5 nghi vấn quan chức Trung Quốc tại Macau tự tử trước thời điểm “nhạy cảm”
- Trí Đạt
- •
Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macau là Trịnh Hiểu Tùng nhảy lầu tự sát hôm 20/10 tại nơi cư trú ở Macau. Do sự việc xảy ra quá bất ngờ, và không có điềm báo trước nào. Ngày hôm sau, trang web của Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đăng thông tin cho biết Trịnh Hiểu Tùng bị mắc chứng trầm cảm khiến dư luận có nhiều nghi vấn. Có nguồn tin chỉ ra, Trịnh Hiểu Tùng từng bị quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương “hỏi thăm”, truyền thông Hồng Kông đã tổng kết 5 điểm nghi vấn lớn xoay quanh việc ông Trịnh Hiểu Tùng tự tử.
Ngày 21/10, Trung tâm Vận động nhân quyền Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông dẫn nguồn tin chỉ ra, Trịnh Hiểu Tùng (Zheng Xiaosong) bị quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hỏi thăm, đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Trịnh tự sát. Tuy nhiên nguồn tin cũng không nói cụ thể về thời gian mà Trịnh bị hỏi thăm.
Ngày 21/10, tờ Nhật báo Apple tại Hồng Kông đưa tin chỉ ra, vụ ông Trịnh Hiểu Tùng tử vong có ít nhất 5 nghi vấn sau.
Nghi vấn thứ nhất: Truyền thông, cảnh sát Macau thông tin mâu thuẫn. Theo Cục trưởng Cục Cảnh sát Macau Tiết Thân Minh, mặc dù sự việc Trịnh Hiểu Tùng nhảy lầu tự tự không có gì nghi ngờ, nhưng đã chuyển giao cho cơ quan điều tra theo dõi, không hề đề cập đến “chứng trầm cảm” mà truyền thông của chính quyền đưa tin, liệu có phải là không thừa nhận “nguyên nhân tử vong” mà truyền thông công bố.
Nghi vấn thứ 2: Lễ thông xe Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Macau sẽ được tổ chức vào ngày 23/10, thông tin lan truyền ra bên ngoài cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đích thân tham gia buổi lễ này, quan chức Hồng Kông, Macau, Quảng Đông đều sẽ tham dự trong đó có cả ông Trịnh Hiểu Tùng. Trong thời điểm nhạy cảm này mà lại nhảy lầu tự tự, liệu có phải là trùng hợp?
Nghi vấn thứ 3: Ngoài việc đảm nhậm chức Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macau, Trịnh Hiểu Tùng còn là một trong số 204 Ủy viên Trung ương khóa 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc ông nhảy lầu tự một cách bí ẩn cũng trở thành Ủy viên Trung ương đầu tiên xảy ra chuyện.
Nghi vấn thứ 4: Trịnh Hiểu Tùng nhậm chức mới tại Macau chỉ được hơn 1 năm, tháng Chín năm ngoái được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macau, sau khi nhậm chức, Trịnh thường xuống các các cấp dưới tìm hiểu tình hình các giới tại Macau, còn nói muốn hiểu kỹ về Macau; trước khi xảy ra chuyện, ông cũng thường xuyên tham dự các hoạt động, không hề có bất cứ dấu hiệu báo trước nào của chứng trầm cảm.
Nghi vấn thứ 5: Quan chức Trung ương tại Hồng Kông, Macau cũng liên tiếp tham ô tham nhũng. Cách đây 2 năm, tổ tuần sát Trung ương đã tiến hành tuần sát đối với Văn phòng đảng ủy Hồng Kông, Macau, kết quả phát hiện bộ phận quan chức Văn phòng liên lạc Trung ương thuộc Quốc vụ viện “có vấn đề”, trong đó có trình tự làm việc không đủ nghiêm ngặt, không bám sát quyết sách mà trung ương quán triệt. Bên cạnh đó, tháng Tám năm ngoái Lý Cương – người từng đảm nhậm chức Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Macau, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện và từng đã bị “ngã ngựa” và bị điều tra, điều này cho thấy các cơ quan thuộc Trung ương của chính quyền Trung Quốc tại Hồng Kông, Macau cũng tham ô hủ bại không kém tại Đại lục.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin cho rằng, hiện tại điểm nghi ngờ lớn nhất là cảnh sát Macau nhấn mạnh vẫn đang điều tra vụ việc, tuy nhiên Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau lại thông báo Trịnh Hiểu Tùng tử vong do trầm cảm.
Nhiều năm gần đây, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã khiến không ít quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc tử vong bất thường. Trung tâm Thông tin vận động nhân quyền Trung Quốc tại Hồng Kông dẫn nguồn tin cho biết, năm 2017 có khoảng 2000 quan chức tử vong do tự sát.
Ngay cả tờ báo được cho là thân với Bắc Kinh như Duowei News cũng dẫn tin từ tờ Nhật báo Đông phương (Oriental Daily) cho biết, nguyên nhân quan chức Trung Quốc tử vong do tự sát đều là đưa tin qua loa sơ sài, có điều tra thì cũng giữ kín, kết luận thì cũng qua loa cho xong chuyện. Điều này tự nhiên cũng sẽ khiến dư luận không thể chấp nhận, ngược lại còn có nhiều liên tưởng đến vấn đề khác.
Dựa vào những hoạt động của Trịnh Hiểu Tùng mà chính quyền hoặc truyền thông công bố công khai, có thể thấy ông không hề có bất cứ biểu hiện lạ thường nào. Một ngày trước khi xảy ra chuyện (ngày 19/10), ông còn tham dự nhiều hoạt động tại Macau trong đó có cuộc gặp mặt với các quan chức cấp cao như Trưởng Đặc khu Macau Thôi Thế An, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Hà Hậu Hoa.
Trịnh Hiểu Tùng năm nay 59 tuổi, là người Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Ông tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Na Uy tại Đại học Oslo (Na Uy). Năm 1993, công tác tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, từng làm Bí thư thứ nhất Vụ Tây Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Phó tuần sát viên Tân Hoa Xã tại phân xã Hồng Kông. Năm 2000, chuyển sang công tác tại Bộ Tài chính, từng giữ các chức vụ như Vụ trưởng Vụ Quốc tế thuộc Bộ Tài chính, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính, Giám đốc điều hành Ngân hàng Phát triển Á châu Trung Quốc. Sau hơn 12 năm làm việc tại Bộ Tài chính, đến năm 2013, ông làm Phó tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, Thưởng ủy Tỉnh ủy kiêm Tổng thư ký tỉnh Phúc Kiến. Tháng 7/2016, được bổ nhiệm làm Phó trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương. Ngày 20/9/2017, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Đặc khu hành chính Macau (tương đương với chức Bộ trưởng). Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Quan chức tự sát Quan chức Trung Quốc Trịnh Hiểu Tùng