Bị Mỹ bóc tách ra khỏi người dân Trung Quốc, ĐCSTQ dồn sức chống đỡ
- An Đức Liệt
- •
Hoa Kỳ hiện đang tách bạch chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra khỏi người dân Trung Quốc. Theo nhận thức này thì chính sách ưu đãi của Hoa Kỳ đối với quan hệ Mỹ – Trung tồn tại từ thời Tổng thống Nixon đến nay đã hoàn toàn thất bại. ĐCSTQ ngày một chuyên chế, trong khi người dân Trung Quốc lại khao khát tự do. Theo giới quan sát phân tích, Hoa Kỳ hiện đang làm được “đánh rắn bảy tấc” (đập một phát ngay tim, khiến rắn chết tại chỗ, không để ngóc đầu lên cắn lại) trúng điểm chí tử của chính quyền ĐCSTQ. Từ đây cho thấy, từ truyền thông chính phủ cho đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây luôn phải liên tục phòng thủ.
Ngày 28/7, Hãng Tân Hoa Xã đưa tin buổi nói chuyện giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Le Drian. Phần lớn nội dung trong tin đều là ông Vương Nghị độc thoại đả kích Hoa Kỳ, cũng không hề nhắc đến phản ứng của Le Drian, như thể Le Drian chỉ đơn giản là đưa tai đến ngồi nghe. Dù sao thì Tân Hoa Xã đưa tin cũng chỉ để cho người dân trong nước xem.
Ngay từ đầu, ông Vương Nghị đã chĩa giáo vào việc Hoa Kỳ phân biệt ĐCSTQ với người Trung Quốc. Ông Vương cáo buộc một số thế lực chính trị Hoa Kỳ vì để vận động bầu cử và duy trì quyền bá chủ đơn cực mà “liên tục kích động lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, công kích chế độ xã hội do người dân Trung Quốc lựa chọn và bêu xấu đảng cầm quyền gắn kết mật thiết với nhân dân Trung Quốc …”
Ý tứ của ông Vương là Hoa Kỳ không nên cố gắng khích bác “mối quan hệ máu thịt giữa đảng cầm quyền và nhân dân”. Nhưng cách gọi “đảng cầm quyền” chính là so với các đảng đối lập, đảng đối lập chính là đảng dự bị cầm quyền, tương lai sẽ thay đổi vai trò cho nhau như vậy. Ông ta lấp liếm gọi ĐCSTQ là “đảng cầm quyền”, vậy thì ở Trung Quốc, đảng đối lập đang ở đâu? Đang ở trong tù hay ở trong bình hoa? ĐCSTQ là chế độ độc tài độc đảng, do đó, mọi người vẫn luôn gọi ĐCSTQ hơn là “đảng cầm quyền” là có đạo lý trong đó.
Ông Vương Nghị lên tiếng tô vẽ, nói rằng ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc là “mối quan hệ máu thịt”. Đây là một kiểu miêu tả của xã hội phong kiến hoặc xã hội chuyên chế, thậm chí là của một băng đảng, được sử dụng phổ biến trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Thời đó người ta hát: “Trời đất bao la không bằng ân tình lớn lao của đảng, cha mẹ thân yêu không bằng Mao chủ tịch thân yêu”, nhấn mạnh rằng phải đem mối quan hệ đảng và nhân dân thành mối quan hệ huyết thống, hoặc thậm chí còn thân thiết hơn cả quan hệ huyết thống, bởi vì chủ trương của ĐCSTQ là “đại nghĩa diệt thân” – hy sinh cho đảng, rất tàn nhẫn!
Một mối quan hệ bình thường giữa nhân dân và chính phủ, chỉ có thể là tin tưởng hoặc không tin tưởng, chứ không thể có chuyện máu thịt. Hơn nữa, việc mối quan hệ có tin cậy hay mật thiết tới đâu, chỉ có dân mới quyết định, thay vì bị áp đặt, gán ghép bởi chế độ cai trị trong các tuyên bố trang trọng. Giới phân tích chỉ ra, những cố gắng của ông Vương Nghị phản ánh tâm lý bên trong hiện nay của ĐCSTQ. Họ sợ Hoa Kỳ tách bạch người dân Trung Quốc ra khỏi chính quyền đảng. Nếu người dân Trung Quốc thực sự lắng nghe Hoa Kỳ, thời đại mà dân cúi đầu nhẫn nhục, bị bức bách cam chịu sẽ chấm dứt. Hiện giờ là Vương Nghị, đại diện cho giai cấp thống trị, hiện đang cố gắng thể hiện sự cai trị của ĐCSTQ đối với người dân.
Trong bài phát biểu tại Thư viện Nixon gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã đưa ra một nhận xét rất xác đáng: Hoa Kỳ cuối cùng đã nhận ra, chính sách cam kết của Hoa Kỳ đối với quan hệ Mỹ – Trung được thực thi trong 40 năm qua, đến nay đã hoàn toàn thất bại, ĐCSTQ ngày càng chuyên chế. Hoa Kỳ rốt cuộc đã nhận ra, ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, kẻ làm cho Hoa Kỳ phải lo lắng không phải Trung Quốc, mà chính là tổ chức đảng. Từ nhận thức này của Hoa Kỳ, ĐCSTQ tìm cách nhập nhèm đem các chính sách hiện tại của Hoa Kỳ đang chống lại đảng, tuyên truyền thành đàn áp sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ngày 29/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân trong bài phát biểu, đã đưa ra các giải thích trong đó có ba luận điểm chính. Đầu tiên, ông Uông cho rằng: “Cái gọi là quan hệ Mỹ – Hoa đã thất bại” là không đúng. Với lý do, quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ – Hoa đã hỗ trợ 2,6 triệu việc làm tại Hoa Kỳ và hơn 72.500 công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Quốc. Ông Uông ở đây đã lẩn tránh nguyên nhân xảy ra chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Trung Quốc đã không tuân thủ các quy tắc thương mại của WTO và trợ cấp cho xuất khẩu, khiến hàng triệu người Mỹ bị mất việc, các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Quốc buộc phải chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ bị đánh cắp…
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu rõ, chế độ của ĐCSTQ là chế độ Marxist-Leninist. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, đã vặn lại bằng: “Lập trường chính trị căn bản nhất của một đảng Marxist là đặt người dân lên hàng đầu”.
Báo Đông Phương phân tích rằng, ĐCSTQ đặt tên quốc gia là Cộng hòa Nhân dân, tiền tệ là Nhân dân tệ, báo là Nhân dân Nhật báo, và chính phủ là Chính phủ Nhân dân … Nhưng nhân dân của họ là một khái niệm hư cấu, trên thực tế là nhà nước của đảng, tiền đảng và báo đảng.
Hoa Kỳ cho rằng chính sách cam kết giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thất bại, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận nó đã không thất bại, điều này rất khó hiểu. Chính sách này là do phía Hoa Kỳ đã thực hiện từ thời Tổng thống Nixon. Xuất phát điểm của ông là muốn từng bước đưa Trung Quốc mở cửa, bước vào xu hướng chung của thế giới và trở thành thành viên của một xã hội văn minh.
Chính phủ Hoa Kỳ hôm nay quay đầu nhìn lại thấy rằng chính sách quan hệ này quá ngây thơ, về cơ bản là một thất bại. ĐCSTQ đã từ chối hòa mình vào văn minh thế giới, mà trái lại muốn đưa cộng sản tiêm nhiễm rộng khắp thế giới.
Hoa Kỳ thừa nhận rằng kế hoạch đã thất bại, nhưng Trung Quốc nói, không, không, không có thất bại, vấn đề là gì? Bắc Kinh có lẽ cũng biết Hoa Kỳ thừa nhận thất bại đồng nghĩa với ĐCSTQ đã rơi vào tuyệt lộ, từng bước một giải thể. Mặc dù chế độ Tập Cận Bình mỗi ngày đều hô to “ăn miếng trả miếng”, truyền thông đảng và các nhà chiến lược quân sự đảng thậm chí còn lên gân như đã sẵn sàng cho chiến tranh, nhưng nếu thực sự chiến đấu, họ biết rằng kết quả sẽ không được tốt đẹp gì.
Lời giải thích của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có phải là chính quyền đảng muốn thể hiện sự nhượng bộ? Đây là một mánh khóe truyền thống mà Trung Quốc đã áp dụng trong nhiều năm qua, sử dụng ngôn ngữ ngoại giao mơ hồ, chẳng hạn như hợp tác hòa bình đôi bên cùng phát triển nhằm ru ngủ đối phương, từ đó thừa cơ dần xâm lấn. Mánh khóe này đã được sử dùng từ thời Đặng Tiểu Bình. Bất cứ khi nào quan hệ Trung-Mỹ gặp trục trặc, ĐCSTQ sẽ nhún nhường “thao quang dưỡng hối” – náu mình chờ thời.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình hiện nay lại không e ngại “kiếm sáng”. Biển Đông đã lấy xong, giờ cũng không cần mánh khóe ngôn ngữ chi nữa. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ cũng không muốn ngay lập tức đập vỡ nồi cơm. Theo lời phát biểu, họ vẫn duy trì một kênh đối thoại với Hoa Kỳ. Hiện tại, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải cho biết, hiện hai nước một kênh đối thoại cũng không tìm ra nổi, ông cảm thấy tình hình đã rất bi đát.
Tại sao không thể đối thoại? Trong bài phát biểu tại Thư viện Nixon, Ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo đã đề cập đến cuộc gặp vài tuần trước với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung Quốc. Ông Pompeo cho rằng Trung Quốc vẫn thói cũ, nói rất nhiều, trên thực tế không hề đề xuất hành động thay đổi nào cả. Ông Pompeo nói, lời hứa của ông Dương Khiết Trì cũng như của nhiều quan chức ĐCSTQ khác, đều chỉ là “sáo rỗng”.
Hoa Kỳ đã nhận ra: Nếu thế giới tự do không thay đổi được chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc, thì chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi chúng ta.
Cuộc hội đàm Hawaii Mỹ – Trung hôm 17/6, được trông chờ như một cơ hội tuyệt vời để biến “gươm đao thành lụa là”. Tuy nhiên, kết quả của buổi hội đàm thật tàn khốc. Hoa Kỳ đã nhận rõ bản chất của ĐCSTQ. Nếu các phát biểu của ông Pompeo là hướng đến cả thế giới, thì tuyên bố của ông Vương Nghị chỉ dành cho nội bộ Trung Quốc, lối suy nghĩ mơ hồ, cường điệu theo chủ nghĩa Mao, phép thắng lợi tinh thần, tự huyễn hoặc bản thân… đều đang bộc lộ rõ sự căng thẳng trong nội bộ Bắc Kinh.
Tình hình ngày một tồi tệ. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew, Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm cho thấy, quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi nhanh chóng. Khảo sát cho thấy, gần 80% người Mỹ được hỏi, không tin hoặc hoàn toàn không tin tưởng vào Tập Cận Bình. Con số này cao hơn 6 điểm so với hơn ba tháng trước, tăng 27% so với năm ngoái.
An Đức Liệt
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa ĐCSTQ Quan hệ Mỹ - Trung ngoại giao người dân Trung Quốc Dòng sự kiện