Bà Khuất Dĩnh Nghiên (Chris Wat), một nhà văn và người viết chuyên mục “Yêu nước yêu đảng” Hồng Kông, đã viết bài công kích vua Charles III của nước Anh. Nhưng rất nhiều cư dân mạng cho rằng “thật giả lẫn lộn”, ngoài mặt bà chỉ trích vua Charles nhưng ẩn ý là bày tỏ sự bất bình với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và Ủy ban Trung ương.

p3330451a928364637
Bề ngoài, nhà văn Hồng Kông Khuất Dĩnh Nghiên chỉ trích Vua Charles, nhưng ẩn ý dường như bày tỏ sự không hài lòng của bà với Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Ủy ban Trung ương. (Ảnh: Vision Times)

Gần đây, Vua Charles III của Vương quốc Anh đã tổ chức lễ đăng quang. Bà Khuất Dĩnh Nghiên chỉ trích: Trong thế kỷ 21, cả thế giới không ngừng nói về dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền. Nhưng hệ thống hoàng gia lại vi phạm dân chủ và bình đẳng, vi phạm giá trị phổ quát “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Bà cho biết mức độ an ninh của buổi lễ rất nghiêm ngặt. Để ngăn chặn những phần tử cực đoan phá hoại buổi lễ, cảnh sát vũ trang đã được triển khai trên đường phố London. Các tay súng bắn tỉa được triển khai trên mái nhà, máy bay không người lái được sử dụng để giám sát tình hình dưới mặt đất.

Các lực lượng đặc chủng cũng luôn sẵn sàng… Ba ngày an ninh cấp cao, cộng với các hoạt động khác, toàn bộ lễ đăng quang đã tiêu tốn tổng cộng 250 triệu bảng Anh (tương đương 311 triệu USD). Số tiền này do người dân đóng thuế ở Anh chi trả.

Bà chỉ trích rằng những khoản chi tiêu khổng lồ của hoàng gia đều được chi trả bằng công quỹ. Những người nộp thuế ở Anh phải cấp dưỡng cho những người không làm việc trong gia đình hoàng gia trong nhiều thế hệ. Mọi người bắt đầu suy nghĩ xem điều này có công bằng hay không.

Đối với các chính trị gia người Anh thường chỉ trích sự thụt lùi dân chủ của Hồng Kông, bà tin rằng trên thực tế, bà có thể bác bỏ điều đó bằng một câu: “Liệu có thụt lùi bằng vị hoàng đế của các người không?”

Nhiều cư dân mạng Hồng Kông nói rằng chỉ cần thay những từ như “Charles”, “nước Anh” “chế độ Hoàng gia” bằng “Tập Cận Bình”, “Trung Quốc” “Chế độ toàn trị trung ương” thì toàn bộ bài viết sẽ trở thành một lời ám chỉ sâu cay về “vị hoàng đế của ĐCSTQ” hiện tại.

Nhiều cư dân mạng cho biết họ đã phá lên cười sau khi đọc bài viết này, và kêu gọi “Đội cận vệ hoàng gia” cần hành động càng sớm càng tốt, bắt giữ “nhà văn họ Khuất”, ngăn bà lan truyền những bình luận xúc phạm này.

Sau khi đọc bài viết, hầu hết cư dân mạng Hồng Kông đều cho rằng đây là “hành động chính nghĩa” của bà Khuất Dĩnh Nghiên, dám bày tỏ sự bất bình đối với ông Tập Cận Bình và chính quyền trung ương bằng những lời bóng gió và cáo buộc. Lý do như sau:

  1. Vương quốc Anh là một chế độ quân chủ lập hiến, là một vị vua chứ không phải là hoàng đế, là chế độ cộng hòa quân chủ giả, hay một chế độ quân chủ dân chủ, hoàn toàn khác với chế độ quân chủ chuyên chế. Ở Anh, việc mắng mỏ hoàng gia và thảo luận công khai về việc bãi bỏ hoàng gia được coi là hợp pháp.
  1. Nói đến quân chủ chuyên chế, ai cũng biết ông Tập Cận Bình là “hoàng đế” của Trung Quốc và sẽ tái đắc cử mãi mãi. Doanh nhân Hồng Kông Thẩm Đống (Desmond Shum) từng công khai thông tin rằng những người xung quanh ông Tập Cận Bình đều gọi ông ấy là “hoàng thượng”. Vị “hoàng đế” nắm giữ quyền lực thực sự này có tầm ảnh hưởng và sức tàn phá thế giới lớn hơn rất nhiều so với vị “vua ảo” ở Anh. Theo lời của bà Khuất Dĩnh Nghiên, thì điều này là vi phạm dân chủ và bình đẳng, và vi phạm giá trị phổ quát “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
  1. Hơn nữa, “hoàng đế” và những vị lãnh đạo ĐCSTQ cũng tiêu rất nhiều tiền, và tất cả đều được chi bằng công quỹ. Những người nộp thuế Trung Quốc phải cấp dưỡng nhóm quan chức cấp cao của ĐCSTQ, những người “phá hủy nhưng không xây dựng” trong nhiều thế hệ.

Mỗi khi ông Tập Cận Bình đi công du, cảnh sát vũ trang đều được triển khai trên đường phố, lính bắn tỉa được triển khai trên mái nhà, máy bay không người lái được sử dụng để giám sát tình hình dưới mặt đất, các lực lượng đặc biệt cũng luôn sẵn sàng …

Không biết mức độ an ninh cấp cao này sẽ khiến người dân Trung Quốc phải trả giá như thế nào. Hãy nhìn vào chi tiêu an ninh quốc gia và chi tiêu duy trì ổn định tại Đại Lục và Hồng Kông.

Sinh hoạt phí của các quan chức cấp cao ở trung ương cũng do dân thường chi trả. Mặc dù ĐCSTQ chưa bao giờ dám công khai, nhưng ai cũng biết ở Trung Quốc có một tầng lớp có đặc quyền rất lớn, chế độ hưu trí đáng kinh ngạc của họ rất hiếm có trên thế giới, vượt xa tiêu chuẩn của người dân.

Từng có thông tin tiết lộ rằng ĐCSTQ đã chi hàng chục tỷ Nhân dân tệ mỗi năm, để hỗ trợ các quan chức cấp cao ở cấp Bộ Chính trị, gồm tiền ăn, ở, bảo vệ y tế, v.v., cho đến khi họ qua đời.

Theo tạp chí Động Hướng Hồng Kông, chi tiêu hàng năm cho quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ vào năm 2014 là hơn 67,5 tỷ Nhân dân tệ (10,8 tỷ USD).

Năm 2004, chỉ tính chi phí công dành cho cán bộ cấp cao nghỉ hưu bao gồm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Nhân đại, Phó Chủ tịch nước, và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương là trên 326 triệu Nhân dân tệ (46 triệu USD), bình quân mỗi người 27,25 triệu Nhân dân tệ (3,85 triệu USD). Giới quan chức các cấp khác được phân bổ theo từng vị trí, tạo thành một khoản chi ngân khố quốc gia khổng lồ.

Thông tin công khai cho thấy ĐCSTQ có “Dự án Sức khỏe Thủ trưởng 981”, dự án này được chia thành 5 phương diện: phòng ngừa, điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi sức khỏe, và an dưỡng. Dự án này nhấn mạnh 6 điểm chính: chống ung thư, chống bệnh tim mạch, chống lão hóa, quản lý bệnh mãn tính, lối sống khỏe, và tái tạo chức năng nội tạng. Vấn đề gây tranh cãi nhất là “tái tạo chức năng nội tạng”.

Một số nguồn tin chỉ ra, “tái tạo chức năng nội tạng” chính là cấy ghép nội tạng. Dư luận bên ngoài cũng có những đồn đoán cáo buộc quan trường ĐCSTQ tổ chức “thu hoạch nội tạng người sống”, nhằm kéo dài tuổi thọ cho các quan chức đảng.

Bình Minh (t/h)