Gần đây, các thân tín của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình liên tiếp xảy ra chuyện, trong khi đó ông Tập cũng đến Nam Mỹ tham dự hai hội nghị thượng đỉnh lớn từ ngày 13 đến ngày 17/11, thời gian đi nước ngoài kéo dài tới 9 ngày là rất hiếm. Một số nhà phân tích cho rằng tin đồn xung đột nội bộ là điềm xấu cho ông Tập và chế độ ĐCSTQ, hẳn ông sẽ cảm thấy bất an khi bay tới Nam Mỹ, lo lắng “ở nhà xảy ra chuyện”.

Tap Can Binh o Peru 2
Chủ tịch Tập Cận Bình tại Peru ngày 14 tháng 11 năm 2024. Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). (Ảnh: ERNESTO BENAVIDES/AFP qua Getty Images)

Ông Tập Cận Bình thăm Nam Mỹ 9 ngày

Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, đã thông báo tin tức về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình trên trang web chính thức của bộ này vào thứ Sáu (8/11). Theo đó, ông Tập Cận Bình sẽ tới Lima, thủ đô của Peru từ ngày 13 đến 17/11 để tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 31 và thăm cấp nhà nước tới Peru.

Từ ngày 17 đến ngày 21/11, ông Tập sẽ tới Rio de Janeiro để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 lần thứ 19 và có chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil.

Lần này, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình kéo dài hơn nhiều so với trước đây, tổng cộng 9 ngày, là rất hiếm.

Sự bất mãn của người dân ngày càng tăng, ĐCSTQ đang hoảng loạn

Nhà bình luận thời sự Lý Đại Vũ (Li Dayu) tiết lộ trong chương trình tự truyền thông của mình rằng ngay sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã đến thăm Nga và châu Phi với tư cách là nguyên thủ quốc gia vào năm 2013, và chuyến thăm khi đó kéo dài 8 ngày. Năm 2014, ông đã đến thăm châu Âu trong 11 ngày. Kể từ đó, cực kỳ hiếm có chuyến thăm dài ngày, trong 5 năm qua thậm chí còn hiếm hơn. “Sự khác biệt là ông Tập Cận Bình trước đây nắm giữ quyền lực to lớn, nhưng bây giờ quyền lực của ông ấy đã sụp đổ. Rõ ràng ông ấy không có tiếng nói cuối cùng như trước, và các thân tín của ông cũng bị lôi xuống từng người một.”

Ngoài ra, xã hội Trung Quốc đã tích tụ nhiều vấn đề, sự oán giận, bất mãn tiếp tục tích tụ, gây ra nhiều vụ trả thù xã hội. Một lượng lớn người thất nghiệp không còn cách nào khác là đành nằm ườn ra, thậm chí còn tự sát tập thể.

Cách đây vài ngày, một vụ tai nạn xe ô tô đã xảy ra ở Chu Hải, khiến 35 người thiệt mạng và 43 người khác bị thương. Một người đích thân trải qua vụ việc cho biết, “có người bị gãy chân, một số bị đập đầu và nôn ra máu, trông thật đáng sợ”.

Chu Hai 2
Tài xế 62 tuổi họ Phàn (Fan) điều khiển chiếc xe địa hình lao vào Trung tâm thể thao Chu Hải, khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và 43 người bị thương. (Ảnh : MXH)

Cách đây không lâu, hoạt động đạp xe ban đêm của sinh viên đại học ở Trịnh Châu đến Khai Phong đã khiến chuyến du lịch tự do của sinh viên đại học trên toàn Trung Quốc trở nên phổ biến. Sinh viên ở xung quanh Bắc Kinh thậm chí còn hẹn nhau để đạp xe đến Quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù số lượng người có hạn nhưng có khởi đầu thì sẽ có phần tiếp theo sau đó.

Hoạt động đạp xe ban đêm ở Khai Phong bắt nguồn vào tháng 6 năm nay. 4 nữ sinh viên đã chia sẻ trải nghiệm đạp xe hơn 50 km từ Trịnh Châu đến Khai Phong trên mạng xã hội để nếm thử món bánh bao ở Khai Phong, thu hút sự chú ý và bắt chước.

Khai Phong 2
Phong trào đạp xe ban đêm đến Khai Phong của giới trẻ Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Cuối cùng, phong trào đi xe ban đêm đã phát triển với hơn 200.000 người tham gia, một quy mô lớn hơn nhiều so với “Phong trào Giấy trắng” 2 năm trước. Nó đã khiến các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ cảnh giác, họ cảnh báo rằng nó đã trở thành một “phong trào chính trị” và ra lệnh cấm đi xe đạp xe ban đêm.

Ông Tập đối mặt khủng hoảng quyền lực?

Trên thực tế, ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quyền lực chưa từng có. Ông bị đột quỵ và suy sụp trong Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20. Sau khi hồi phục, ông bị các nguyên lão chính trị và thế hệ đỏ gây áp lực phải giao lại quyền lực quân sự. Bây giờ quyền lực quân sự nằm trong tay ông Trương Hựu Hiệp. Phe chống Tập đã loại bỏ từng thân tín của ông Tập Cận Bình, bao gồm cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Tần Thụ Đồng (Qin Shengxiang) bị điều tra; nhân vật số 2 trong Ủy ban Kỷ luật Quân đội Trần Quốc Cường (Chen Guoqiang) bị giáng chức; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lý Tiểu Bằng (Li Xiaopeng) bị cách chức; cựu Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Dịch Luyện Hồng (Yi Lianhong); Cảnh Tuấn Hải (Jing Junhai), người đã giúp Tập Cận Bình xây dựng Nghĩa trang Tập Trọng Huân, ngồi ở ghế sau.

Vào ngày 11/11, nhà bình luận độc lập Thái Thận Khôn đã tiết lộ trên mạng xã hội X rằng, Đô đốc Miêu Hoa (Miao Hua), Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội Trung ương bắt đi điều tra. “Miêu Hoa xảy ra chuyện có nghĩa là phe Phúc Kiến trong quân đội được ông Tập Cận Bình ưu ái đã bị tổn thất nặng nề.” 

Nhà bình luận thời sự Giang Phong (Jiang Feng) cho rằng vụ bắt giữ ông Miêu Hoa thực chất là một biểu hiện rõ ràng của cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ.

Ông Giang Phong nói: “Ông Miêu Hoa là một thân tín của ông Tập Cận Bình. Ngay cả khi ông ta mất lòng tin, trong môi trường đấu tranh nội bộ tàn khốc hiện nay, ông Tập Cận Bình sẽ không đảo ngược cuộc thanh trừng, bắt giữ thân tín của mình, làm suy yếu chính mình. Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến ông Tập Cận Bình mất lòng tin, chỉ có thể là dưới áp lực cao, ông Tập đã không ra mặt cố gắng bảo vệ. Bởi vì ông ấy cũng không còn quá tin tưởng vào người đó nữa. Nếu các anh muốn bắt thì cứ bắt đi, kết quả là để cho những người nắm quyền thực sự trong quân đội như Trương Hựu Hiệp và những người khác loại bỏ người này.”

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không chỉ ra rằng việc thay thế đột ngột những người thân tín xung quanh ông Tập Cận Bình là tác phẩm của phe chống Tập. Ông Trần Phá Không nói: “Đầu tiên, vây cánh của ông Tập Cận Bình bị loại bỏ, sau đó Tập Cận Bình thoái vị, giống như Hoa Quốc Phong. Sau đó, một đội ngũ lãnh đạo mới được thành lập.” 

Ông Tập đi vắng 9 ngày, ở nhà xảy ra chuyện?

Trước khi ông Tập Cận Bình rời khỏi Trung Quốc, những thân tín của ông ấy lần lượt xảy ra chuyện. Nhà bình luận thời sự Nhạc Sơn đã có một bài viết nói rằng tin đồn về xung đột nội bộ đang lan rộng, đây là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với ông Tập và chế độ ĐCSTQ. “Điều này khiến ông Tập Cận Bình cảm thấy bất an ngay cả khi ông ấy bay đến Nam Mỹ. Tình huống hơi giống khi ông ấy ở Nam Phi vào tháng 8 năm ngoái, đoàn tùy tùng của ông bất ngờ bị nhân viên bảo vệ tại địa điểm chặn lại, khiến ông ấy bối rối. Sau khi ông Tập Cận Bình tới Nam Mỹ lần này, có thể ông ấy lo lắng về một cuộc đảo chính trong nước và không quay lại được Bắc Kinh.”

Ông Lý Đại Vũ cho biết, khi phong trào sinh viên xảy ra ở Bắc Kinh năm 1989, quyền lực của ông Triệu Tử Dương, lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bị ông Đặng Tiểu Bình và các nguyên lão trong đảng đe dọa. Khi đó, ông đến thăm Triều Tiên nhưng khi trở về, ông bị ông Lý Bằng lấy đi quyền lực thực tế, từ đó dần dần mờ nhạt khỏi vòng tròn quyền lực. Sau khi phong trào sinh viên kết thúc, ông còn bị ĐCSTQ quản thúc tại gia cho đến khi qua đời.

“Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, ông Tập Cận Bình đã công du nước ngoài 9 ngày liên tục, và nhiều nhà bình luận cho rằng có thể ‘hậu viện’ của ông đã xảy ra vấn đề”.