Dân làng Hồ Nam phản đối xây hồ thủy điện, bị cảnh sát TQ đàn áp [Video]
- Lý Mộc Tử
- •
Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã cưỡng chế phá dỡ một số ngôi làng ở thị trấn Ải Trại, Tp. Cát Thủ, Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, cho việc xây dựng hồ chứa nước Đại Hưng Trại. Theo thông tin chia sẻ trên mạng, dân làng đã phản đối việc chính quyền cưỡng chế phá dỡ nhà cửa và xảy ra xung đột kịch liệt với cảnh sát, nhiều người đã bị bắt đi.
Đài Á Châu Tự Do đã đăng một video trên mạng xã hội X vào ngày 29/3, cho biết chính quyền thị trấn Ải Trại ở Tương Tây, Hồ Nam đang lên kế hoạch xây dựng “Dự án hồ chứa Đại Hưng Trại”. Các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước đưa tin rằng dự án sẽ tăng cường khả năng kiểm soát lũ lụt, nâng khả năng phòng lũ 10 năm mới gặp một lần lên 50 năm mới gặp một lần. Tuy nhiên, một số cư dân đã để lại bình luận trên mạng nói rằng họ chưa bao giờ trải qua lũ lụt.
【为修水库 强拆民房】
网传湖南 #湘西矮寨鎮 政府为了修建 #大兴寨水库工程,强拆当地居民的房屋,居民抗议并和警方爆发激烈冲突。官媒报道称该工程将使防洪能力由10年一遇提高到50年一遇。但有居民网络留言表示从未遇到过水灾。 pic.twitter.com/H9C4igCG7t— 自由亚洲电台 (@RFA_Chinese) March 29, 2024
Đoạn video cho thấy những tòa nhà dân cư nhỏ còn nguyên vẹn với phong cách kiến trúc cổ xưa đang lần lượt bị phá bỏ, một ngôi nhà dân cư hai tầng đang bị máy xúc lớn phá hủy dưới sự chứng kiến của nhiều người. Chính quyền đã cử số lượng lớn cảnh sát để duy trì ổn định, nhưng đã bị người dân phản đối kịch liệt và xảy ra xô đẩy, xung đột. Có người dân bị ngã xuống đất, một số cảnh sát kéo lê họ và nhiều dân làng bị cưỡng bức đưa đi.
Một số cư dân mạng Hồ Nam cho biết:
“Chúng tôi đã 70 tuổi và chưa bao giờ gặp lũ lụt. Do xây dựng hồ chứa Đại Hưng nên đã xuất hiện tình trạng 10 năm đều có lũ, hiện đã hại bao nhiêu người dân trong làng, nó là công trình hại dân.”
“Cưỡng chế chiếm 8.834 mẫu ruộng của nông dân, sau này con cháu lấy gì mà ăn?”
“Tôi xem trên điện thoại thấy bắt rất nhiều người.”
Đáp lại, ông Triệu Lan Kiện, cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc hiện đang sống ở nước ngoài, đã viết trên mạng xã hội X vào ngày 30/3 rằng một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa cảnh sát và dân thường đã nổ ra ở thị trấn Ải Trại, Tp. Cát Thủ, Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, vì xây dựng nhà máy thủy điện mà phá dỡ nhà dân. “Trước đây tôi từng trải qua cảnh bi thảm hơn thế này. Tôi đã thực hiện các cuộc điều tra và phỏng vấn về việc nhà máy thủy điện phá dỡ nhà dân trong 3 tháng trước năm 2014. Tôi đã dành thời gian với nhóm nạn nhân có nhà bị phá hủy và tôi hiểu sâu sắc hoàn cảnh của họ, họkhông có cửa để cầu cứu,” ông Triệu nói.
Ông Triệu Lan Kiện còn nói rằng nhiều người trong số họ từ những gia đình giàu có tự cung tự cấp đã biến thành “những người nhặt ve chai không có nơi ở cố định”. Phế liệu mà họ nhặt được “là rác thải phế liệu do trạm thủy điện chiếm giữ nhà của họ thải ra,” và “nhà, vườn của họ bị nhấn chìm trong hồ chứa”. Ông nói rằng chỉ một phần rất nhỏ nội dung mà ông phỏng vấn và chụp ảnh được hồi đó có thể được công bố, và ngay cả những nội dung được công bố, cũng bị xóa sau nhiều năm chính quyền thanh lọc Internet.
Một số cư dân mạng bình luận và chế giễu:
“Tư pháp không độc lập và quyền sở hữu tư nhân không được bảo vệ. Đây là gốc rễ của nhiều vấn đề ở Trung Quốc.”
“Tương lai có thảm họa lũ lụt hay không là do lãnh đạo quyết, người dân nói gì đi nữa cũng không tính.”
“Lời hứa của ĐCSTQ chỉ là trò đùa!”
“Không có lũ lụt thì ĐCSTQ có thể tạo ra lũ lụt! Bạn thấy đấy Trác Châu chẳng phải là đã từng bị lũ nhấn chìm sao?”
Có cư dân mạng cho biết: “Tình trạng này xảy ra ở khắp Trung Quốc. Tôi cũng bị chính quyền cưỡng chế phá nhà của mình. Tôi đã đến Bắc Kinh để khiếu nại, sau khi đi khiếu nại, tôi phát hiện ra rằng tổ quốc đã bị một nhóm phần tử tham nhũng kiểm soát. Họ đã ban hành pháp luật mà bản thân họ không cần tuân thủ, vì lợi ích mà việc gì họ cũng dám làm, từ đó tôi không còn tin rằng quốc gia do dân làm chủ nữa”.
Từ khóa Cưỡng chế giải tỏa Xã hội Trung Quốc nhà máy thủy điện Hồ Nam