Thời gian trước có một đoạn video rất thú vị trên mạng, một đứa trẻ mới sinh đang khóc, người bố cúi người xuống nhẹ nhàng an ủi vài câu, đứa trẻ hệt như nhận được an ủi lập tức ngừng khóc, sau đó nét mặt an nhiên ngủ thiếp đi. Rất nhiều người không khỏi ca ngợi người bố này có phương pháp thai giáo thật tốt. Ngày nay các sách vở giáo dục trẻ em rất phong phú đa dạng, những nội dung về thai giáo không thể nói là không chi tiết. Trong đó có rất nhiều phương thức thai giáo vừa hay trùng khớp với phương pháp thai giáo truyền thống thời xưa. Thật ra, người xưa từ hơn 3000 năm trước sớm đã có phương pháp thai giáo có tính hệ thống. Hiện nay xem ra vẫn còn có tác dụng rất lớn để chúng ta học tập theo.

Sự xuất hiện của từ “thai giáo” có liên quan tới Thái Nhậm, mẹ của Chu Văn Vương. Trong “Liệt nữ truyện” có ghi chép lại: “Thái Nhâm tính cách đoan chính, làm việc theo đạo lý, đức hạnh. Trong thời kỳ mang thai, mắt không xem việc ác, tai không nghe chuyện tà dâm, miệng không nói lời ngạo mạn để thực hiện thai giáo.” Từ “thai giáo” đã xuất hiện rất sớm như vậy.

Cổ nhân dưỡng thai: Xem trọng thân giáo và đức dục để sinh con tài đức
(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Ngoài giáo hóa đạo đức, trong thai giáo cũng có nội dung giáo hóa về lễ nghi. “Liệt nữ truyện” viết: “Người phụ nữ thời xưa khi mang thai, ngủ không được nằm nghiêng, ngồi không được xiêu vẹo, đứng không chắn lối, không ăn thức ăn lại, thức ăn cắt không chỉnh chu không ăn, ghế không ngay ngắn không ngồi”. Như vậy là thời xưa thai giáo còn hơn cả thời nay, đi đứng nằm ngồi, ăn uống như thế nào cũng đều là “thai giáo”.

Trong “Đại Đái Lễ Ký” ghi chép rằng: “Người xưa tập hợp các đạo lý về thai giáo viết lên sách ngọc, cất trong kho vàng, đặt nơi tông miếu, dùng để cảnh tỉnh người đời sau”. Điều này chứng tỏ người xưa cho rằng giáo hóa đạo đức và lễ nghi là rất quan trọng, nhỏ thì đối với một gia đình, lớn thì đối với sự hưng vong của một dân tộc, thậm chí là sự hưng vong của một quốc gia, đều xuất phát từ công lao dạy dỗ.

Y học cổ đại cũng phát triển thêm một hệ thống các phương pháp dưỡng thai, ví như trong “Bị cấp thiên vạn phương” Tôn Tư Mạc có viết rất nhiều: hoàn cảnh sinh sống cần đơn giản thanh tịnh, người phụ nữ mang thai cần giữ được tâm thái bình tĩnh, khống chế dục vọng, nghe những giai điệu âm nhạc tươi đẹp, đọc sách thánh hiền… Như thế, đứa trẻ sẽ càng thêm thông tuệ, hiền đức. Thật ra, những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình xem trọng giáo dục thì dù tư chất bẩm sinh chỉ ở mức bình thường, sau khi trưởng thành đa số cũng có thể trở thành quân tử có phẩm hạnh đoan chính.

Về mặt bảo vệ thân thể để dưỡng thai, sách “Các Tri Dư Luận” viết: “Con còn trong bụng mẹ, cùng một thân thể với mẹ, mẹ nóng thì con nóng, mẹ lạnh thì con lạnh, mẹ bệnh con sẽ bệnh, mẹ an con tất an. Trong ăn uống sinh hoạt thường ngày, người mẹ càng phải thận trọng, không thể không chú ý”.

Về mặt ẩm thực, trong “Bị Cấp Thiên Kim Phương”, Tôn Tư Mạc đã liệt kê ra rất nhiều món ăn kỵ với người phụ nữ mang thai như đồ lạnh, rượu, thịt dê, thịt ngựa, v.v, nếu không sẽ khiến thai nhi mắc bệnh. Hơn nữa, phụ nữ đang trong thai kỳ cũng cần chú ý việc uống thuốc. Điểm này y học hiện đại của chúng ta cũng có cách nhìn tương đồng, vậy nên rất nhiều dược phẩm trên bao bì đều viết lời nhắc nhở không sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Sách “Y Học Chính Truyền” viết: “Con đang trong bụng mẹ, mẹ đói thì con đói, mẹ no thì con no, mẹ thích ăn cay thì khí chất thai nhi nóng nảy, động đến tình dục thì thai nhi cáu gắt, nếu ăn nhiều đồ chiên, hoặc thích đồ ăn vị chua cay kích thích, hoặc không tiết chế cơn thèm, hoặc vui buồn thất thường, đều sẽ khiến đứa con mắc bệnh”.

Để bồi dưỡng diện mạo và khí chất của con, trong sách “Tiền thị nhi khoa” có viết: “Muốn con sinh ra thanh tú, thì sống tại thôn làng non xanh nước biếc. Muốn con thông minh anh tuấn, thì cần người chồng cần học tập thư nghệ”. Còn trong “Chư bệnh nguyên hậu luận” chỉ ra rằng: “Khi mang thai ba tháng là mới mang thai, thời kỳ này máu chưa lưu thông, hình dạng thai nhi sơ khởi chưa định hình, có thể thay đổi theo cảm xúc. Muốn con đoan chính nghiêm trang, mẹ cần thường nói lời đoan chính, làm điều chính, muốn con xinh đẹp, mẹ cần thường mang theo ngọc bội trắng, muốn con thông tuệ, mẹ cần đọc thi thư, đây gọi là ngoại hướng nội cảm.”

Có thể thấy, phương pháp thai giáo thời xưa không hề lạc hậu chút nào, thậm chí có chỗ còn sâu sắc hơn cả y học và khoa học hiện đại.

Theo “Bàn về thai giáo truyền thống
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Thanh Sơn

Xem thêm:

Mời xem video: