TP.HCM cấm trường mầm non dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ
- Khánh Vy
- •
Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu Các trường mầm non không được dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cô bé lớp 1 học đọc bằng cách đọc truyện cho người cao tuổi
- Học sinh lớp 1 bị đánh tím mặt: Nữ giáo viên bị tạm đình chỉ
Ngày 21/4, báo VnExpress dẫn lời bà Lương Thị Hồng Điệp – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non cho biết theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường mầm non không được dạy trước kiến thức lớp 1. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng, sợ con không được chuẩn bị tốt để vào tiểu học nên yêu cầu giáo viên trường mầm non dạy hoặc cho con đi học trước lớp 1 ở bên ngoài.
Theo bà Điệp, việc này là phản khoa học vì nội dung và chủ đề kiến thức dạy phải phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi. Ép trẻ phải tập trung trong thời gian dài với chủ đề không phù hợp có thể khiến các em sợ hãi việc học.
“Ở giai đoạn mầm non, các con vẫn được làm quen, nhận biết chữ cái, đếm số, cách cầm bút, tư thế ngồi học. Các giáo viên lớp lá cũng là những người cứng nghề nhất ở mỗi trường nên phụ huynh có thể yên tâm”, bà Điệp cho hay.
Để trẻ sẵn sàng, hào hứng bước vào lớp 1, Phòng Giáo dục Mầm non còn yêu cầu các trường cho trẻ tham quan, tìm hiểu trường tiểu học ở khu vực lân cận hoặc tổ chức các lớp học giả định.
TP.HCM hiện có khoảng 330.000 trẻ trong độ tuổi mầm non. Theo kế hoạch của UBND thành phố, trẻ sẽ được nghỉ hè từ cuối tháng 5.
Yêu cầu không dạy trước chương trình lớp 1 được Bộ GD&ĐT đưa ra từ năm 2013. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ huynh cho con tập đọc, rèn chữ trước cả năm để yên tâm khi vào lớp 1. Ở các thành phố lớn, nhiều trường tư tổ chức lớp tiền tiểu học với nội dung tương tự.
Người Đức bác bỏ việc học hành trước tuổi, chú ý bảo vệ trí tưởng tượng của trẻNgười Đức cho rằng trẻ em nên lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, nếu phát triển trí thông minh sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, điều này sẽ làm giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Thậm chí, để tôn trọng bản tính vui chơi của trẻ em, luật pháp của Đức còn cấm việc ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học; Không làm những điều vi phạm quy tắc tăng trưởng của trẻ em, cho phép trẻ tự do phát huy trí tưởng tượng của mình. Không có gì ngạc nhiên khi người Đức sở hữu một nửa giải thưởng Nobel thế giới, nguyên do là họ đã bác bỏ việc ép trẻ em học kiến thức trước tuổi, để bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ. Còn ở các trường mẫu giáo của Việt Nam, rất nhiều kiến thức lớp 1 gần như đã được hoàn thành trước. Việc này khiến quá nhiều thứ được lưu trữ cố định trong não của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến trí tưởng tượng. Điều này cũng giống như việc cho trẻ em xem tivi. Khi một đứa trẻ đã được xem phim hoạt hình “Bạch Tuyết”, nếu bạn yêu cầu nó vẽ bức tranh về Bạch Tuyết, thì rất có thể đứa trẻ sẽ vẽ hình dáng công chúa Bạch Tuyết như những gì nó đã được xem trên tivi. Còn nếu đứa trẻ chưa được xem phim Bạch Tuyết, chúng sẽ biết tưởng tượng hình ảnh công chúa Bạch Tuyết từ những mô tả trong câu chuyện cổ tích mà chúng đã được nghe, và sẽ vẽ Bạch Tuyết theo trí tưởng tượng của riêng mình. Khi này, những bức tranh được vẽ tất nhiên sẽ đa dạng, phong phú, không cố định ở một hình mẫu Bạch Tuyết trên phim hoạt hình ở tivi. Theo người Đức, nếu ép trẻ học hành sớm, kiến thức cơ bản của trẻ có thể sẽ vững chắc, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy độc lập của chúng thì đã bị phá hủy. |
Khánh Vy (t/h)
Từ khóa Sở GD&DT TP.HCM dạy trước chương trình lớp 1 TP.HCM