Sinh viên Trung Quốc: Người Đài Loan khó tưởng tượng độ tàn ác của ĐCSTQ
- Huệ Anh
- •
Ngày 16/9, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã chia sẻ rằng hiện có rất nhiều thông tin sai sự thật, trong đó có một số đến từ bờ bên kia (chỉ Trung Quốc Đại lục), gây tình trạng chia rẽ, hiểu lầm sâu sắc trong xã hội Đài Loan, thậm chí dẫn đến xung đột xã hội. Một sinh viên đến từ Trung Quốc Đại lục đang học tập tại Đài Loan cũng chỉ ra thủ đoạn bỉ ổi của Chính phủ Trung Quốc là vượt quá giới hạn tưởng tượng của người dân Đài Loan chất phác, “đừng tin những nguồn tin từ truyền thông của Cộng sản Trung Quốc.”
Vấn nạn thông tin giả mạo tràn lan ngày nay là rất nghiêm trọng, khi bà Thái Anh Văn đến Đài Nam để vận động bầu cử đã cho biết rằng thậm chí nhiều tin tức giả mạo đến từ bờ bên kia (Trung Quốc Đại lục), bởi vì bờ bên kia thấy Đài Loan là quốc gia tự do dân chủ nên không được kiểm soát ngôn luận, luôn phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, vì thế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng không khí tự do dân chủ của Đài Loan để tuyên truyền một số thông tin sai lệch, gây chia rẽ và hiểu lầm sâu sắc trong xã hội Đài Loan, thậm chí dẫn đến xung đột xã hội. Nhân cơ hội này bà Thái Anh Văn đã bày tỏ hy vọng mọi người khi thấy những thông tin quái lạ trên Line hoặc Facebook thì không nên chia sẻ rộng rãi mà hãy dũng cảm đứng lên tố cáo là tin tức sai sự thật.
ĐCSTQ dùng tin giả hại người
Trong một bức thư gửi cho truyền thông tại Đài Loan, sinh viên Trung Quốc Đại lục này đã dùng bút danh là “người Ilo” và chia sẻ câu chuyện khi xảy ra thảm họa lũ lụt tại sân bay Kansai ở Nhật, Chính phủ Trung Quốc đã tung tin giả rằng họ đã có đoàn cứu trợ tích cực cứu trợ người dân Trung Quốc, thông tin đã gây làn sóng dư luận tại Đài Loan lên án công tác cứu nạn không tốt của sứ quán Đài Loan, hệ quả dẫn đến thảm kịch quan chức ngoại giao Đài Loan tại Nhật Bản tự tử. Sự trớ trêu đáng buồn là sau đó Chính phủ Nhật Bản và giới truyền thông đã chứng minh rằng cái gọi là gửi xe buýt đến cứu trợ người Hoa của chính quyền Trung Quốc hoàn toàn là tin giả.
“Nếu bạn nhìn lại việc Chính phủ Nga khi đối phó với nhân viên tình báo bỏ chạy đã cử người hạ độc thủ tiêu, vậy thì việc ĐCSTQ dùng tin giả hại chết người thậm chí khủng khiếp hơn nữa.”
Trước đó, ông Tô Khởi Thành (Su Chii-cherng), người đứng đầu Văn phòng Đài Loan tại Osaka Nhật Bản, đã tự tử tại nơi cư trú của mình vào ngày 14 tháng 9 theo giờ địa phương. Nguyên nhân là sau khi Osaka xảy ra bão lụt, có người chia sẻ thông tin trên mạng xã hội tại Đài Loan, lấy thân phận là người Đài Loan nói khi xảy ra bão lụt, bản thân bị đối đãi lạnh nhạt khi cầu cứu Văn phòng đại diện Đài Loan tại Nhật Bản, cuối cùng vẫn phải dựa vào Đại Sứ quán Trung Quốc mới thoát khỏi khó khăn. Sau đó, thông tin này đã dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của dư luận Đài Loan, 6 vị chủ quản Văn phòng đại diện tại các nơi ở Nhật Bản vì thế mà phải kiểm điểm lại về vấn đề bất lực trong công tác cứu trợ bão lụt tại Osaka. Còn ông Tô Khởi Thành do liên tiếp hứng chịu chỉ trích từ xã hội và chính giới Đài Loan, nên đã tử tự để chứng minh mình trong sạch trước khi diễn ra cuộc họp kiểm điểm.
Sau đó, cư dân mạng Đài Loan mới bắt đầu lần theo dấu vết của thông tin “Bất lực trong cứu trợ bão lụt”, cuối cùng phát hiện được tài khoản đăng thông tin giả sớm nhất có địa chỉ IP 221.219.231.115 tại Bắc Kinh, trong khi đó, chính phủ và truyền thông Nhật Bản cũng công khai xác nhận, thông tin chính phủ Trung Quốc dùng xe bus cứu trợ người dân Đài Loan gặp nạn hoàn toàn là tin giả.
Mua chuộc nhân sĩ quấy nhiễu Đài Loan
Ngoài ra, sinh viên đến từ Trung Quốc Đại lục này còn nhắc đến việc thời gian gần đây công ty truyền thông quốc tế Al-Jazeera (có trụ sở tại Doha – Qatar) chia sẻ thông tin về tổ chức Hội “Đồng lòng yêu nước”, theo đó cho biết ĐCSTQ đã gây sức ép trong giới doanh nhân Đài Loan giúp Hội “Đồng lòng yêu nước” nhận được những đóng góp tài chính hợp pháp. Những khoản tiền này đã sử dụng để mua chuộc người thân quen với ngành cảnh sát, để có được danh sách nhân viên cảnh sát. Loại hoạt động gián điệp phổ biến này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người Đài Loan. Chắc chắn có những người bị ĐCSTQ đe dọa hoặc mua chuộc, do đó đe dọa an ninh quốc gia của Đài Loan.
Trước thủ đoạn ĐCSTQ hối lộ số ít người trong giới tinh anh, nhiều quốc gia có thể dễ dàng đối phó được bằng các phương tiện dân chủ. Ví dụ, mặc dù ĐCSTQ mua chuộc được một số lượng lớn doanh nhân và các học giả ở Mỹ, nhưng không thể ngăn chặn được việc Tổng thống và nghị sĩ theo xu thế chống Trung Quốc đắc cử, sau đó trong đàm phán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ phe thân Trung Quốc đã bị gạt ra rìa.
Ở Úc, mặc dù ĐCSTQ đóng góp tài chính và thành công đưa được Sam Dastyari trúng cử Thượng nghị sĩ, nhưng sau khi mọi thứ được đưa ra ánh sáng thì ông ta đã phải từ chức ngay lập tức và sự nghiệp chính trị cũng kết thúc. Thậm chí ngay cả nhiều nước châu Phi còn hạn chế về dân chủ, nhưng các nhà độc tài cũng không thao túng được lòng dân, ĐCSTQ có thể mua quốc thổ nhưng không thể mua được xã hội.
Tại Đài Loan thời Mã Anh Cửu đã bùng nổ xu thế bất tuân dân sự và thành công trong ngăn ngừa ĐCSTQ ký kết một thỏa thuận thương mại bất bình đẳng và độc quyền truyền thông, nhưng sau khi Đảng Dân chủ Tiến bộ trở lại cầm quyền thì xu thế chống ĐCSTQ trong xã hội cũng bị nới lỏng.
Sinh viên du học Đài Loan này cho rằng, giai đoạn việc chuyển đổi chính trị dân chủ hóa tại Đài Loan diễn ra không tốt, nhưng thật may mắn là luôn có không khí tâm lý ứng phó với thủ đoạn của ĐCSTQ. Sau khi khi dân chủ hóa hoàn thành, hầu hết mọi người tin rằng một chế độ tàn bạo như ĐCSTQ không thể tồn tại lâu bền.
Sinh viên này cho rằng chỉ một thế hệ đã có thể quên tất cả những đau khổ do chế độ độc tài gây ra, đánh mất khả năng phản ứng chống lại các thủ đoạn đê hèn của nhà cầm quyền độc tài. Việc chuyển đổi nền chính trị thiếu công lý không chỉ bất công đối với các nạn nhân, còn dung túng cho kẻ ác, xã hội ngây thơ hình thành do ký ức tội ác bị lãng quên khi đối mặt với xâm lăng của Cộng sản Trung Quốc sẽ rất khó khăn để bảo vệ sự an toàn của mọi người.
Đừng tin vào truyền thông nhà nước TQ
Sinh viên này cũng chỉ ra rằng liên quan đến hành vi của truyền thông thân Trung Quốc và các đảng chính trị, có thể tham khảo quy chế “bảo vệ dân chủ” ở một số nước, việc lợi dụng tự do dân chủ để thúc đẩy thống nhất Trung Quốc giữa Đài Loan và một nước không dân chủ, đây là thủ đoạn phá hoại nền tự do dân chủ, phải ngăn chặn.
Anh kiến nghị rằng tốt nhất là lập pháp nghiêm khắc, nhưng nếu mọi người không thể nhận diện được thông tin sai sự thật thì đề nghị người dân Đài Loan không tin vào bất kỳ cơ quan truyền thông nào của ĐCSTQ cũng như thân với chính quyền ĐCSTQ, phải cảnh giác đối với mọi thông tin từ truyền thông thân ĐCSTQ.
Huệ Anh
Xem thêm: