Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị chỉ trích “bán bạn cầu vinh”
- Vương Quân
- •
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền trong chuyến trở về Trung Quốc. Ông tuyên bố rằng Châu Âu không nên là chư hầu của Hoa Kỳ và không nên tham gia vào cuộc chiến eo biển Đài Loan, châm ngòi cho sự phẫn nộ của cư dân mạng nước ngoài.
Cộng đồng Twitter cũng xuất hiện động từ độc quyền như “#macroning”, châm biếm ông lấy lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá đà. Thậm chí ông còn xúi giục các đồng minh Châu Âu cần có chiến lược trung lập tránh xa Mỹ.
Theo báo cáo của Liberty Times, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, ông Macron đã nói rằng Châu Âu phải đối mặt với rủi ro lớn nhất, đó là tham gia vào một “cuộc khủng hoảng” (chiến tranh) hoàn toàn không thuộc về Châu Âu, và liệu việc đẩy nhanh khủng hoảng Đài Loan có mang lại lợi ích cho Châu Âu hay không? KHÔNG. Ông nói điều tồi tệ hơn là người Châu Âu nghĩ rằng họ nên theo dõi vấn đề này, điều chỉnh theo nhịp điệu của Hoa Kỳ và phản ứng thái quá của Trung Quốc.
Ông Macron cho rằng Châu Âu nên duy trì quyền tự chủ chiến lược, và không nên dựa vào bất kỳ cường quốc lớn nào để trở thành siêu cường lớn thứ 3 trên thế giới.
Bài phát biểu của ông liên quan đến việc “dựa vào Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ”, và bắt nguồn từ việc Hoa Kỳ không cần quan tâm đến cuộc chiến Nga-Ukraine ở Châu Âu.
Về vấn đề này, cư dân mạng đã lên Twitter bày tỏ sự chua chát, thậm chí còn trực tiếp xuất hiện hashtag như “#macroning” dành riêng cho ông, nghĩa là “Chủ nghĩa Macron”.
Một số cư dân mạng cho biết:
“Ý nghĩa tốt nhất của từ này là ‘liếm mông của ĐCSTQ'”;
“Ẩn dụ tốt nhất là mì ống (từ Macron và mì ống có cách phát âm giống nhau) được luộc trong súp cóc của ĐCSTQ”;
“Nghĩa gốc của từ ‘macroning’ là chỉ một người muốn liếm đồng Nhân dân tệ, còn ngạo mạn xúi giục các đồng minh Châu Âu bán tháo đô la Mỹ, sau đó mở rộng ra thành ý nghĩa bán bạn cầu vinh”;
“Macroning đuổi Đài Loan xuống xe, để có chỗ để bán nhiều túi xách của Pháp hơn”;
“Macroning là nhà vệ sinh thảm hại của Pháp”.
Twitter cũng xuất hiện các meme “#macroning”, bao gồm một bức tranh giải thích từ có Macron bên cạnh, phiên bản truyện tranh của Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Nga Putin đang cười trước bài phát biểu của ông Macron, và phiên bản truyện tranh ông Macron xuất hiện, đang hôn mông của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, v.v.
Một số cư dân mạng còn so sánh “#macroning” của ông Macron với hashtag “#scholzing” độc quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ông Scholz cũng bị chỉ trích vào tháng Một năm nay, vì luôn hứa giúp đỡ Ukraine nhưng chưa bao giờ thực hiện. Họ dùng 2 từ này để chỉ trích lập trường của Châu Âu.
(Nội dung tweet: “Người Châu Âu nhanh chóng chuyển từ scholzing sang macroning.”)
Europeans moved quickly from scholzing to macroning. pic.twitter.com/r0RJcQW6lg
— Velina Tchakarova (@vtchakarova) April 8, 2023
(Nội dung tweet: “‘Macroning’ tham gia cùng ‘Scholzing’ trong từ vựng về sự xấu hổ.”)
“Macroning” joins “Scholzing” in the lexicon of shame pic.twitter.com/NDHmowBjhx
— Paul Massaro (@apmassaro3) April 9, 2023
#macroning pic.twitter.com/8ZeemMXfUo
— dim (@dimcaricature) June 8, 2022
Các đảng Châu Âu chỉ trích ông Macron đánh mất vai trò lãnh đạo Châu Âu
Ông Oleksandr Merezhko, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ukraine, chỉ ra rằng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Macron đã sử dụng cụm từ “cuộc khủng hoảng Ukraine” trong tuyên truyền chính trị của Nga và Trung Quốc, chứ không phải từ “chiến tranh”.
Ông đã tweet rằng đó không phải là một “cuộc khủng hoảng” mà là một cuộc chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine. Khi đưa ra tuyên bố như vậy, ông Macron đã làm giảm uy tín của nước Pháp.
Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong Chiến tranh Nga-Ukraine và bảo vệ an ninh Châu Âu. Thái độ của các nước Đông Âu đối với Hoa Kỳ và liên minh xuyên Đại Tây Dương rõ ràng rất khác với ông Macron.
Ông Stanislaw Zaryn, phát ngôn viên của Cục An ninh Nội bộ Ba Lan, cho biết liên minh NATO phải đoàn kết trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa và thách thức trong tương lai. Nếu Châu Âu đọ sức với Hoa Kỳ, đây sẽ là một ngõ cụt.
Bà Sari Arho Havren, cố vấn Đại sứ quán Phần Lan tại Bỉ, chỉ trích rằng ông Macron không có quyền đại diện cho cả EU. EU không cần Trung Quốc như trước, ngoại trừ Pháp (và Đức), những quốc gia không đại diện cho các nước Châu Âu khác.
Ông Reinhard Butikofer, trưởng phái đoàn Nghị viện Châu Âu về quan hệ với Trung Quốc, chỉ trích rằng kết quả chuyến thăm Trung Quốc của ông Macron tồi tệ hơn dự kiến, và hoàn toàn là một thảm họa… Lập trường của bản thân về Trung Quốc và Đài Loan đã khiến ông Macron mất đi vai trò là nhà lãnh đạo của Châu Âu.
Từ khóa Emmanuel Macron Pháp Macron thăm Trung Quốc