một bản báo cáo đánh giá đặc biệt của Giám đốc Cục tình báo quốc gia năm 2005 cho thấy rõ, cơ quan tình báo Mỹ đã bỏ lỡ hơn 10 thông tin liên quan đến phát triển quân sự quan trọng của ĐCSTQ trong đó có phát triển hệ thống vũ khí mới.
4 năm trước, một nhóm nhỏ chuyên gia tình báo phát hiện, CIA quá mềm mỏng đối với ĐCSTQ, làm nhẹ hoặc giải thích lệch lạc mối đe dọa đến từ ĐCSTQ.
Nhiều năm nay, Lầu 5 góc cũng tiến hành đánh giá không chuẩn xác về động cơ ĐCSTQ trong vấn đề xây dựng lực sức mạnh quân sự. Cục tình báo quốc phòng Mỹ báo cáo cho biết, ĐCSTQ phát triển vũ khí tiên tiến với số lượng có hạn, chủ yếu là vì tấn công xung đột trong khu vực, chiếm đoạt lại Đài Loan.
Còn hiện nay, đánh giá này đã trái lại, ĐCSTQ hiện tại có thể phá hủy phần lớn vệ tinh chiến lược của Mỹ, đồng thời thông qua tấn công mạng để làm yếu các nhân tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng của Mỹ.
Marcel Lettre, từng là Thứ Bộ trưởng Quốc phòng thời chính quyền ông Obama đã thừa nhận rằng, cơ quan tình báo đã không đưa ra đánh giá đúng đắn về ĐCSTQ.
Marcel Lettre cho rằng, hiện tại từ hình thái ý thức đến mối đe dọa từ ĐCSTQ hoặc lo lắng có thể có chút muộn màng, nhưng vẫn không quá muộn.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa gián điệp Trung Quốc FBI CIA