Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc đến tận San Francisco để can thiệp vào việc lập pháp
- Minh Ngọc
- •
Sáng ngày 8/9 vừa qua, Thượng nghị sĩ Anderson cùng hơn 100 người tập Pháp Luân Công đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để phản đối việc Trung Quốc dùng thủ đoạn uy hiếp nhằm can dự vào trình tự lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ, dẫn tới việc bác bỏ một nghị quyết ủng hộ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Anderson nói rằng ông đã bị sốc bởi hành vi của Lãnh sự quán Trung Quốc. Ông đã trình Quốc hội Nghị quyết số 10 (SJR 10) để ghi nhận sự dũng cảm và tinh thần hòa ái của những người tập Pháp Luân Công trong 18 năm qua. Nghị quyết này do ông Anderson cùng bốn thành viên quốc hội là Adrin Nazarian và Cristina Garcia thuộc đảng Dân chủ, Randy Voepel và Tom Lackey thuộc đảng Cộng hòa đề xuất. Trọng tâm nghị quyết gồm có một số điểm sau:
“Thượng viện và Hội đồng Lập pháp bang California kiên quyết ủng hộ cuộc phản bức hại ôn hòa kéo dài 18 năm của những người tập Pháp Luân Công, đây là biểu tượng cho tinh thần và sự dũng cảm của con người;
Cơ quan Lập pháp kiên quyết lên án bất kỳ sắc lệnh nào của chính phủ nhằm bức hại những người tập Pháp Luân Công ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc những nơi khác;
Cơ quan Lập pháp kiên quyết kêu gọi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ lên án bất kỳ sắc lệnh nào của chính phủ nhằm bức hại những người tập Pháp Luân Công ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc những nơi khác”.
Nghị quyết số 10 (SJR 10) được nghị sĩ lưỡng viện bỏ phiếu thông qua tại Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 30/8, đến ngày 1/9 thì đưa lên bỏ phiếu biểu quyết tại Thượng viện. Nhưng cùng ngày hôm đó, các thượng nghị sĩ nhận được một bức thư từ Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco, và sau đó Chủ tịch Thượng viện bất ngờ chuyển nghị quyết về lại Ủy ban Thẩm tra Dự luật, thực chất là ngăn không cho nghị quyết được bỏ phiếu thông qua.
Thượng nghị sĩ Anderson đã phát biểu trước Lãnh sự quán Trung Quốc và trả lời câu hỏi của phóng viên. Ông cho biết, các nhà lập pháp đã nhận được một bức thư từ Lãnh sự quán Trung Quốc và nói:
“Tôi rất sốc khi thấy Lãnh sự quán Trung Quốc lại có ảnh hưởng lớn đến Thượng viện tại California.”
Thượng nghị sĩ Anderson nhấn mạnh: “Vấn đề là Thượng viện ở California chưa bao giờ phủ quyết dự luật nào lên án nạn diệt chủng một nhóm người như vậy, đây là lần đầu tiên bị bác bỏ. Tại sao? Nhìn vào thời gian biểu có thể thấy, trước khi phía Trung Quốc gửi thư, mỗi thành viên Quốc hội ủng hộ nghị án này, đó chính là mấu chốt của vấn đề.”
Thượng nghị sĩ Anderson đã công khai chỉ trích “sự can thiệp đáng báo động vào trình tự lập pháp của chúng ta bởi một lực lượng tà ác đang bóp nghẹt tiếng nói nhân quyền”.
Trong lá thư gửi đến tất cả các thượng nghị sĩ tại California, Lãnh sự quán Trung Quốc cho biết Nghị quyết 10 này “có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ hợp tác giữa California với Trung Quốc ở các lĩnh vực kinh tế, thương mại và du lịch”. Ông Anderson cho hay: “Tôi không tin rằng tiền bạc quan trọng hơn con người, tôi cho rằng sinh mệnh con người quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều. Không ai đáng bị mổ cướp tạng vì để phục vụ cho âm mưu kiếm lợi nhuận của một nhóm người. Chúng ta đều biết ĐCSTQ phạm tội diệt chủng những người tập Pháp Luân Công, do đó tôi sẽ kiên trì phản đối điều này.”
Ông Hoàng Vân, người điều phối chung các hoạt động của Pháp Luân Công ở Khu Vịnh San Francisco đã phát biểu tại buổi lễ mít tinh. Ông nói: “Việc nghị quyết liên quan đến Pháp Luân Công bị cản trở đã cho chúng ta thấy rõ một thực tế rằng, dù ở Mỹ chúng ta có quyền tự do thực hành tín ngưỡng, thế nhưng bức hại thì vẫn tiếp tục xảy ra. Chúng ta không bao giờ quên được hàng triệu người ở Trung Quốc Đại Lục vẫn đang phải chịu bức hại thảm khốc. Và đến nay thì ĐCSTQ đã vươn cái vòi bạch tuộc độc hại của nó đến tận San Francisco, California, khiến cho vô số người dân lương thiện bị đầu độc bởi những lời dối trá của nó.”
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc đe dọa các chính trị gia Mỹ. Quốc hội Hoa Kỳ từng thông qua 2 nghị quyết: H Con ResR 188 vào năm 2002 và H Con ResR 304 vào năm 2004, nhằm yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp điều tra các báo cáo về việc các quan chức Lãnh sự quán Trung Quốc có những hành động bất hợp pháp, đe dọa các quan chức bầu cử từng ủng hộ những người tập Pháp Luân Công.
Đại diện của Pháp Luân Công tham gia buổi kháng nghị cũng cho biết, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã phát đi thông cáo, bắt đầu lập án điều tra việc Tổng lãnh sự quán Trung Quốc Lâm Sa Tuyền và Đại sứ Mạnh Kiến Hoa tham gia bức hại những người theo tập Pháp Luân Công.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Nhân quyền Mổ cướp nội tạng California Pháp Luân Công Trung Quốc