7 câu ngạn ngữ chứa đựng đạo lý nhân sinh sâu sắc
- An Hòa
- •
Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều câu ngạn ngữ, là những lời đúc kết kinh nghiệm sống của người xưa. Những câu ngạn ngữ ấy thể hiện trí tuệ, đạo đức cao thượng của người xưa đồng thời cũng chứa đựng đạo lý nhân sinh sâu sắc. Nếu như chúng ta có thể minh bạch được những đạo lý ẩn trong những câu ngạn ngữ này, hơn nữa còn có thể tự thể nghiệm được thì sẽ không chỉ khiến cuộc sống của chúng ta thêm phong phú mà còn trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Xả tài tiêu tai
Người thời xưa thường nói câu “tích đức”, “khuyết đức”. Họ cho rằng phúc đức là có thể thông qua các loại việc làm mà tích tụ hoặc bị hao tổn. Khi một người làm việc tốt thì sẽ tích đức còn khi một người làm việc xấu thì sẽ tổn hại đức. Đức sẽ khiến con người hạnh phúc, mang lại phúc phận cho con người.
Khi một người xả bỏ tài vật, cho đi tài vật đúng đạo nghĩa, thì đó cũng là một cách làm việc thiện, từ đó tích lũy được đức, giúp họ tránh được một số tai họa nhỏ trong cuộc đời. Đây chính là cho đi rồi có được, nhưng đó chỉ là một loại việc thiện nhỏ, nên cũng chỉ giúp họ một phần nào đó mà thôi.
Không có bữa tiệc nào là không đến hồi kết
Trong cõi nhân sinh, mọi chuyện đều thay đổi thất thường, không có gì là vĩnh hằng. Khi thì khách quý đến chật nhà, khi thì người đi nhà trống. Con người ta nếu bị mắc kẹt trong cảnh vui vẻ hạnh phúc rồi thì sẽ sống rất mệt mỏi và đau khổ. Người nào hiểu được sự vô thường của nhân sinh thì có thể thoát được ra, “không vì vật chất mà vui vẻ, không vì vật chất mà bi thương”, khi gặp chuyện có thể dùng tâm bình thường, thong dong bình đạm mà đối đãi.
Một bàn tay chẳng thể vỗ thành tiếng
Trên đời này không có điều gì là ngẫu nhiên cả. Xung đột nảy sinh là do cả hai bên đều có vấn đề. Hiểu được lý này, khi chúng ta gặp phải bất kỳ mâu thuẫn hay sự tình gì khó chịu thì biện pháp giải quyết tốt nhất là trước tiên hãy xem mình không đúng ở chỗ nào, bản thân vì sao làm không được tốt. Chỉ có làm như vậy thì mới có thể khiến cho sự việc chuyển biến. Nếu trong xã hội, mỗi người đều có thể làm được như vậy thì đạo đức của cả xã hội sẽ được nâng cao.
Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ sệt
Một trong những điều quan trọng nhất ở đời là phải làm người có tấm lòng chính trực. Một người hành thiện tích đức, không làm việc xấu thì có thể đường đường chính chính, không có gì phải e ngại, cho dù thức giấc nửa đêm trong phòng tối đi nữa thì cũng không có gì phải sợ cả. Còn người thường xuyên làm việc xấu thì nội tâm sẽ không yên bình, sẽ nơm nớp lo sợ.
Người ngốc có phúc của người ngốc
Những người không quan tâm đến lợi ích cá nhân, tấm lòng cởi mở, rộng rãi, thường bị người khác cho là kẻ ngốc. Có không ít người cho rằng làm người là phải tranh giành lợi ích về mình mới là khôn ngoan. Kỳ thực, “kẻ ngốc” mới là người thông minh, bởi vì họ không tính toán được mất cá nhân, mặc dù bị người khác bắt nạt, thường xuyên chịu thiệt, nhưng thứ mà họ có được là sự cao thượng trong nội tâm, sự thăng hoa về tinh thần. Có không ít danh nhân trong lịch sử, để lại những câu chuyện bất hủ, đều là người như vậy.
Không có đắng cay làm sao biết được ngọt bùi
Kỳ thực vạn sự vạn vật trong thế gian này đều là có hai mặt đối lập nhau. Trời đất bao dung cả thiện, cũng bao dung cả ác, miễn là thiện ác đó vận hành không sai lạc khỏi đạo Trời. Bởi vì sinh mệnh không biết về ác thì cũng sẽ không biết thế nào là thiện, nếu như vậy thì sự tồn tại của sinh mệnh sẽ là vô vị, không có ngọt bùi khổ đau, cũng không còn ý nghĩa. Một người không trải qua thống khổ thì sẽ không thể lĩnh hội được mùi vị của hạnh phúc, không trải qua thất bại thì cũng sẽ không biết được cảm giác lúc thành công. Chính vì thế, một người có thể chấp nhận lẽ vô thường, chấp nhận được đắng cay mà mỉm cười không uất hận, thì cảnh giới tinh thần của họ đã vô cùng cao thượng rồi.
Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu
Phó xuất bao nhiêu thì được nhiều bấy nhiêu, không mất đi thì cũng không đắc được. Sinh mệnh luôn ở trong vòng quay nhân quả báo ứng, gieo nhân nào được quả đấy. Con người sống trên thế gian, không ai có thể vượt ra khỏi quy luật này, nhưng cuộc đời của con người là có thể lựa chọn được, chỉ cần lựa chọn chính xác, hành sự theo ý Trời, tuân thủ luân lý đạo đức thì chính là đang gieo nhân thiện lành mà có thể đắc được quả tốt đẹp.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Tân Tuệ
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa nhân sinh cảm ngộ trí tuệ cổ nhân