Sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân vào ngày 24/8, ở Trung Quốc có làn sóng bài Nhật kỳ lạ xuất hiện, không chỉ một số người gọi điện quấy rối các tổ chức của Nhật Bản, mà trường học kiều bào Nhật ở Trung Quốc cũng bị tấn công bằng cách ném trứng. Mới đây lại xuất hiện tin sai lệnh về việc Nhật Bản chi 70 tỷ yên vào chi phí quan hệ công chúng trong vấn đề xả nước thải ô nhiễm hạt nhân.

p3382521a337549281
Bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ tiếp tục kích động tinh thần chống Nhật trong nước bằng thông tin Nhật Bản chi 70 tỷ yên vào phí quan hệ công chúng cho việc xả thải ô nhiễm hạt nhân. (Ảnh: Weibo)

Trong tuần qua, sau khi Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản xả nước thải ra biển, tại Trung Quốc đã xuất hiện một xu hướng kỳ lạ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông nhà nước (bao gồm CCTV, Tân Hoa Xã, Bjnews…). Các kênh này đều đưa tin rầm rộ rằng Chính phủ Nhật Bản bàng quan đối với các vấn đề về môi trường cũng như sức khỏe của người dân các nước khác, đồng thời còn có xu thế hô hào “chống Nhật”“tẩy chay hàng Nhật” trong cộng đồng mạng Trung Quốc.

Nguyên nhân được cho là do truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thổi phồng vấn đề, khiến máy dò bức xạ hạt nhân bán cháy hàng, nhưng hệ quả bất ngờ phát hiện ra nhiều nơi bức xạ hạt nhân cao nhất lại chính là tại Trung Quốc.

Tình hình này khiến tình cảm chống Nhật của không ít người Trung Quốc đã thay đổi, tuy nhiên những tiếng nói biện hộ cho Nhật đều bị tấn công. Trong xu thế này, một mẩu tin đã nổi lên đề cập việc “Nhật Bản chi 70 tỷ yên cho chi phí quan hệ công chúng”, mục đích làm cơ sở cho những người theo chủ nghĩa dân tộc tấn công những tiếng nói biện hộ cho Nhật Bản.

Vấn đề đáng ngạc nhiên là tài khoản weibo lần đầu tiên đăng tải thông điệp này là một trong những “chi nhánh” của phương tiện truyền thông chính thức lớn nhất ở Trung Quốc: Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).

Theo tài khoản weibo “Yuyuan Tantian” (Ngọc Uyên Đàm Thiên), nguồn dữ liệu công khai này đến từ hiệp hội đài truyền hình Nhật Bản NHK.

p3382531a748978025
Theo tài khoản weibo “Yuyuan Tantian” (Ngọc Uyên Đàm Thiên) cũng có trang riêng trên trang web của CCTV. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình CCTV)

Tuy nhiên, nội dung thông tin từ NHK và Hãng thông tấn Jiji Nhật Bản cho thấy khoản chi “70 tỷ yên” này chỉ là một phần ngân sách do Bộ Ngoại giao Nhật Bản đề xuất cho năm tài chính 2024, không phải phí quan hệ công chúng dành cho vấn đề xả nước bị ô nhiễm hạt nhân. Thông tin cũng chỉ ra rằng Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ sử dụng hơn 70 tỷ yên để đối phó với những thông tin sai lệch thường được Trung Quốc và Nga lan truyền.

Nhưng các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã không đưa tin này, trong khi đó những cư dân mạng thảo luận nghiêm túc bằng lý lẽ và khoa học về việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã bị các cư dân mạng theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc vu khống rằng bị phía Nhật Bản mua chuộc. Thậm chí còn có đe dọa: Các blogger biện hộ cho Nhật Bản lần này nên bị đánh dấu là Hán gian.

Như chúng ta đã biết, đây không phải là lần đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện làn sóng chống Nhật, vào năm 2012 khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư, đã có các cuộc biểu tình chống Nhật xảy ra ở ít nhất 70 thành phố tại Trung Quốc. Theo đó, các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng bị tấn công hư hại, ngay cả người dân chạy xe ô tô thương hiệu Nhật Bản cũng bị người biểu tình đập phá phi lý. Khi đó, thậm chí có một chủ gara xe hơi Nhật ở Tây An bị bọn côn đồ dùng ổ khóa thép hình chữ U đánh vỡ đầu khiến ông mất khả năng đi lại và nói chuyện. Vào thời điểm đó, học giả nổi tiếng Hà Thanh Liên (He Qinglian) người Hoa tại Mỹ đã viết một bài báo chỉ ra rằng động lực thúc đẩy xu hướng chống Nhật này có lẽ là từ Chính phủ của ĐCSTQ.

Bàn tay đen của CCTV đứng sau “Yuyuan Tantian”

Kiểm tra thông tin cho thấy tài khoản weibo “Yuyuan Tantian”, nơi lần đầu tiên đăng tin về “phí quan hệ công chúng 70 tỷ yên” có hơn 2,71 triệu theo dõi. Tài khoản này tự nhận là “phóng viên chính trị và kinh tế” trú tại Bắc Kinh, thường xuyên đưa tin về chính trị và ngoại giao quan trọng, đồng thời đưa ra những phân tích và bình luận.

Tuy nhiên, trong một bài viết đăng vào tháng 8/2019 của tờ báo chuyên nghiệp “Tin tức Báo chí, Xuất bản, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc” (CMG) thuộc Cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước Trung Quốc, ông Phó Giám đốc CMG là Sun Yusheng lần đầu tiên xác nhận “Yuyuan Tantian” là thương hiệu tự truyền thông do CCTV tạo ra.

Vấn đề này cũng được xác minh vào cuối năm 2022, khi “Yuyuan Tantian” thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với Công sứ Tĩnh Tuyền Công (Jing Quangong) của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, nội dung cuộc phỏng vấn cũng được Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ công bố trên trang web họ. Bài viết này gọi kênh “Yuyuan Tantian”“CCTV New Media”, và “Yuyuan Tantian” cũng có trang riêng trên trang web của CCTV.

Về vấn đề này, Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) từng đề cập trong một bản tin về chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, rằng ở Trung Quốc có rất nhiều “blogger bí ẩn” được ĐCSTQ đứng sau, trong đó có một tài khoản là “Yuyuan Tantian” chỉ mới được tạo vào tháng 3/2019, tài khoản này trung bình cứ 2 hoặc 3 ngày lại công bố một bài viết, nội dung chủ yếu đề cập đến cuộc chiến thương mại và diễn giải dữ liệu kinh tế của Trung Quốc.

Về vấn đề này, phó giáo sư Luqiu Luwei (Rose Luqiu) tại Đại học Baptist Hồng Kông chuyên nghiên cứu về hệ thống tuyên truyền và kiểm duyệt truyền thông, đã từng chỉ ra rằng phương thức tuyên truyền này không phải là mới đối với ĐCSTQ. Có một lý do quan trọng khiến các phương tiện truyền thông ĐCSTQ tạo ra “các kênh nhỏ”: So với các kênh lớn chính thức, các kênh nhỏ này có không gian hoạt động tự do cao hơn, giả như khi thông tin bị phanh phui ngụy tạo thì nhà chức trách có thể phủi tay cho rằng không liên quan họ.