Hơi cay của cảnh sát Hồng Kông gây hậu họa đến cả thế hệ tương lai
- Trí Đạt
- •
Tiến sĩ hóa học Đại học Hồng Kông, cựu giảng viên Đại học Trung văn Hồng Kông K.Kwong cho biết, hợp chất 1,4-Dioxin có trong lựu đạn hơi cay có gây ra tác hại rất lớn đối với toàn bộ người Hồng Kông, bao gồm cả phóng viên, nhân viên cứu hộ và người biểu tình, kể cả cảnh sát cũng không thể tránh khỏi. Ông lo lắng nhất là thanh niên Hồng Kông – tinh anh của xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại này.
Hiện tại cảnh sát Hồng Kông sử dụng loại lựu đạn hơi cay (hay còn gọi bom hơi cay) do Trung Quốc sản xuất, khi cháy ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất độc 1,4-Dioxin, có thể dẫn đến ung thư và bệnh về sinh sản.
Hôm 15/11, Tiến sĩ Kwong đã có video đăng trên kênh Medical Inspire cho biết, người bị chất 1,4-Dioxin xâm hại, có thể sẽ mắc ung thư và bệnh về sinh sản. Ở nước ngoài, nhân viên xử lý chất độc này cần phải mắc đồ bảo hộ chống hóa chất, và phải xúc tất cả chỗ đất trong khu vực bị nhiễm bỏ đi, nhưng ở Hồng Kông không thể làm việc này. Ông kiến nghị cần mặc kín toàn thân, sau đó có thể sẽ phải tiêu hủy quần áo đã mặc.
Bên trong Đại học Trung văn Hồng Kông phát hiện nhiều xác chim. Tiến sĩ Kwong nói, Đại học Trung văn là khu vực tích tụ chất hóa học nghiêm trọng, cả trăm quả lựu đạn hơi cay là đã rất nguy hiểm rồi, vậy mà cuối cùng lại có đến hơn 1.000 quả. Ông kiến nghị sinh viên không nên nằm ngủ dưới đất, hạn chế để da tiếp xúc với chất 1,4-Dioxin nhất có thể.
Tiến sĩ Kwong cho rằng, nguy hiểm nhất chính là phóng viên, nhân viên cứu hộ và người biểu tình ở tiền tuyến, nhưng cảnh sát cũng gặp nguy hiểm, thậm chí còn gây tai họa cho chính con cái của cảnh sát.
Ông nói, cảnh sát cũng sẽ không được an toàn, mặc dù khi lựu đạn hơi cay được bắn khỏi súng, nhiệt độ không còn đủ cao, nhưng cảnh sát sẽ đi qua nơi vừa bắn hơi cay, nên tỷ lệ nguy hiểm vẫn cao, mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào thời gian da tiếp xúc với các vi hạt bay trong không khí. Cho dù con cái của cảnh sát không đi qua khu vực biểu tình, thì cũng xuất hiện các triệu chứng liên quan, bởi vì cảnh sát sẽ mang các đồ vật bị ô nhiễm về nơi ở.
Hồi đầu tháng 11, ông Kwong từng có bài viết kêu gọi Chính phủ Hồng Kông lập tức ngừng sử dụng lựu đạn hơi cay do Trung Quốc Đại Lục sản xuất.
Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ từ ngày 9/6 đến nay, theo thống kê, cảnh sát đã bắn khoảng hơn 7.000 quả lựu đạn hơi cay về phía người biểu tình. Đại học là khu vực “tai họa nghiêm trọng”. Chỉ trong ngày 12/11, cảnh sát đã bắn điên cuồng hơn 1.000 quả lựu đạn hơi cay trong khuôn viên trường Đại học Trung văn Hồng Kông. Đại học Bách khoa Hồng Kông đến ngày 18/11 đã bị cảnh sát bao vây tấn công 8 ngày, cảnh sát liên tiếp bắn lựu đạn hơi cay, hiện không thể thống kê chính xác số lượng lựu đạn hơi cay đã bắn.
Gần đây, phóng viên Trần Dụ Khuông của tờ Stand News đã đăng bài viết trên Facebook cho biết, bác sĩ đã xác chẩn đoán chính xác anh mắc bệnh trứng cá do clo (ban chlor, hay chloracne), là loại bệnh không thể trị khỏi. Theo cư dân mạng tiết lộ, có nhiều cảnh sát cũng bị triệu chứng tương tự. Được biết, nhiều phóng viên ở tuyến đầu đã xuất hiện các triệu chứng về hô hấp (ho, khạc ra máu, khó thở, v.v), các triệu chứng về da (ban đỏ, ngứa), triệu chứng về đường ruột (tiêu chảy, buồn nôn, v.v.).
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện ĐCSTQ trấn áp người biểu tình Hồng Kông hơi cay Cảnh sát Hồng Kông bắn người