Volodymyr Zelensky được bầu làm tổng thống Ukraine với số phiếu áp đảo (73%) năm 2019 vì lời hứa hẹn đem lại hòa bình cho nội chiến Ukraine có từ 2014. Sau khi đắc cử ông ta đã tìm cách đạt được thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng những người theo “chủ nghĩa dân tộc” không đồng ý, theo Boris Johnson trả lời cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Hai. Johnson lại lần nữa bác bỏ các cáo buộc rằng ông đã thúc đẩy Zelensky xé bỏ hòa ước Istanbul 2022 sắp thành, lúc đó Johnson là thủ tướng Anh. Nhưng khi bị ép hỏi rằng nếu phương Tây không cam kết đứng sau Kiev, thì lẽ nào Zelensky dám xé bỏ hòa ước Istanbul, thì Johnson trả lời rằng ông đã tỏ ý rằng nếu Zelensky “muốn tiếp tục chiến đấu, thì chắc chắn họ sẽ nhận được hỗ trợ của chúng tôi.”

Boris Johnson: Zelensky bị ép phản lại lời hứa với nhân dân Ukraine khi tranh cử

Video phút 20:55, Boris Johnson nói với Konstantin Kisin:

“Bạn hẳn còn nhớ chứ, Volodymyr Zelensky không phải là một người vô lý. Ông ta được bầu [làm tổng thống] như một người vì hòa bình. Như bạn biết đó, khi ông ta lên [nắm quyền] vào năm 2019, ông ta đã thử tìm cách đạt được thỏa thuận với [Tổng thống Nga Vladimir] Putin. Theo tôi còn nhớ, thì vấn đề cơ bản của ông ta chính là, e hèm, nhóm ‘Ukraine chủ nghĩa dân tộc’ đã không chấp nhận thỏa hiệp.”

  • Về vụ Zelensky bị ép buộc, ngay từ năm 2019, Stehphen F. Cohen đã nói: “[Zelensky] mong muốn làm việc trực tiếp với Putin —đây là điều mà người tiền nhiệm của anh ta, Poroshenko, đã không làm và không thể làm vì nguyên nhân nào đó— cái đó là cần sự liều lĩnh (boldness) đối với Zelensky, bởi vì có những tiếng nói phản đối điều đó tồn tại ở Ukraine, và họ là lực lượng vũ trang. Một số người gọi họ là ‘phát xít’, nhưng mà họ chắc chắn là những người ‘dân tộc cực đoan’; và họ đã nói rằng họ sẽ phế truất và giết chết Zelensky nếu anh ta tiếp tục đi theo con đường của mình là đàm phán với Putin,” như thấy tại phút 3:07 của cuộc phỏng vấn công bố 13/11/2019 (hãy xem chi tiết trong bài tin đã đưa để có thêm nhiều bằng chứng nữa về vụ năm 2019 Zelensky bị ép buộc phải thất hứa, lỡ mất cơ hội hòa bình cho Ukraine):

  • Một cư dân mạng đăng lại đoạn video, cảnh năm 2019 Zelensky, nói rõ là với tư cách tổng thống Ukraine, yêu cầu quân Azov của nhóm dân tộc cực đoan phải giải trừ quân bị, nhưng nhóm này đã từ chối thẳng vào mặt Zelensky, chẳng kiêng nể gì:

Năm 2019, Zelensky trở thành tổng thống đầu tiên của Ukraine mà không có xuất thân từ giới chính khách hoặc giới trùm sò oligarch của quốc gia này, với số phiếu áp đảo, 73%, nhờ 2 lời hứa: (1) hòa bình cho Ukraine; (2) phá trừ nạn tham nhũng.

Thực tế cho thấy không lời hứa nào trong đó đã được thực hiện, nếu không muốn nói là thực tiễn diễn ra ngược lại.

Ông cũng hứa vào năm đó là sẽ chỉ làm tổng thống 1 nhiệm kỳ, và sẽ không tham gia tranh cử vào lần tổng tuyển cử tổng thống tiếp theo. Trên thực tế, nhiệm kỳ của ông đã hết vào tháng 5 năm ngoái, và không rõ ông sẽ thực hiện lời hứa này vào lần bầu cử tiếp theo hay không.

Nhóm “chủ nghĩa dân tộc” cực đoan này, cũng được một số kênh truyền thông gọi là “phát xít mới” (kể cả các kênh phương Tây trước khi phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Kiev trong sự nghiệp chống Nga), là một trong những đối tượng nằm trong mục tiêu của “hoạt động quân sự đặc biệt” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin vạch ra năm 2022, trong cái mà ông gọi là “phi phát xít hóa” Ukraine, bên cạnh mục tiêu trung lập hóa Ukraine.

Hiện nay, truyền thông phương Tây không diễn giải chiến hỏa ở Ukraine suốt từ năm 2014 đến nay là do nhóm dân tộc cực đoan Ukraine. Họ diễn giải đó là do dã tâm bá chủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Boris Johnson nói về vai trò của mình trong việc Kiev xé bỏ hòa ước Istanbul 2022 sắp thành

Nếu hòa ước Istanbul không bị xé bỏ, mà là thành công —mà khả năng đó rất cao vì trước khi nó bị xé bỏ thì phái đoàn đàm phán của Kiev đã ký vào bản hòa ước do phía Nga đề xuất rồi— thì tình thế đã không bất lợi cho Ukraine như hôm nay. Ít nhất thì 4 tỉnh phía Đông Ukraine đã không bị mất, hàng triệu người không bị chết, và hàng chục triệu người đã không phải rời bỏ tổ quốc.

Thời điểm đó, Boris Johnson với cương vị là Thủ tướng Anh đã tới Kiev. Từ đó xuất hiện nhiều nhận định rằng chính Johnson là người đã tác động gây ra sự thay đổi quyết định của Kiev. Và cũng xuất hiện nhận định rằng Johnson đã có thảo luận trước với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Joe Biden về việc này.

Trong cuộc phỏng vấn 1 giờ đồng hồ này, anh Kisin lần nữa đặt câu hỏi này trực diện với Johnson. Cách hỏi của anh Kisin rất minh bạch, đó là muốn xác minh chân tướng của việc này.

Một lần nữa Johnson bác bỏ cáo buộc đó, bác bỏ rằng ông đã khích lệ Zelensky xé bỏ hòa ước Istanbul. Johnson cũng bác bỏ các nhận định rằng ông đã bàn trước với Joe Biden về việc này.

Sau đó anh Kisin hỏi rất sát phạt rằng trên thực tế thì Kiev biết thừa rằng họ nếu không có phương Tây chống lưng thì họ không thể đối đầu quân sự với Nga, cho nên, tại sao họ lại xé bỏ hòa ước vào lúc đó.

Konstantin Kisin (phút 15:28): “Nhưng mà, nếu ông nói với họ, và nếu tổng thống Mỹ cũng nói với họ, rằng các ông sẽ không cung cấp hỗ trợ gì cho họ đâu, thế thì họ sẽ không chiến đấu nữa, bởi vì họ hiểu rằng họ hoàn toàn không có cơ hội!”

Johnson bèn trả lời bằng cách nói vòng vèo một hồi rằng đó là Kiev muốn chiến, và đổ lỗi cho Nga kiểu như đó là bởi vì “mục đích chiến tranh của Putin là muốn nhập Ukraine vào Đế quốc Nga, như một thành phần của Nga, một chư hầu của Nga”, v.v và phương Tây chúng tôi chỉ đơn thuần là ủng họ Kiev trong sự nghiệp chống Nga mà thôi:

Boris Johnson (phút 17:10): “Tôi đặt chân đến [Kiev], bởi vì tôi muốn bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của Anh quốc, cũng là để biểu hiện cho công chúng, cho mọi người khác biết, rằng họ [Ukraine] đã làm được rất tốt… (phút 18:10) Tất cả những gì tôi đã nói, đó là nếu họ muốn tiếp tục chiến đấu, thì chắc chắn họ sẽ nhận được hỗ trợ của chúng tôi.”

–/–

Konstantin Vadimovich Kisin, 43 tuổi, sinh ra tại Liên Xô, nhưng lớn lên tại Anh. Hiện nay anh Kisin có họ hàng cả ở Nga và Ukraine. Anh là nhà bình luận, đôi khi bình luận hài, khá trung lập. Trong vấn đề chiến tranh Ukraine, anh là thuộc phe ủng hộ chính quyền Zelensky rất rõ rệt.

Nhật Tân