Các phóng viên Úc chạy khỏi Trung Quốc vì sợ bị biến mất
Tin tức tổng hợp trong tuần qua liên quan đến Trung Quốc: Các phóng viên Úc chạy khỏi Trung Quốc vì sợ bị biến mất; ĐCSTQ xâm nhập vào hệ thống giáo dục K-12; Quan chức tham nhũng ngăn chặn người khiếu kiện khuyết tật nộp đơn khiếu nại tại Bắc Kinh.
Gần đây, hai nhà báo Úc làm việc tại Trung Quốc đã bị lực lượng an ninh quốc gia nước này đột kích thẩm vấn vào giữa đêm và bị doạ sẽ không được rời khỏi Trung Quốc. ĐCSTQ đã không giải thích lý do về hành động này, nhưng sau khi Bộ Ngoại giao Úc vào cuộc, hai nhà báo đã trở về Úc an toàn. Sự kiện chưa từng có nói trên đã khiến mối quan hệ Úc-Trung trở nên xấu hơn. Hiện thời, không có nhà báo Úc nào đang làm việc tại Trung Quốc.
Do đại dịch, mối quan hệ Úc-Trung đã trở nên ngày càng tồi tệ kể từ đầu năm nay. ĐCSTQ không hài lòng với việc Úc kêu gọi một cuộc tra độc lập về nguồn gốc của virus corona và đã liên tục thực hiện các biện pháp trả đũa chống lại Úc. Gần đây, chính phủ Úc đã lên tiếng cảnh báo công dân về nguy cơ bị bắt giữ tùy tiện tại Trung Quốc.
Sau khi nhận được cảnh báo từ Đại sứ quán Úc về sự an toàn, tuần trước, phóng viên Bill Birtles của Đài phát thanh truyền hình quốc gia Úc (ABC), và Michael Smith của Tạp chí tài chính Úc, đều bị cảnh sát an ninh quốc gia Trung Quốc đột nhập vào nhà lúc nửa đêm. Họ đã bị cảnh sát thẩm vấn dưới ánh đèn chói lòa và được thông báo rằng họ bị hạn chế rời khỏi nước này. Cảnh sát yêu cầu họ phải ở lại và hợp tác với “cuộc điều tra liên quan đến an ninh quốc gia.”
Sau khi bị thẩm vấn, trước lo ngại “bị biến mất”, hai nhà báo ngay lập tức đến trú ẩn tại Đại sứ quán Úc ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Vào ngày 7/9, họ đã quay trở lại Úc an toàn sau khi Bộ Ngoại giao Úc vào cuộc. Sau khi về đến Úc, cả hai đều nói rằng họ cảm thấy thật nhẹ nhõm khi quay trở về một đất nước có luật pháp thực sự. Nhìn lại quá trình vội vã rời khỏi Trung Quốc của mình, họ tin rằng đây là một động thái chính trị của Bắc Kinh.
>> EU muốn chấm dứt chương trình ‘thị thực vàng’ cho giới nhà giàu Trung Quốc
Hoa Kỳ: ĐCSTQ xâm nhập vào hệ thống giáo dục K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12) thông qua việc hợp tác với Hội đồng Đại học
Theo một báo cáo mới của Hiệp hội Học giả Quốc gia Mỹ (NAS), Hội đồng Đại học (College Board) đã hợp tác chặt chẽ với ĐCSTQ trong hơn một thập kỷ qua, cho phép Bắc Kinh ảnh hưởng đến việc dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc trong các lớp học K-12 (mẫu giáo đến lớp 12) trên toàn Hoa Kỳ.
Vào ngày 6/9, báo cáo được công bố cho thấy Hội đồng Đại học, một tổ chức phi lợi nhuận đặt tại New York nổi tiếng với việc tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa SAT và AP để tuyển sinh vào đại học, đã hợp tác với ĐCSTQ để phát triển các khóa học nâng cao (AP) về tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc tại các trường trung học. Điều này đã giúp Trung Quốc nắm quyền kiểm soát việc đào tạo giảng dạy tiếng Trung tại Hoa Kỳ. Tổ chức này còn quảng bá mạnh mẽ các Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng tử do Bắc Kinh tài trợ.
Được quảng cáo là các chương trình về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, các Viện và Lớp học Khổng Tử đang bị chỉ trích nặng nề trong việc truyền bá tuyên truyền của Trung Quốc và đàn áp tự do ngôn luận trong các trường đại học và các lớp học K-12.
Tại buổi giới thiệu trực tuyến bản báo cáo do chương trình “American Thought Leader” của The Epoch Times tổ chức, ông Rachelle Peterson, tác giả của báo cáo và là giảng viên nghiên cứu chính của NAS, cho biết Trung Quốc đã cố gắng xây dựng xong toàn bộ hệ thống giáo dục trước khi công chúng kịp nhận ra cái gì đã xảy ra.
Các phát hiện được đưa ra trong bối cảnh việc Mỹ tiếp tục tăng cường giám sát đối với những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm gây ảnh hưởng đến các trường đại học Mỹ cũng như chiến dịch tích cực của Đảng này nhằm đánh cắp các nghiên cứu và công nghệ của Hoa Kỳ.
Quan chức tham nhũng ngăn chặn người khiếu kiện khuyết tật nộp đơn khiếu nại tại Bắc Kinh
Ông Zhu Jianqiang, một người khiếu kiện khuyết tật đến từ thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô đã bị hơn 20 nhân viên chặn lại tại Nhà ga xe lửa Bắc Kinh vào ngày 8/9 khi ông và vợ mình đến thủ đô Bắc Kinh để nộp đơn khiếu nại lên Cơ quan quản lý kiến nghị và khiếu nại công cộng quốc gia.
Sau khi các quan chức địa phương tại làng ép buộc ông ký một thỏa thuận phá bỏ ngôi nhà của mình vào 8 năm trước, ông Zhu Jianqiang đã bị đánh đập, dẫn đến bại liệt suốt đời. Sau khi việc thanh toán các chi phí y tế và điều dưỡng của ông bị đình chỉ vào tháng 5, ông Zhu đã bị bỏ rơi nên ông đã quyết định kiện lên Bắc Kinh.
Ông Zhu Jiangqiang nói với The Epoch Times, “Khi chúng tôi rời nhà đêm qua, những người đang theo dõi tôi đã theo tôi suốt 24/7. Bất cứ nơi nào tôi đến, họ đều đi theo. Họ thậm chí còn giữ xe lăn của tôi và không cho tôi đi. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của một người bạn, chúng tôi đã lên được xe lửa. Hôm nay, chúng tôi đã đến Bắc Kinh lúc 10:30 sáng và người đàn ông theo dõi tôi cũng đến như vậy.”
“Chúng tôi hiện đang ở bên ngoài đồn cảnh sát. Họ có khoảng 15 người đang theo dõi chúng tôi. Họ yêu cầu tôi quay trở lại đồn cảnh sát. Tôi sẽ không quay lại bởi vì tôi thấy đồn cảnh sát đang thu xếp xe từ quê tôi đến để đưa tôi trở về bằng vũ lực. Tôi hỏi hành động như vậy hiện giờ không bị cấm sao? Ông ta nói ‘không có gì gọi là bất hợp pháp. Tiền có thể mua được mọi thứ.’”
Theo The Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện