Sáng 30/7: TP.HCM, Bình Dương tăng 4.024/4.992 ca mới; cộng dồn TP.HCM có 1.057 ca tử vong
Sau ngày 29/7 với số ca nhiễm tăng lên 7.594 ca, sang sáng 30/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 4.992 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV), gồm 5 ca nhập cảnh và 4.987 ca trong nước.
Bộ Y tế thiết lập khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM với quy mô 3.000 giường để cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong. Quyết định được đưa ra trong bố cảnh số ca nhiễm tại TP này đang tiến đến mốc 100.000 ca, trong khi gần 1.000 bệnh nhân nặng và nguy kịch, 1.057 bệnh nhân tử vong (theo cập nhật của y tế TP.HCM lúc 7h ngày 30/7).
4.987 ca tại 20 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.740), Bình Dương (1.284), Tiền Giang (242), Đồng Nai (203), Đồng Tháp (90), Tây Ninh (88), Bến Tre (79), Khánh Hòa (78), Hà Nội (63), Cần Thơ (23), Long An (21), Phú Yên (17), Bình Định (17), Kiên Giang (17), Vĩnh Long (15), Thái Nguyên (3), Đăk Nông (2), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (1).
Trong đó, tổng cộng 4.000 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 987 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt tăng 1.766 ca và tăng 400 ca so với con số tương ứng 2.234 ca và 587 ca so với số liệu lúc 6h sáng 29/7.
Cập nhật số ca nhiễm mới tại 20 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:
- nhóm trên 84.500 ca: TP.HCM 84.521;
- nhóm trên 11.900 ca: Bình Dương 11.968;
- nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.735;
- nhóm trên 4.400 ca: Long An 4.451;
- nhóm trên 3.500 ca: Đồng Nai 3.513;
- nhóm trên 2.800 ca: Đồng Tháp 2.888;
- nhóm trên 2.000 ca: Tiền Giang 2.097;
- nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.719;
- nhóm trên 1.200 ca: Tây Ninh 1.285, Khánh Hòa 1.236, Phú Yên 1.224, Hà Nội 1.203;
- nhóm trên 800 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 848, Đà Nẵng 818;
- nhóm trên 700 ca: Vĩnh Long 754, Bến Tre 714;
- nhóm trên 500 ca: Cần Thơ 580;
- nhóm trên 400 ca: Bình Thuận 497;
- nhóm trên 200 ca: Quảng Ngãi 267, Hưng Yên 261, An Giang 260, Trà Vinh 255, Vĩnh Phúc 210;
- nhóm trên 100 ca: Kiên Giang 199, Nghệ An 197, Ninh Thuận 192, Đăk Lăk 186, Bình Phước 171, Hà Tĩnh 137, Bình Định 137, Lạng Sơn 128, Sóc Trăng 121, Hậu Giang 121;
- nhóm từ 10-100 ca: Quảng Nam 72, Hải Dương 67, Hà Nam 62, Điện Biên 58, Đăk Nông 53, Lâm Đồng 43, Gia Lai 36, Thừa Thiên Huế 34, Thái Bình 31, Cà Mau 31, Thanh Hóa 29, Bạc Liêu 28, Hải Phòng 25, Hòa Bình 14, Hà Giang 13, Thái Nguyên 12, Nam Định 11, Lào Cai 10, Ninh Bình 10, Phú Thọ 10;
- nhóm từ 1-dưới 10 ca: Kon Tum 6, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Quảng Trị 4, Sơn La 3, Quảng Bình 2, Tuyên Quang 2, Yên Bái, Lai Châu mỗi nơi một ca.
Ngày 29/7, Sở Y tế TP.HCM công bố đã ban hành “Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 tại nhà”, với 2 trường hợp F0 sẽ cách ly tại nhà 14 ngày, gồm: F0 không triệu chứng lâm sàng đang chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7 và F0 mới được phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì).
Mỗi quận, huyện, TP lập Tổ phản ứng nhanh (gồm bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện quận, huyện, công an và các tình nguyện viên…) để các F0 cách ly tại nhà liên hệ khi cần hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp.
Trung tâm cấp cứu 115 TP chịu trách nhiệm tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu khi F0 trở nặng, chuyển người bệnh đến các bệnh viện gần nhất.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức – ông Hoàng Tùng ký quyết định gỡ phong tỏa từ 18h cùng ngày đối với 5 phường (Phường Bình Chiểu, Hiệp Bình Phước, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú) với hơn 250.000 dân. Trước đó, quận Bình Tân đã gỡ phong tỏa chung cư Ehome 3 với 14 block ở phường An Lạc từ ngày 12/7, nơi từng là ổ dịch với 372 ca.
Sau Lâm Đồng, tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi thông báo dừng tiếp nhận người tự ý trở về kể từ 0h ngày 1/8. Theo công bố của tỉnh này, một tuần qua, có khoảng 5.000 người đi xe máy hoặc ôtô dịch vụ từ TP.HCM và các tỉnh trở về; đã ghi nhận có 5 người dương tính, trong khi các khu cách ly tập trung của tỉnh đã quá tải (6.000 người).
Với 164 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, tỉnh này cho hay không đủ năng lực y tế và tài chính để xử lý tình huống số F0 tăng cao hoặc cùng lúc thêm nhiều F0 có bệnh nền, F0 trở nặng, hay tiếp nhận người vào cách ly tập trung.
Chính phủ Việt Nam tặng 10.000 tấn gạo; muốn sớm hợp tác vắc-xin COVID-19 với Cuba
Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 129.571 ca. 29.006 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng tới 4.323 người so với thời điểm 6h ngày 29/7 (24.683 người).
346 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 19 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO, lần lượt tăng 135 và tăng 2 so với con số tương ứng 211 bệnh nhân điều trị ICU và 17 bệnh nhân điều trị ECMO tại thời điểm 6h ngày 29/7.
Đáng lưu ý, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật vào lúc 7h sáng 30/7, TP này đang có tới 847 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO (lần lượt giảm 28 người và 16 người so với cập nhật lúc 7h sáng 29/7). Tính cộng dồn có 1.057 bệnh nhân tử vong, tăng 128 ca so với cập nhật lúc 7h sáng 29/7 (929 ca). Các con số này đều cao hơn nhiều con số tổng trên cả nước do Bộ Y tế công bố. (*)
Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca), ngày 23/7 (7.295 ca), ngày 24/7 (7.937 ca); ngày 25/7 (7.525 ca); ngày 26/7 (7.859 ca); ngày 27/7 (7.911 ca); ngày 28/7 (6.555 ca); ngày 29/7 (7.593 ca).
Nam Định xuất hiện ca mới, kết thúc hơn 15 ngày không ghi nhận ca nhiễm, khiến số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tiếp tục giảm xuống còn 4 tỉnh, gồm: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn so với cập nhật vào 6h ngày 29/7.
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 133.405 ca (2.213 ca nhập cảnh và 131.192 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 100.603 bệnh nhân; 31.780 người được công bố bình phục; 1.022 người tử vong (bổ sung thêm 392 ca tử vong so với con số 630 cập nhật lúc 6h ngày 29/7).
Trong ngày 29/7, thêm 208.041 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 5.529.898. Trong đó 4.983.496 người tiêm 1 mũi, 546.402 người tiêm đủ 2 mũi.
(*) Chỉnh sửa theo cập nhật của HCDC
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Nghiên cứu: Người tái nhiễm COVID-19 không dễ bị nặng và gây truyền nhiễm
Từ khóa virus vũ hán COVID-19 TP.HCM số người mắc COVID-19 tử vong